Chi tiết thu phí dịch vụ

Một phần của tài liệu (Trang 48)

(nguồn : Phòng Kế hoạch Tài Chính - BIDV SGD1) - Các hoạt động hợp tác kinh doanh

Thông qua các thoả thuận, hợp đồng ký kết hợp tác kinh doanh, hợp tác toàn diện cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hợp tác phát triển công nghệ, hợp tác đồng tài trợ, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực giữa BIDV SGD1 với các

32

ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đơn vị trong hệ thống và với khách hàng đã ngày càng thắt chặt mối quan hệ hợp tác thân thiện, lành mạnh, từ đo mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích do được tập trung các điều kiện hỗ trợ và các bên hợp tác cùng lớn mạnh, cùng phát triển.

2.2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệpngành Điện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt ngành Điện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 1

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Sở Giao dịch 1

Với đặc thù Ngành điện là ngành cơ bản, quan trọng của nền kinh tế; các dự án điện thường có quy mô lớn, cấu trúc xây dựng - kỹ thuật phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ, Ban ngành, do đó hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thẩm định tín dụng đối với lĩnh vực được xây dựng khá chi tiết và cụ thể. Hiện tại, BIDV đã ban hành Quy định về Cho vay dự án thủy điện số 6987/QĐ-KHDN ngày 11/11/2013 và đang soạn thảo hướng dấn thẩm định đối với dự án Nhiệt điện và Năng lượng tái tạo. Tổng hợp một số văn bản pháp lý làm cơ sở cho hoạt động thẩm định tín dụng đối với các dự án điện tại BIDV theo phụ lục 2.

Nhận xét: Các văn bản phục vụ cho hoạt động thẩm định tín dụng ngành Điện của BIDV được hệ thống hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, dễ sử dụng.

2.2.2. Quy trình thẩm định dự án điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Pháttriển Việt Nam — Chi nhánh Sở Giao dịch 1 triển Việt Nam — Chi nhánh Sở Giao dịch 1

2.2.2.1. Quy trình tín dụng chung

Hiện tại Quy trình tín dụng cho Khách hàng tổ chức nói chung và tín dụng tài trợ dự án nói riêng được BIDV quy định tại Quy định số 4633/BIDV-QLTD, thể hiện qua lưu đồ sau:

47

48

49

2.2.2.2. Quy trình tín dụng đối với Dự án

Bước 1. Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ, thông tin sơ bộ về nhu cầu tín dụng của khách hàng và cung cấp thông tin cho Ban KHDNL.

Bước 2. Căn cứ báo cáo của Chi nhánh, Ban KHDNL đánh giá sơ bộ và trình PTGĐ QLKH thành lập Tổ thẩm định chung để thẩm định và đề xuất tín dụng.

Bước 3. Tổ thẩm định chung thực hiện thẩm định tín dụng, lấy ý kiến của Ban Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu cần khi khách hàng thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa), lập Báo cáo thẩm định chung, trình PTGĐ QLKH phê duyệt đề xuất tín dụng.

+ Nếu PTGĐ QLKH phê duyệt đồng ý đề xuất tín dụng, toàn bộ hồ sơ khoản tín dụng được chuyển Ban QLRRTD để xử lý theo quy trình.

+ Nếu PTGĐ QLKH không đồng ý đề xuất tín dụng, Ban KHDNL dự thảo Văn bản trả lời Chi nhánh/Doanh nghiệp, trình PTGĐ QLKH ký duyệt.

2.2.3. Nội dung công tác thẩm định dự án điện lực tại Ngân hàng TMCPĐầu tư Phát triển Việt Nam — BIDV — ví dụ dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 Đầu tư Phát triển Việt Nam — BIDV — ví dụ dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 của

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

2.2.3.1. Thẩm định về khách hàng

a) Thẩm định hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư

Chủ đầu tư phải có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với Chủ đầu tư thuộc các dự án ngành Điện thì cần phải có các giấy tờ: Quyết định thành lập công ty; Giấy đăng ký kinh doanh; Người đại diện cho công ty chính thức, địa chỉ, hồ sơ rõ ràng; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty; Quyết định Bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt trong công ty như: Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng...

Ví dụ minh họa: thẩm định Chủ đầu tư - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN): Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập theo quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ và được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 25/06/2010, điều lệ tổ chức hoạt động theo Nghị định số 205/2013/NĐ-CPngày 06/12/2013 của Chính Phủ. EVN có tư cách pháp nhân theo

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Thị trường

■ EVN là tập đoàn kinh tế đầu ngành điện

■ EVN có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai đầu tư, quản lý vận hành các dự án nguồn điện, lưới điện của đất nước

■ EVN đang là người mua điện duy nhất trên thị trường hiện nay

■ Chính sách ưu đãi, bảo hộ của Chính Phủ

■ Tính chất độc quyền có thể gây tác động ngược do chưa tạo ra động lực cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp hiện đại hóa và phát triển

■ Cơ chế giá điện do Nhà nước điều tiết và quản lý

Sản phẩm, dịch vụ

■ Điện năng là sản phẩm mang tính đặc thù, thiết yếu và chưa có sản phẩm thay thế

■ EVN đã và đang chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tới khách hàng

■ Do địa hình đất nước trải dài, nhiều khu vực đồi núi, phát sinh chi phí truyền tải (tới các vùng sâu, vùng xa) và hao tổn điện trên lưới

50

pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan, Điều lệ tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Đánh giá năng lực tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư

Năng lực tổ chức điều hành quản lý được thể hiện ở các khía cạnh như: cơ cấu tổ chức của công ty, năng lực của Chủ đầu tư, kinh nghiệm kinh doanh, Quy mô, vị thế của công ty trên địa bàn.. .Ví dụ minh họa: đánh giá EVN:

- Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng:

+ Hiện tại EVN có tới 20 đơn vị trực thuộc và 9 Công ty con 100% vốn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện và 9 Công ty con sở hữu trên 50% vốn hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn và sản xuất điện. Tổng số lao động của EVN năm 2016 khoảng 103.621 nghìn người.

+ Với quy mô hoạt động lớn, bộ máy hoạt động của EVN được sắp xếp bài bản, có quy củ, đảm bảo cho hoạt động của Tập đoàn được ổn định.

- Đánh giá về năng lực quản trị điều hành

Nhìn chung, Ban Lãnh đạo của EVN đều là người có trình độ chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực điện năng, có năng lực điều hành, trình độ quản lý tương đối tốt, đảm bảo cho hoạt động của Tập đoàn được phát triển ổn định theo đúng định hướng của Chính Phủ. Cho đến nay, EVN vẫn tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm cao hơn mức tăng trưởng GDP hàng năm, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

51

- Đánh giá về hoạt động và triển vọng của khách hàng Bảng 2.5: Phân Tích SWOT EVN

Kênh phân phối

■ Đã thiết lập hệ thống kênh phân phối rộng khắp, phủ kín đất nước, có thể cung cấp sản phẩm đến hầu hết người tiêu dùng

■ Kênh phân phối đang ngày càng được phát triển theo hướng hiện đại hóa thông qua việc kết nối dịch vụ thu hộ tiền điện với nhiều Ngân hàng, Công ty tài chính

■ Việc thu tiền điện vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống, thu trực tiếp tại nhà/hộ gia đình, phát sinh chi phí, nhân lực. Kênh thu hộ qua hệ thống ngân hàng, công ty tài chính còn chưa phổ biến

CƠ HỘI THÁCH THỨC

"Thị trường

■ Nhu cầu sử dụng điện năng của nền kinh tế là rất lớn và ngày càng gia tăng

■ Cung và cầu điện năng trên thị trường vẫn trong tình trạng mất cân đối

■ Chủ trương tạo lập thị trường điện cạnh tranh của Chính Phủ

■ Nguồn vốn đầu tư để xây dựng, phát triển các Dự án Nguồn điện là rất lớn Sản phẩm,

dịch vụ

■ Ứng dụng công nghệ thông tin giúp tăng năng suất, giảm chi phí trong việc cung ứng sản phẩm ra thị trường

■ Công nghệ điện năng ở nước ta còn tương đối lạc hậu, cần được đầu tư, hiện đại hóa

Kênh phân phối

■ Nhiều tổ chức sản sàng hợp tác để phát triển kênh phân phối

■ Việc phát triển thu hộ tiền điện thông qua kênh thu hộ từ ngân hàng, công ty tài chính sẽ phát sinh chi phí thu hộ

STT Nội dung Văn bản/hồ sơ

1.

Giao đất cho EVN thực hiện đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1

Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của UBND Tỉnh Quảng Bình

2.

Giấy chứng nhận đầu tư đăng ký đầu tư

Chứng nhận đầu tư ngày 17/4/2017 của Ban QL Khu Kinh tế thuộc UBND Tỉnh Quảng Bình 3.

Điều chỉnh Tong mức đầu tư Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1

Quyết định số 7871/BCT-ĐL của Bộ Công Thương và Quyết định số 182/QĐ-EVN ngày 29/09/2017, thông qua sự ủy quyền của Bộ Công Thương tại Quyết định số 7889/BCT-ĐL ngày 28/08/2017

4.

Điều chỉnh thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư dự án Cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch

5.

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Quyết định số 1296/QĐ-BCT ngày 17/4/2017

6. Chuyển giao chủ đầu tư Dự ántừ PVN về EVN -15/10/2016 của Thủ tướng Chính Phủ.Quyết định số 1828/TTg-KTN ngày

(nguồn: Ban Khách hàng Doanh nghiệp Lớn - BIDV)

c) Thẩm định về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

Trên thực tế có những dự án phải ngừng hoạt động khi chưa hết hạn do chủ

52

đầu tư không đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh để dự án vận hành, chính vì thế tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty phải được xem xét kỹ trước khi thẩm định dự án. Để có thể kết luận về tình hình tài chính của công ty thì cán bộ thẩm định có thể dựa vào một số chỉ tiêu như: tình hình dư nợ, nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh...

2.2.3.2. Thẩm định về dự án

Nội dung 1: Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án

Thẩm định tính phù hợp của dự án với văn bản pháp luật, với định hướng của Đảng và Chính phủ, đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thẩm định vì dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển xã hội, quy hoạch của ngành, quy hoạch xây dựng và với các văn bản pháp luật hiện hành.

Ví dụ minh họa: Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1:

STT Nội dung Văn bản/hồ sơ

- Công văn số 3268/TCNL-KH&QH của Bộ Công Thương.

- Các hồ sơ, biên bản làm việc giữa PVN và EVN

7.

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quyết định số 1398/QĐ-BTNMT ngày 13/7/2011 (Tại thời điểm PVN làm chủ đầu tư)

(Nguồn: Ban Khách hàng doanh nghiệp lớn - BIDV, 2017)

Nhận xét: về cơ bản Chủ đầu tư đã hoàn thiện tương đối đầy đủ các hồ sơ pháp lý của dự án và đang trong quá trình hoàn thiện các hồ sơ pháp lý quan trọng như sau:

- Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt phương án Phòng cháy chữa cháy.

Nội dung 2: Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và thị trường đầu ra của dự án

❖Đánh giá về sự cần thiết phải đầu tư dự án:

Điện lực là một ngành đặc thù, có vai trò quan trọng chiến lược cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Theo Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016, Nhiệt điện vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu điện năng quốc gia, mục tiêu đến năm 2020 và 2030 công suất các nhà máy nhiệt điện chiếm trên 43% sản lượng điện của cả nước.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ban đầu được giao cho PVN làm chủ đầu tư, dự kiến đi vào vận hành thương mại từ năm 2015, song đến thời điểm hiện tại, dự án bị đình trệ, khối lượng đã thi công, xây dựng không đáng kể. Theo đó, với vai trò là doanh nghiệp đầu ngành, việc EVN nhận chuyển giao dự án theo chỉ đạo của Chính phủ sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh điện năng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt là tại khu vực Miền Trung, Miền Nam trong thời gian tới.

Xét về trên phương diện kinh tế và xã hội địa phương, Dự án có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng. Với quy mô đầu tư lớn, Dự án sẽ góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ sự phát triển

STT Nội dung Giá trị trước thuế (triệu

VND)

Thuế VAT Giá trị sau thuế (triệu

VND)

Giá trị sau thuế (USD)

54

của các ngành công nghiệp khác: xi măng, đá vôi, cơ khí,... tạo điều kiện công ăn việc làm cho nhân dân trong khu vực, cải thiện kinh tế xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, tạo diện mạo, cảnh quan mới trong khu vực và kết nối đồng bộ với các ngành kinh tế, dịch vụ khác trong vùng.

❖ Đánh giá thị trường đầu ra của dự án: là việc thẩm định xem xét văn bản thỏa thuận phương án đấu nối của chủ đầu tư với Công ty mua bán điện (EVN). Việc tiêu thụ sản phẩm của dự án Điện có sự khác biệt so với các dự án sản xuất khác đó là người mua là người độc quyền. Các chủ đầu tư dự án điện chỉ có thể bán điện cho Công ty mua bán điện (EVN) chứ không thể bán trực tiếp đến người tiêu dùng trong nước được. Do đó thẩm định khía cạnh tiêu thụ sản phẩm của dự án Điện chính là xem xét lại văn bản thỏa thuận phương án đấu nối và giá bán điện thỏa thuận giữa chủ đầu tư với EVN so với giá thành thực tế của dự án.

Ví dụ: Thị trường đầu ra của dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 được đảm bảo do EVN là Chủ đầu tư đồng thời là đơn vị điều hành thị trường điện thương phẩm hiện tại.

Nội dung 3: Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án

Để đánh giá công suất của dự án đã phù hợp hay chưa thì cán bộ thẩm định cần phải rà soát lại các văn bản tài liệu báo cáo về thiết kế của dự án do đơn vị tư vấn cung cấp để từ đó xác định lại công suất dự án mà chủ đầu tư đưa ra đã phù hợp chưa.

Ví dụ minh họa: Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1: - Vị trí địa lý:

Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I được xây dựng tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Với đặc điểm vị trí của Dự án, trong hoàn cảnh một số sự cố môi trường nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian gần đây (sự cố ô nhiểm biển ở Miền Trung của Formosa, sự cố xả thải của Nhiệt điện Vĩnh Tân 1.) sẽ có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công, xây dựng của Dự án

Một phần của tài liệu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w