Mạch điều khiển độngcơ một chiều kích thích độc lập công suất trung bình và lớn.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc khống chế hệ thống truyền động điện. ppsx (Trang 30 - 32)

lớn.

a. Giới thiệu sơ đồ.

- Phần ứng động cơ Đ.

- Các điện trở khởi động và hãm r1,r2, r3, rh. - Rơ le RI bảo vệ quá dòng phần ứng

- Rơ le dòng điện RT thực hiện khâu rung.

- Rơ le hãm RH.

- Các rơ le thời gian 1RTZ, 2RTZ, 3RTZ

khống chế quá trình khởi động.

- Rơ le bảo vệ mất từ thông kích từ RTT.

- Rơ le điện áp RA kiểm tra điều kiện khởi động.

- Các công tắc tơ khởi động, làm việc và hãm.

- Các nút ấn điều khiển M, D, MT, MN.

b. Chức năng của sơ đồ

- Khởi động đến tốc độ cơ bản theo chiều

thuận và ngược qua 3 cấp điện trở phụ,

khống chế theo nguyên tắc thời gian.

- Tăng tốc trên tốc độ cơ bản nhờ giảm từ

thông kích từ.

- Dừng động cơ theo phương pháp hãm động năng, khống chế theo nguyên tắc tốc độ.

- Mạch không cho phép đảo chiều quay trực tiếp động cơ.

c. Hoạt động của sơ đồ. Khởi động. Khởi động.

- Đóng điện vào mạch, rơ le 1RTZ có điện, mở tiếp điểm thường kín của nó trong mạch

các công tắc tơ khởi động.

- Công tắc tơ KT có điện, đóng tiếp điểm ngắn mạch điện trở điều chỉnh kích từ Rkt, từ thông động cơ là định mức.

Hình 1-16: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập, công suất trung bình và lớn.

- Ấn nút M kiểm tra điều kiện khởi động, nếu điện áp đủ, rơ le RA tác động, đóng tiếp điểm RA tự giữ và cấp diện cho mạch điều khiển.

- Ấn MT khởi động theo chiều thuận. Công tắc tơ T có điện qua tiếp điểm thường kín của rơ le hãm RH, T tác động nối phần ứng động cơ vào lưới với 3 điện trở khởi động trong

mạch phần ứng.

- Rơ le thời gian 1RTZ mất điện. Khi có dòng điện chạy qua các điện trở r1, r2, sụt áp trên điện trở làm các rơ le thời gian 2RTZ, 3RTZ tác động. Sau thời gian chỉnh định của

1RTZ, tiếp điểm thường kín 1RTZ đóng, công tắc tơ K1 có điện, ngắn mạch điện trở r1. Động cơ tăng tốc với 2 điện trở phụ

- Rơ le 2RTZ mất điện, sau thời gian chỉnh định của 2RTZ, công tắc tơ K2 có điện để

ngắn mạch r2, 3RTZ mất điện, đến thời điểm cuối loại bỏ điện trở r3 để động cơ tăng tốc đến tốc độ cơ bản.

- Khi điện trở r3 bị ngắn mạch, rơ le dòng điện RT tác động, tiếp điểm thường mở của nó đóng lại duy trì cấp nguồn cho công tắc tơ KT nên Rkt vẫn bị ngắn mạch. Khi động cơ tăng tốc đến tốc độ cơ bản, dòng điện phần ứng giảm đến trị số nhả của rơ le RT, tiếp điểm thường mở RT mở, cong tắc tơ KT mất điện, điện trở Rkt được nối vào mạch kích

từ, từ thông động cơ giảm, động cơ tăng tốc đến tôc sđộ làm việc. Quá trình tăng tốc trên tốc độ cơ bản có thể xảy ra hiện tượng rung nhờ tác động của RT và KT.

Đảo chiều quay. Muốn động cơ quay theo chiều ngược lại, cần phải dừng động cơ.

Mạch không cho phép đảo chiều quay trực tiếp. Khi quá trình hãm dừng kết thúc, ấn nút MN để động cơ khởi động theo chiều ngược tương tự như chiều thuận.

Dừng động cơ.

- Ấn nút dừng D, công tắc tơ T (hoặc N) mất điện. Phần ứng động cơ được cắt ra khỏi

nguồn, tiếp điểm thường kín T, N đóng cấp nguồn trở lại cho 1RTZ, chuẩn bị cho lần

khởi động sau.

- Do sức điện động động cơ lớn nên rơ le hãm RH đang tác động, công tắc tơ hãm H có

điện, nối điện trở hãm động năng rh vào mạch phần ứng. Động cơ thực hiện hãm động

năng. Quá trình hãm động năng kết thúc khi điện áp đặt lên RH giảm đến trị số nhả của

RH, tiếp điểm thường mở RH mở ra, cắt nguồn công tắc tơ hãm H, tiếp điểm thường kín RH đóng lại cho phép động cơ khởi động trở lại

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc khống chế hệ thống truyền động điện. ppsx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)