Theo các cấp và loại hình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 38 - 49)

2.2 Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành giáo dục đào tạo ở

2.2.2 Theo các cấp và loại hình đào tạo

Từ năm 1998 trở lại đây, việc giải ngân nguồn vốn ODA được cải thiện. Có thể nói giải ngân nguồn vốn ODA được coi là thước đo năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong giai đoạn 1998 - 2009 cùng với sự gia tăng lượng ODA thu hút, tỷ lệ giải ngân ODA trong ngành giáo dục cũng đã gia tăng đáng kể: 34.53 55 57.5 66.23 47.53 62 0 10 20 30 40 50 60 70 1998- 2003 2004- 2009 1998- 2009 Tû lÖ gi¶i ng©n chung Tû lÖ gi¶i ng©n trong ngµnh gi¸ o dôc

Biểu đồ2.2: Tỷ lệ giải ngân ODA trong ngành giáo dục so với tỷ lệ giải ngân chung giai đoạn 1998 - 2009

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư[14-17])

Tỷ lệ giải ngân chung cho toàn ngành giáo dục trong giai đoạn 1998- 2009 đạt 62% cao hơn so với tỷ lệ chung của Việt Nam là 47,53%. Xu hướng

giải ngân của ngành giáo dục trong giai đoạn 2004 - 2009 là 66,23% tăng lên hơn 11% so với tỷ lệ giải ngân của giai đoạn 1998 - 2003. Trong vòng 10 năm, lượng ODA giải ngân cho ngành giáo dục có xu hướng tăng dần, đạt đỉnh cao vào năm 2004 (124 triệu USD), tăng gần gấp 1,5 lần so với năm 2003 và gấp 3 lần so với năm 1998 do có một dự án đầu tư quy mô rất lớn của WB nhằm nâng cao chất lượng và một dự án hỗ trợ của Nhật Bản cho các tỉnh miền núi phía bắc được giải ngân một số lượng vốn lớn.

Các dự án giáo dục nhìn chung đều đạt tốc độ giải ngân trên 90% (dự án giáo dục tiểu học vay vốn của WB đạt 95%, dự án phát triển cơ sở vay vốn của ADB cũng đạt 96% so với kế hoạch đề ra). Với những dự án có tổng thời gian đầu tư dài thì giai đoạn đầu giải ngân chậm do gặp nhiều khó khăn trong thủ tục giải ngân và do phải điều chỉnh lại kế hoạch giải ngân cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam.

Có tổng số 25 nước tài trợ song phương, khoảng 19 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức phi chính phủ đầu tư ODA cho ngành giáo dục với những thủ tục giải ngân tương đối khác nhau. Vì thế tình hình giải ngân không đồng đều giữa các nhà tài trợ. Có thể kể đến hai nhà tài trợ giải ngân nhiều nhất cho ngành giáo dục là Nhật Bản (đạt 202,23 triệu USD chiếm 26,23%), và WB (đạt 128,83 triệu USD chiếm 16,11%).

Nguồn vốn ODA được giải ngân cho tất cả các cấp học và cho cả công tác nâng cao năng lực quản lý. Tổng lượng vốn vay là 350 triệu USD, chiếm 45,4%, tổng lượng vốn viện trợ là 421 triệu USD, chiếm 51,4% trong tổng lượng vốn ODA được giải ngân. Toàn bộ lượng vốn giải ngân cho cấp trung học phổ thông (THPT), giáo dục phi chính quy (GDPCQ) và công tác nâng cao năng lực quản lý ngành đều là vốn viện trợ (trong khi các cấp học khác vừa nhận được cả vốn vay và vốn viện trợ ) nên thuận lợi hơn trong quá trình

sử dụng do không phải giải quyết vấn đề vốn đối ứng. Lượng vốn đối ứng toàn ngành đạt 94 triệu USD chiếm tỷ lệ 12,19% so với tổng lượng vốn ODA, trong đó tỷ lệ vốn đối ứng của cấp trung học cơ sở (THCS) là cao nhất (29,41%) do lượng vốn vay lớn.

Tình hình giải ngân ODA trong ngành giáo dục đã đạt nhiều chuyển biến thuận lợi do nỗ lực của cả phía Việt Nam và nhà tài trợ. Hơn nữa, do số lượng dự án hỗ trợ kỹ thuật trong ngành giáo dục cao nên việc giải ngân số vốn này cũng dễ dàng hơn (áp dụng cơ chế giải ngân nhanh). Điều đó đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cho toàn ngành là làm sao đảm bảo những khoản giải ngân nhanh đó được đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết nhất và sử dụng hiệu quả nhất.

Nguồn vốn ODA đã được sử dụng một cách tương đối hiệu quả trong ngành giáo dục. Theo thống kê của BGD & ĐT, ngành đã tiếp nhận 104 dự án ODA với tổng số vốn ODA sử dụng là 771 triệu USD. Nếu như 80 - 90% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục dùng để chi trả lương, học bổng và xây dựng cơ bản thì phần lớn tiền từ các dự án ODA lại có thể dùng để mua sắm trang thiết bị hiện đại, cải tiến chương trình, giáo trình, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật...

Tính đa dạng của các dự án quốc tế ODA mà chúng ta tiếp nhận dược thể hiện ở nhiều khía cạnh: các nhà tài trợ có thể là các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức NGOs; mục tiêu tài trợ rất đa dạng, phong phú và kích cỡ dự án cũng rất khác nhau nhưng đều giải quyết những vấn đề thiết thực và cụ thể cho ngành.

17.40% 39.60% 32.30% 2.90% 7.80% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% § µo t¹ o c¸ n bé Hç trî c¸ c cÊp häc Phßng èc vµ thiÕt bÞ § ¸ nh gi¸ tæng quan NCKH vµ c¸ c lo¹ i kh¸ c Series1

Biểu đồ 2.3: Mục tiêu đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2010- 2015 (Nguồn: Lê Phong ( 2006 ), “ Quan điểm mới trong thu hút và quản lý vốn ODA”, Thời báo kinh tế Việt Nam.[11])

Theo bảng trên, lượng vốn ODA hỗ trợ cho các cấp học chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mục tiêu đầu tư, chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của các nhà tài trợ tới việc nâng cao chất lượng của các cấp học (40%). Sử dụng các nguồn vốn ODA theo các mục tiêu đầu tư như trên đã góp phần nghiên cứu tổng thể và phát triển nguồn nhân lực nhằm hoạch định chiến lược giáo dục và đào tạo Việt Nam góp phần tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bằng nhiều hình thức như nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo dục và nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo ở các cấp học khác nhau từ mầm non, tiểu học đến đại học và sau đại học (ĐH & SĐH), và cả lĩnh vực giáo dục phi chính quy (GDPCQ).

Các dự án này được dàn trải trên hầu hết đất nước, với từng vùng có từng loại dự án riêng biệt : 7 tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và một số tỉnh

thuộc miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long (Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Sơn La, Kon Tum, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau) được dự án phát triển giáo dục THCS của ADB hỗ trợ, đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng 205 trường học với 1324 phòng học; các tỉnh vùng bão đã được dự án ODA Nhật Bản hỗ trợ xây dựng 40 trường TH với 500 phòng học, đồng thời đang khởi công xây dựng trường TH cho một số tỉnh miền núi; 35 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc và 5 thành phố lớn nhờ vào dự án TH của WB mà đã đưa được 1623 phòng học vào sử dụng.

Nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành giáo dục được phân ra cho các cấp học, từ TH, THCS, THPT, THDN, ĐH & SĐH, GDPCQ cho đến cả công tác nâng cao năng lực quản lý.

Bảng 2.1: Nguồn vốn ODA sử dụng cho từng cấp học giai đoạn 1998-2009

Cấp học

Tổng số Vốn vay Vốn viện trợ

Dự

án Vốn đầu tƣ Vốn ODA Dự án Vốn vay Dự án Vốn viện trợ

Số lƣợng (DA) Tỷ lệ (%) Vốn (tr.USD) Tỷ lệ (%) Vốn (tr.USD) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DA) Tỷ lệ (%) Vốn (tr.USD) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (DA) Tỷ lệ (%) Vốn (tr.USD) Tỷ lệ (%) Tiểu học 13 12,50 452 52,25 399 51,75 5 45,45 176 50,29 8 8,60 223 52,97 THCS 11 10,58 110 12,72 85 11,02 2 18,18 58 16,57 9 9,68 27 6,41 THPT 1 0,96 3 0,35 3 0,39 0 0,00 0 0,00 1 1,08 3 0,71 THDN 5 4,81 27 3,12 25 3,24 1 9,09 8 2,29 4 4,30 17 4,04 ĐH&SĐH 69 66,35 250 28,90 236 30,61 3 27,27 108 30,86 66 70,97 128 30,40 Nâng cao NLQL 2 1,92 8 0,92 8 1,04 0 0,00 0 0,00 2 2,15 8 1,90 Giáo dục PCQ 3 2,88 15 1,73 15 1,95 0 0,00 0 0,00 3 3,23 15 3,56 Tổng 104 100,00 865 100,00 771 100,00 11 100,00 350 100,00 93 100,00 421 100,00

(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), “Báo cáo bổ sung về công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA”, Nxb Giáo dục, HN.[9])

2.2.2.1 Tiểu học:

Có thể nói TH là lĩnh vực được ưu tiên nhiều nhất với lượng vốn ODA đầu tư lớn nhất (339 triệu USD chiếm 51,75%), được rất nhiều nhà tài trợ chú ý đầu tư (WB, Australia, Canada... ). Điều này đã phản ánh nhận thức của các nhà tài trợ về ưu tiên cho giáo dục cơ bản là động lực phát triển kinh tế và giảm nghèo. Hiện tại, các nhà tài trợ tập trung cho giáo dục TH trong khuôn khổ giáo dục cơ bản. Giáo dục TH là một chương trình mới của các nhà tài trợ song phương và đa phương gồm : WB, Jica, Australia, Canada và Anh. Các sáng kiến mới đang được hình thành nhằm nghiên cứu hiệu quả điều phối của các nhà tài trợ và tập trung ưu tiên hỗ trợ các nhóm, vùng nghèo, bị thiệt thòi. Jica được BKH & ĐT uỷ nhiệm và điều phối các nhà tài trợ ở cấp giáo dục TH nhằm đưa ra một danh sách mà Chính phủ và các nhà tài trợ có thể can thiệp. Đối với giáo dục TH có 3 dự án lớn mà hầu hết 61 tỉnh, thành phố trong cả nước đều có tham gia:

- Chương trình hợp tác Việt Nam - UNICEF (2 - 3 triệu USD/ năm) gồm 3 dự án : Dự án lồng ghép phát triển trẻ thơ, Dự án trường tiểu học bạn hữu, Dự án giáo dục sức khoẻ, vệ sinh và môi trường. Chương trình này đã hỗ trợ Chính phủ đảm bảo 90% trẻ em từ 6 - 14 tuổi học hết TH, còn 10% còn lại học hết lớp 3 và không có trẻ dưới 15 tuổi mù chữ vào năm 2000.

- Dự án giáo dục TH vay vốn của WB: WB đã cho Việt Nam vay 70 triệu USD trong thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn. Kết quả là dự án này đã sửa chữa được 4209 phòng học, thay thế và xây mới 6162 phòng học, xây dựng 12075 nhà vệ sinh và 1136 điểm cấp nước tại 5 thành phố, 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 8 tỉnh miền núi. Đồng thời, xuất bản 50 đầu sách với khoảng 171425500 bản sách nên nhiều học sinh tiểu học đã có bộ sách giáo khoa tốt hơn về chất lượng, đẹp, bền, có thể sử dụng lâu dài cho vài ba khoá học. Mỗi trường thuộc đối tượng đầu tư của dự án cũng được cung

cấp một bộ đồ dùng dạy học theo một danh mục thống nhất trị giá 250 USD và mỗi trường sư phạm đào tạo giáo viên TH 300 USD tuỳ theo yêu cầu từng trường, 4000 giáo sinh năm thứ hai của các trường này cũng được bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hành sư phạm và bước đầu nghiên cứu khoa học. Ngoài ra dự án còn hỗ trợ cho 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 7 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt gây ra 9 triệu USD.

- Dự án xây dựng các trường TH vùng bão của Nhật Bản: Đây là một dự án điển hình có hiệu quả sử dụng cao , chất lượng tốt. Trong năm năm 1995 - 2000, với số vốn ODA 83 triệu USD, qua 4 giai đoạn của dự án, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng 2912 phòng học của 256 trường tiểu học tại 17 tỉnh đặc biệt khó khăn, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt. Những trường tiểu học kiên cố này không những giúp học sinh ở các tỉnh vùng bão có thêm điều kiện tốt để đảm bảo học tập mà còn là nơi tránh bão cho nhân dân trong vùng.

2.2.2.2 Trung học cơ sở:

Các dự án đầu tư vào THCS còn ít, chỉ có 11 dự án, chiếm 11,02% tổng nguồn vốn ODA sử dụng trong ngành giáo dục. Khác với các cấp học khác thường có số vốn viện trợ nhiều hơn vốn vay thì số vốn viện trợ dành cho cấp THCS chỉ có 27 triệu USD trên tổng số 85 triệu USD nguồn vốn ODA đầu tư cho THCS.Vì vậy, lượng vốn đối ứng dành cho của cấp THCS chiếm 29,41% trong tổng vốn ODA, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ vốn đối ứng chung của ngành là 12,19%.Các dự án chủ yếu là vay vốn của ADB. Thông qua dự án phát triển giáo dục THCS vay vốn của ADB 50 triệu, vốn đối ứng là 21,5 triệu với mục tiêu là nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống giáo dục THCS đã đạt được những kết quả sau :

- Công tác xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa đã xây dựng được chương trình học cho 13 môn, biên soạn và xuất bản thử nghiệm

sách giáo khoa của 13 môn học cho học sinh lớp 6, tổ chức thí điểm và sử dụng sách giáo khoa mới ở 11 tỉnh, thành phố.

- Công tác đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên cho các trường cao đẳng sư phạm, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở cho 141 trường THCS thí điểm, tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục và triển khai chương trình và sách giáo khoa mới 11 tỉnh, thành phố thí điểm.

- Công tác xây dựng cơ bản và cung cấp thiết bị đã tiến hành cung cấp máy tính, thiết bị nghe nhìn, máy photocopy và đồ gỗ cho 36 trường cao đẳng sư phạm, xây mới, nâng cấp 304 trường THCS với 2336 phòng học của 17 tỉnh.

Nhìn chung, dự án này được đánh giá là một trong những dự án tốt, có tiến độ giải ngân khá và việc tuân thủ các quy định của nhà tài trợ và chính phủ được thực hiện nghiêm túc.

2.2.2.3 Trung học phổ thông

Có thể nói đây là cấp học ít được đầu tư nhất do xu hướng tập trung vào giáo dục cơ bản. Chỉ có duy nhất một dự án giảng dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp ở 24 trường THPH tại 18 tỉnh. Học sinh được học thêm 3 môn Toán, Lý, Sinh bằng tiếng Pháp với ngân sách dành cho dự án là 3 triệu USD, chiếm 0,35% nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành giáo dục .

2.2.2.4 Trung học dạy nghề

Gần đây có xu hướng tập trung sử dụng nguồn vốn ODA cho các trường dạy nghề. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà tài trợ cho thấy rằng phần lớn dân Việt Nam còn rất nghèo, trong khi đó vào được đại học là rất khó, mà chi phí đầu tư cho con em học đại học vượt quá mức thu nhập bình quân của gia đình họ; trong khi đó ở Việt Nam lại đang có tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế các nhà tài trợ chú ý đầu tư một phần nguồn vốn ODA

cho THDN, một phần để nâng cao trình độ tay nghề của người dân Việt Nam, và cũng là để chuẩn bị một lực lượng tay nghề có đào tạo để làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp mà họ sang đầu tư và xây dựng ở Việt Nam.Với 5 dự án đầu tư cho các trường THDN (tổng số vốn là 25 triệu USD, vốn đối ứng 2 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,4%), tuy số lượng không nhiều nhưng những kết quả bước đầu của các dự án này rất khả quan. Điển hình là năm 2000, Nhật Bản đã dành 815 triệu yên tài trợ cho dự án nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của trường Kỹ thuật và nghiệp vụ giao thông vận tải I. Dự án đã xây dựng khu nhà điều hành có tổng diện tích 540 m2, gồm cả thư viện với hơn 100 đầu sách kỹ thuật và giáo trình song ngữ bằng hai thứ tiếng Anh và Việt; khu ký túc xá hai tầng hiện đại có diện tích 1450 m2

; khu nhà xưởng có tổng diện tích 2540 m2 gồm nhiều phòng học lý thuyết hiện đại và khu thực hành trang bị các phương tiện máy móc thiết bị tiên tiến. Nhờ vậy mà chất lượng dạy và học của trường đã được nâng lên, giúp công nhân khi ra trường thích ứng với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)