Thiết bị điện trên sơ đồ:

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc khống chế hệ thống truyền động điện. ppsx (Trang 87 - 92)

- Với thang máy cao tốc, tải trọng lớn, yêu cầu điều chỉnh tốc độ trong quá trình làm vi ệc dùng độngcơ một chiều.

1. Thiết bị điện trên sơ đồ:

* Động cơ nâng hạ 2 cấp tốc độ đổi nối Y - YY

* Các công tắc cửa tầng từ 1CT đến 5CT liên động với các khoá cửa tầng

* Then cài cửa liên động với các công tắc 1PK đến 5PK

* Các tiếp điểm an toàn liên động với phanh bảo hiểm FBH, cửa buồng thang CBT,

tiếp điểm trọng lượng 1HC, 2 HC

* Nam châm điện NC1 tác động lên then cài cửa tầng và khoá cửa tầng để mở cửa

tầng khi buồng thang dừng ở cửa tầng tương ứng

* Nam châm NC2 để dừng buồng thang tại sàn tầng cần dừng

* Các công tắc chuyển đổi tầng 3 vị trí 1CĐT - 5CĐT là cảm biến dừng buồng thang và xác định vị trí thực của buồng thang so với các tầng.

* Các nút ấn 1ĐT - 5ĐT điều khiển buồng thang ở trong buồng thang

* Các nút ấn 1GT - 5GT điều khiển buồng thang tại các sàn tầng

* Các bóng đèn Đ1 - Đ5 trước các cửa tầng báo hiệu tình trạng hoạt động của thang máy, bóng đèn Đ6 chiếu sáng buồng thang

* Các rơ le RT1-RT5 để điều khiển tại các tầng khác nhau.

.2. Hoạt động của sơ đồ:

* Thang máy chỉ có thể làm việc khi công tắc cửa tầng, cửa buồng thang kín và các

điều kiện an toàn khác đã được bảo đảm.

* Khi đến trước các sàn tầng, nếu bóng đèn trước cửa tầng tắt,tức là buồng thang không có người sử dụng, ấn nút ấn gọi tầng.

Điều khiển thang máy tại các cửa tầng:

Sử dụng các nút ấn 1GT - 5GT tại các tầng tương ứng hoặc điều khiển bằng các nút ấn

trong buồng thang:

* Hành trình trước đó của buồng thang là hành trình đi xuống nên vị trí của các công tắc chuyển đổi tầng ở về phía trái.

 Ấn nút 3GT , rơ le 3RT có điện, đóng các tiếp điểm của nó để cấp điện cho công tắc tơ C.

 Khi C có điện, các nam châm điện NC1 và NC2 có điện, NC1 đóng tiếp điểm 1PK

làm công tắc tơ N có điện. NC2 mở tiếp điểm HC chuẩn bị cho quá trình giảm tốc độ sơ

bộ động cơ đảm bảo dừng chính xác buồng thang.

 Rơ le trung gian RTR mất điện, tiếp điểm thường kín của nó đóng lại làm các bóng

đèn sáng, báo thang máy bận và chiếu sáng buồng thang.

 Khi công tắc tơ N có điện, tiếp điểm thường kín của nó mở, cắt mạch điều khiển

buồng thang trước các cửa tầng, các tiếp điểm thường hở đóng để nối động cơ vào lưới, Động cơ được nối vào lưới, phanh hãm điện từ có điện, giải phóng trục động cơ. Các công tăc tơ N, C và rơ le RT3 được tự giữ qua tiếp điểm thường hở N và công tắc tầng 3CĐT.

* Khi buồng thang di chuyển lên phía trên khi qua các vị trí bố trí công tắc chuyển đổi tầng buồng thang sẽ gạt sang phải để chuẩn bị cho hành trình đi xuống,

 Khi công tắc 3CĐT bị gạt sang trái làm cho rơ le RT3và công tắc tơ C mất điện, công

tắc tơ T có điện, động cơ chuyển sang làm việc ở tốc độ thấp, buồng thang tiếp tục đi lên, các nam châm NC1, NC2 mất điện, tiếp điểm HC đóng lại duy trì cấp điện cho N.

 Khi đến ngang sàn tầng 3, cần đóng mở cửa đặt ở cửa tầng tác động làm HC mở ra,

công tắc tơ N mất điện, cắt động cơ ra khỏi lưới, phanh hãm NCH mất điện kẹp chặt trục động cơ làm buồng thang dừng ở sàn tầng 3.

 Khi khách bước vào buồng thang, dưới trọng lượng của khách tiếp điểm 2HC mở ra để báo buồng thang bận đồng thời không cho phép điều khiển thang từ các sàn tầng.

Muốn đi đến tầng nào thì ấn vào công tắc đến tầng tương ứng. Hoạt động của mạch hoàn toàn tương tự như trên.

3.3 TRANG BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CẦU TRỤC

3.3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẦU TRỤC.

Cầu trục là thiết bị vận chuyển tổng hợp được sử dụng rất phổ biến trong các xí

nghiệp công nghiệp như phân xưởng luyện, cán thép, các phân xưởng, nhà máy cơ khí,

chế tạo máy, hóa chất, xây dựng, bốc dỡ hàng hóa ở các nhà kho, bến cảng ….

Các bộ phận chủ yếu của cầu trục: Các bộ phận công tác của cầu trục bao gồm  Xe cầu: Là bộ phận di chuyển theo phương ngang. Trên xe cầu bố trí các

bộ phận khác như cabin điều khiển, xe con và cơ cấu nâng hạ. Xe cầu có thể di chuyển trên đường ray bố trí trên mặt đất hoặc trên tường của nhà xưởng.

 Xe con: Được bố trí trên xe cầu và di chuyển trên xe cầu. Trên xe con có bố trí cơ cấu nâng hạ của cầu trục. Chuyển động của xe cầu và xe con sẽ di chuyển hàng

hóa đến các vị trí cần thiết phải bốc dỡ.

 Cơ cấu nâng hạ: Được bố trí trên xe con và làm nhiệm vụ nâng hạ hàng

hóa theo phương thẳng đứng.

Các động cơ truyền động cho các cơ cấu của cầu trục chủ yếu làm việc ở chế độ

ngắn hạn lặp lại, một số trường hợp riêng thì làm việc ở chế độ ngắn hạn.

3.3.2. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG

Tùy thuộc vào vị trí làm việc của cầu trục mà tính chất làm việc của chúng cũng

khác nhau và có những yêu cầu khác nhau. Ví dụ cầu trục trong phân xưởng luyện thép làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, tần số công tác cao nên có những yêu cầu rất cao

về quá trình quá độ, cầu trục trong phân xưởng lắp ráp lại có các yêu cầu về mở máy,

hãm dừng phải êm và chính xác …Quy trình vận hành của cầu trục không cho phép di chuyển đồng thời các cơ cấu của cầu trục đặc biệt là khi cơ cấu nâng hạ đang có tải trọng

nâng hạ. Từ các đặc điểm trên có thể đưa ra những yêu cầu sau đây đối với hệ truyền động và trang bị điện cho các cơ cấu cầu trục như sau:

 Sơ đồ cấu trúc của hệ điều khiển tự động đơn giản

 Các phần tử của hệ thống động lực và điều khiển phải có độ tin cậy cao, cấu tạo đơn giản, lắp đặt, thay thế dễ dàng.

 Mạch điều khiển phải có bảo vệ không, bảo vệ quá tải, ngắn mạch.  Quá trình mở máy phải tuân thủ luật tính trước.

 Sơ đồ điều khiển đối với các động cơ truyền động cho từng chuyển động phải độc

 Các chuyển động đều có công tắc điểm cuối  Đảm bảo hạ hàng ở tốc độ thấp.

 Tự động cắt nguồn khi có người làm việc trên xe cầu.

3.3.3 BẢNG BẢO VỆ CỦA CẦU TRỤC

Các truyền động của cầu trục cần phải được bảo vệ khỏi các dạng sự cố như ngắn

mạch, quá tải, bảo vệ “không” …Các khí cụ bảo vệ được bố trí trên một bảng điện riêng

đặt trong cabin vận hành của cầu trục và được gọi là bảng bảo vệ.

Tùy thuộc động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục mà có các bảng bảo vệ

một chiều hoặc xoay chiều.Các khí cụ trên bảng bảo vệ bao gồm cầu dao, công tắc tơ đường dây (cấp nguồn cho các động cơ truyền động), các rơ le dòng điện bảo vệ, các

công tắc dừng sự cố, công tắc hành trình và cực hạn để hạn chế di chuyển của xe cầu, xe con và cơ cáu nâng hạ.

Sơ đồ nguyên lý của bảng bảo vệ một chiều và xoay chiều như hình vẽ.

3.3.4. HỆ TRUYỀN ĐỘNG CÁC CƠ CẤU CẦU TRỤC

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc khống chế hệ thống truyền động điện. ppsx (Trang 87 - 92)