Về phía nhà tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 90 - 92)

3.1.3 .Cơ hội trong thu hút ODA trong giáo dục

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và hiệu quả sử

3.2.2. Về phía nhà tài trợ

3.2.2.1. Xác định rõ trách nhiệm từng đối tượng tham gia dự án ODA

Trong việc tham gia dự án ODA dành cho phát triển giáo dục, các bộ, ngành cùng các cơ quan liên quan thực hiện các chức năng khác nhau trong việc khuyến khích các nhà tài trợ đưa ra các dự án khả thi về phát triển giáo dục, cũng như vận động các nhà tài trợ thực hiện các dự án đó và sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục sao cho có hiệu quả. Chẳng hạn như BGD &

ĐT cần nghiên cứu, quy hoạch các dự án ODA dành cho giáo dục khả thi; Bộ Tài chính mở rộng quan hệ với các đối tác, thúc đẩy tiến độ giải ngân của các dự án; các đơn vị, địa phương có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện dự án, hiệu quả sử dụng vốn; Ban quản lý dự án cần có các biện pháp thực thi để vốn ODA dành cho giáo dục không bị thất thoát mà được sử dụng sao cho có hiệu quả, đặc biệt là đối tượng được trực tiếp thụ hưởng những kết quả do dự án mang lại. Vì vậy, tất cả các đối tượng tham gia dự án phải nỗ lực trong khả năng của mình để hoàn thành trách nhiệm của mình giúp cho từng khâu, từng công việc của dự án, được hoàn thành đúng thời hạn, sao cho dự án đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2.2 Cải thiện và chia sẻ thông tin:

Trong thời đại cách mạng về khoa học công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, thì việc cải thiện và chia sẻ thông tin là một trong những giải pháp quan trọng giúp giải quyết được nhanh, và hiệu quả hơn công việc cần làm. Vì vậy, cần tăng cường trao đổi thông tin giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ cũng như giữa các nhà tài trợ đã thực hiện viện trợ cho Việt Nam để giúp các bên hiểu biết lẫn nhau hơn, sự phối hợp nhờ đó có hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Có nghĩa là hai bên cùng phân tích, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như đặc điểm, thực trạng và tình hình nền giáo dục ở Việt Nam nói riêng, dựa trên một số nội dung cụ thể như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường phổ thông, đại học, trường dạy nghề; nội dung chương trình đào tạo, quy mô, chất lượng hiệu quả giáo dục ở từng cấp, từng loại hình, địa phương… Nhà tài trợ cũng cần cải thiện quá trình chia sẻ thông tin và số liệu về kế hoạch và hoạt động hiện tại của họ ở Việt Nam. Đồng thời, nên tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị, các cuộc thảo luận để tăng thêm nhiều cơ hội đối thoại giữa Chính phủ và các tổ chức tài trợ. Vì

chính thông qua đối thoại mà hai bên sẽ hiểu nhau hơn và thúc đẩy quá trình phát triển mối quan hệ đối tác, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Ngoài ra, cũng cần có hệ thống dữ liệu quản lý cập nhật và nối mạng giữa các cơ quan quản lý vĩ mô như: Bộ Tài chính, BKH & ĐT, BGD & ĐT để cùng khai thác và chia sẻ thông tin quản lý. Trong bộ ngành quản lý ODA chi cho phát triển giáo dục cũng cần thiết lưu ý hệ thống thông tin nội ngành. Đặc biệt, nên thành lập một thư viện hay một ngân hàng dữ liệu điện tử để lưu trữ được số lượng lớn các kết quả nghiên cứu đã thu được để các nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn, các cơ quan và các cán bộ quan tâm đến vấn đề này có thể tiếp cận được dễ dàng. Có như vậy thì hiệu quả công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA mới được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 90 - 92)