2.3.1. Những kết quả đã đạt được do ODA mang lại
Trong thời gian qua, ODA đã góp một phần trong sự phát triển giáo dục Việt Nam
2.3.1.1. Quy mô giáo dục không ngừng tăng
Nhờ có sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA, quy mô giáo dục không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng, các mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục TH đã được thực hiện, công cuộc phổ cập giáo dục THCS đang được đẩy mạnh. Đầu năm học 2001 – 2002, tổng số học sinh, sinh viên trong cả nước là gần 23 triệu, tăng khoảng 24% so với năm học 1998 – 1999. Xu thế đi học đúng tuổi tăng lên, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi TH được đến trường là 95% (năm 1998 - 1999 là 93%), quy mô giáo dục TH ổn định dần.
- Mạng lưới trường lớp và các loại hình đào tạo tiếp tục được củng cố, phát triển rộng khắp trong cả nước, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của trẻ em.
- Cùng với việc củng cố phát triển trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú các địa phương đã quan tâm bố trí sắp xếp hệ thống trường lớp TH và THCS ở các vùng đồng bào dân tộc tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Hệ thống các trường sư phạm tiếp tục được củng cố, góp phần tăng thêm điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đặt ra cho ngành giáo dục.
Sau hơn một thập kỷ kiên trì phấn đấu, đến giữa năm 2000, công cuộc chống nạn mù chữ và phổ cập giáo dục TH đạt kết quả to lớn nhất, tất cả 61 tỉnh, thành phố đều đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục TH, 94% dân số trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ. Đạt được những kết quả đó một phần là nhờ các dự án đầu tư cho TH, cho trẻ em lang thang, dự án xoá mù chữ của các nhà tài trợ ODA.
2.3.1.2 Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến tích cực.
Trong giai đoạn 1998-2009, chúng ta đã có thêm một nguồn vốn đáng kể là nguồn vốn ODA bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, nhờ thế mà chất lượng giáo dục đã có chuyển biến trên một số mặt. Thông qua các dự án ODA, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục THPT đạt trình độ cao của khu vực và thế giới. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường THDN, ĐH có thể tìm được việc làm phù hợp với năng lực bản thân ngày càng nhiều hơn. Giáo dục ĐH đã từng bước vươn lên, đạo tạo một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sĩ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong số đó, hàng trăm cán bộ khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của Việt Nam đã được cử đi tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn do SEMEO tổ chức. Hầu hết các học viên đều có chung nhận định rằng, kinh nghiệm của các nước trong khu vực rất bổ ích và dễ áp dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam, qua đó giúp tiếp thu nhanh hơn và hiệu quả hơn trong việc giúp Việt Nam hội nhập một cách nhanh chóng với khu vực.
Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các trường đại học, các cơ sở giáo dục đã đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhờ vào nguồn vốn ODA, nhiều trường đại học, cao đẳng đã có thư viện khang trang, hiện đại; các trường đại học lớn như đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Xây dựng Hà Nội, đại học Đà Nẵng đã xây dựng thư viện điện tử, góp phần nâng cao chất lượng rõ rệt trong học tập, sử dụng về nghiên cứu khoa học. Số lượng giáo viên được đào tạo ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ngày càng nhiều hơn, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy. Do có các dự án ODA đầu tư vào việc nâng cao năng lực cán bộ đào tạo nên chất lượng
quản lý giáo dục đào tạo được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả ngành giáo dục và đào tạo.
2.3.1.3. Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức, các khu vực được tăng cường.
Thông qua việc đầu tư nguồn vốn ODA vào ngành giáo dục ở Việt Nam, các nhà tài trợ và phía Việt Nam cũng có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn. Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành giáo dục cũng đã tập trung vào việc duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước khu vực, tổ chức trên thế giới. Từ thời điểm gần như chỉ có quan hệ với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu vào những năm 80 về trước, tính đến nay BGD & ĐT Việt Nam đã có quan hệ hợp tác chính thức với 69 nước, 15 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức NGOs. Trong những năm cuối thập kỷ 80, hàng năm BGD & ĐT đón khoảng 400 lượt khách quốc tế, đến năm 1995 là 1500 lượt và đến năm 2002 đã lên tới 7000 lượt trong đó có 40% khách vào Việt Nam để trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, còn lại 60% số khách vào để giao lưu và tham gia các hoạt động văn hoá, giáo dục. 16000 lưu học sinh Việt Nam cũng đã được cử đi học ở nước ngoài phân theo khu vực địa lý như sau:
25% 15% 26.08% 3% 30.60% 0% 10% 20% 30% 40% Ch©u ¸ Mü & Canada Series1
Biểu đồ 2.4: Bản đồ lưu học sinh phân theo khu vực địa lý giai đoạn1998 - 2009
Những lưu học sinh này sau khi về nước cùng với các sinh viên trong nước đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Những năm gần đây, Australia là nước đã và đang cung cấp cho Việt Nam nhiều học bổng dài hạn nhất (từ 150 – 200 suất/ năm), đặc biệt Australia rất chú ý tới các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa phục vụ cho sự phát triển đất nước.Việt Nam cũng đã đứng ra đăng cai tổ chức hay tham dự các hội nghị, hội thảo về giáo dục quốc tế như Hội nghị bộ trưởng Đại học và nghiên cứu khoa học các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị các nhà giáo dục Châu Á - Thái Bình Dương…Ngoài ra Việt Nam cũng có tăng cường trao đổi chuyên gia với nước bạn. Trong 10 năm Việt Nam đã cử 3000 lượt chuyên gia đến giảng dạy ở Lào, Campuchia, và một số nước Châu Phi như Algerie, Angola, Madagasca và hơn 100 chuyên gia đến dạy tiếng Việt ở các nước Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Thuỵ Điển, Đức, Ba Lan, Nga…
2.3.1.4. Vị thế ngành giáo dục đào tạo Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
Nguồn vốn ODA đã góp phần khắc phục khó khăn về nguồn lực của ngành, đồng thời cũng tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo Việt Nam vươn lên để hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới. Thông qua quan hệ quốc tế, Việt Nam có thể giới thiệu với bè bạn, đồng nghiệp các nước những thành tích nổi bật của công tác giáo dục và đào tạo nước nhà để làm tăng thêm uy tín của nước CHXHCN Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại hội nghị tổng kết chương trình thập kỷ “Giáo dục cho mọi người” tại Darka_ Seregan tháng 4/2000, UNESCO và các nước thành viên của tổ chức này đã đánh giá cao những thành tựu đạt được của giáo dục Việt Nam trong thập kỷ vừa qua và Việt Nam được chọn là một trong những nước điển hình của khu vực Châu á trong lĩnh vực giáo dục cho mọi người. Trong một nghiên cứu về giáo dục của Việt Nam, các chuyên gia của WB đã đánh giá
“Việt Nam đã đưa ra một thành tích đầy ấn tượng, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức thu nhập cao hơn” (Nguồn: Việt Nam: Education Financing Sector Study, WB, 1996)
Có thể nhận định rằng giáo dục Việt Nam đang từng bước hội nhập giáo dục khu vực và thế giới. Ngành giáo dục đang tích cực mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, kết hợp với các nguồn lực chọn lọc từ bên ngoài. Đó là biện pháp tích cực giúp giáo dục và đào tạo Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các nền giáo dục phát triển trong khu vực và thế giới.
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục trong ngành giáo dục.
2.3.2.1. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước.
Mặc dù nguồn vốn ODA đã được đầu tư vào ngành giáo dục nhưng chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu vùng xa. Khả năng thích ứng với các dự án ODA trong các trường còn chưa cao. Ví dụ như với một số dự án dành cho các trường ĐH thì mặc dù giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thực tế nhiều hơn nhưng do sinh viên chưa bắt kịp với sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, vẫn quen với lối học thụ động, thiếu thực tế nên hiệu quả tiếp thu của sinh viên vẫn còn hạn chế, không đáp ứng được mục tiêu của các dự án ODA đặt ra. Hay như dự án giảng dạy tiếng Pháp trong các trường phổ thông từ TH đến ĐH cũng không mang lại kết quả như mong muốn. Việc học các môn Toán, Lý, Sinh bằng tiếng Pháp đối với học sinh cấp 2, cấp 3 chỉ là hình thức chứ không đem lại những kiến thức thực tế như mục tiêu dự án đề ra. Nguyên nhân là do chương trình học cấp 2, cấp 3 của học sinh Việt Nam đã quá nặng; những môn học Toán, Lý, Sinh bằng tiếng Việt vốn đã rất khó, nên lại càng
khó khăn hơn khi phải tiếp thu bằng tiếng Pháp. Vì vậy, học sinh chỉ thụ động, đối phó với các kỳ thi. Sau đó, phần lớn những học sinh này lại chuyển sang học tiếng Anh để phù hợp với tình hình thực tế, trong khi lẽ ra với những gì đã được đầu tư thì những học sinh đó có thể sẽ trở thành những kỹ sư, cử nhân chuyên về tiếng Pháp phục vụ cho sử phát triển của đất nước, nhất là trong giai đoạn cần nhiều người có trình độ cao như hiện nay để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
2.3.2.2. Tỷ lệ giải ngân chưa cao
Tỷ lệ giải ngân chung trong ngành giáo dục và đào tạo chỉ mới đạt 62% , còn thấp hơn tỷ lệ giải ngân của các nước khác trong khu vực. Vì thế, điều này đã gây ra một số hậu quả bất lợi: không thực hiện đúng tiến độ dự án, đưa công trình vào hoạt động chậm gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội đã đề ra. Hơn nữa, việc giải ngân chậm đã làm cho tốc độ đầu tư cho công cộng chậm lại có thể ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai. Đặc biệt với nguồn vốn vay, thì việc chậm giải ngân đồng nghĩa với việc làm cho các điều kiện ưu đãi kém đi trong khi đó thời gian ân hạn lại bị rút ngắn, thời hạn hiệu lực rút vốn giảm làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ vào khả năng tiếp nhận ODA của ngành giáo dục Việt Nam.
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA chưa cao.
Người Việt Nam có tâm lý rất thích tiếp nhận các dự án đầu tư vì họ cho rằng như thế họ sẽ nhận được một khoản tiền đầu tư, có thể xây dựng, mua sắm những gì mình thích. Họ không tính đến yêu cầu của bên phía tài trợ, không nhận thức được rằng với những dự án vốn vay thì sau này sẽ phải hoàn trả. Vì vậy, trong các quá trình lên các kế hoạch về việc thực hiện dự án thì có vẻ rất khả quan, phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Nhưng thực tế trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án, thì số tiền sử dụng
và mục đích sử dụng không khớp với những gì họ đã lập báo cáo lên các cấp quản lí dự án, gây lãng phí nguồn vốn ODA. Có thể lấy ví dụ về dự án cấp thiết bị cho 1 trường ĐH ở Hà Nội. Theo dự án này, phía Nhật Bản đồng ý hỗ trợ cho khoa kinh tế của trường 1 máy photocopy. Sau khi tính toán, khoa xin được tài trợ một máy photocopy thuộc loại hiện đại nhất của Nhật Bản vào thời điểm bấy giờ với giá thành máy rất cao. Nhưng khi đưa vào sử dụng thì mới phát hiện ra nhưng bất lợi của quyết định này. Do máy photocopy này quá hiện đại, yêu cầu các phụ kiện dùng theo (mực, giấy...) cũng hiện đại theo mà loại mực và giấy đó không có ở thị trường Việt Nam, nên gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, do các cán bộ và giáo viên sử dụng chưa hiểu rõ cách sử dụng các chức năng quá hiện đại của máy nên dễ gây hỏng hóc do các chức năng này ít được sử dụng. Công tác sửa chữa máy cũng gặp nhiều khó khăn do ở Việt Nam chưa có loại máy này. Vì thế, sau một thời gian sử dụng gần như máy trở thành đồ vật không sử dụng được nữa.
2.3.2.4. Một số nhận xét của nhà tài trợ
Đứng ở góc độ nhà tài trợ chính, ông Jeffrey Waite (WB) cho rằng, việc thực hiện các dự án giáo dục vay vốn ODA mặc dù đã đạt được những hiệu quả cam kết tuy nhiên còn chậm là do giáo dục Việt Nam còn nặng thực hiện quản lý tập trung chưa phân cấp mạnh cho các địa phương. Mặt khác, hệ thống quản lý, lập kế hoạch thực hiện dự án và tập hợp thông tin ở Việt Nam hiện còn manh mún ...
Vẫn theo ông Jeffrey Waite, một trong nhiều lý do làm cho việc thực hiện DA chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do còn phổ biến tâm lý :cấp dưới chờ cấp trên quyết định rồi mới thực hiện. Quy trình chờ đợi mất nhiều thời gian làm cho việc thực hiện các mục tiêu của dự án không hiệu quả….
Để đẩy nhanh quá trình triển khai các dự án, Việt Nam cần giải quyết vấn đề trong hợp tác và quản lý dự án. Sự liên lạc, phối hợp giữa các bộ phận
khác nhau trong cùng một bộ hoặc giữa các địa phương đôi khi còn chồng chéo, khó khăn. Vấn đề quan trọng là phải triển khai dự án sử dụng hệ thống của Việt Nam chứ không nên cứ loanh quanh với quá nhiều hệ thống của các nhà tài trợ.
Theo Bà Bridget Crumptom, Phó GĐ thường trực, Vụ Phát triển Quốc tế (Chính phủ Anh): “Hàng năm chúng tôi đều có đánh giá hiệu quả của các dự án. Nhìn chung, các DA triển khai tương đối tốt nhưng đôi khi tốc độ vẫn còn chậm so với yêu cầu. Bài học ở đây là càng phân quyền cho địa phương thì tốc độ triển khai và đạt kết quả càng nhanh. Hơn nữa, đôi khi những thông điệp mà cấp trung ương chuyển tải xuống lại không phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Vì thế, cần tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho địa phương để tăng tốc độ dự án và cho phép họ tự lựa chọn mục tiêu ưu tiên của mình”.
Hầu hết các DA sử dụng vốn vay ODA chung mục đích “nâng chất lượng giáo dục Việt Nam, rút ngắn khoảng cách cho trẻ vùng khó tiếp cận môi trường giáo dục, nâng cao năng lực quản lý… Tuy nhiên, hiệu quả giải