6. Cấu trúc luận văn
2.3. Đánh giá chung về công tác thẩm định tín dụng đối với các Doanh nghiệp
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Qua nghiên cứu với 50 cán bộ BIDV SGDl bao gồm 5 cán bộ Quản lý rủi ro và 45 cán bộ Quản lý khách hàng về công tác thẩm định tín dụng đối với công tác thẩm định tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngành Điện tại BIDV SGD1, cách thức khảo sát : phỏng vấn trực tiếp, các yếu tố khảo sát gồm : Về quy trình thẩm định, về phương án thẩm định, về trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, về tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định, về vấn đề thông tin và xử lý thông tin, về trang thiết bị công nghệ. Kết quả khảo sát như sau :
- về quy trình thẩm định : Qua khảo sát và thực tế cho thấy quy trình thẩm định của Chi nhánh Sở giao dịch 1 hiện tại là tương đối đầy đủ các nội dung, đáp ứng các chính sách của BIDV và của các Bộ, Ngành liên quan. Quy trình thẩm định đã có sự chuyên môn hóa của từng phòng ban bao gồm phòng Quản lý khách hàng và phòng Quản lý rủi ro 1, Ban KHDNL, Ban QLRRTD.... trong quá trình thẩm định, chi nhánh được sự hỗ trợ tận tình về mặt chuyên môn, tư vấn các đặc điểm cá biệt của từng dự án từ Ban KHDNL, thời gian được quy định rõ ràng, tiết kiệm được thời gian xử lý hồ sơ.
- về Phương pháp thẩm định : Phương pháp thẩm định dự án ngành Điện của BIDV bao gồm các phương pháp: Thẩm định theo trình tự; phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu; Phương pháp độ nhạy; Phương pháp triệt tiêu rủi ro. So với các ngân hàng thương mại thì những phương pháp mà BIDV sử dụng khá đầy đủ và hiệu quả. Các phương pháp này đều là những phương pháp đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và cho kết quả chính xác về hiệu quả cho vay của dự án xin vay vốn. Cán bộ thẩm định của BIDV đã triển khai áp dụng tất cả các phương pháp thẩm định trên trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn. Những phương pháp thẩm định được áp dụng xen kẽ trong quá trình thẩm định dự án để có thể khắc phục bổ sung cho nhau để có thể cho kết quả thẩm định tốt nhất. Hệ thống văn bản tách bạch rõ ràng nội dung phương pháp thẩm định chi tiết cho từng dự án đặc thù
68
về đặc điểm, chuyên môn giúp cho các cán bộ tại Chi nhánh chưa từng có kinh nghiệm cũng có được bức tranh toàn cảnh về việc thẩm định dự án Điện một cách hiệu quả, tối ưu. Theo thực tế khảo sát, 100% cán bộ rất đồng ý về các phương pháp thẩm định hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, khẩu vị rủi ro của BIDV - CN SGD1, các chỉ tiêu về thẩm định dự án thủy điện, nhiệt điện đã phù hợp với đặc thù của từng ngành. Các phương pháp thẩm định được sử dụng từ lý thuyết cho tới thực tế, khảo sát, thẩm định trực tiếp tại địa hình của từng Dự án để có cái nhìn tổng thể về vị trí địa lý, quy mô dự án, từ đó áp dụng các phương pháp tính toán kết hợp với
các phương pháp xử lý số liệu máy tính để đưa ra kết quả thẩm định chính xác nhất. - về nội dung thẩm định: Nội dung thẩm định dự án ngành Điện tại BIDV tương đối đầy đủ, bao gồm: Thẩm định về hồ sơ pháp lý dự án; Đầu ra Dự án; Yếu tố Kỹ thuật; Năng lực quản lý, vận hành; Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ; Tài sản Bảo đảm; Rủi ro và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Các nội dung được tiến hành áp dụng cho quá trình thẩm định dự án ngành Điện đều là các nội dung chuẩn mực theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cán bộ thẩm định trong hệ thống BIDV đều được đào tạo để nắm bắt được và áp dụng các nội dung thẩm định này trong quá trình thẩm định dự án. Việc sử dụng đầy đủ các nội dung thẩm định như trên đã giúp cho cán bộ thẩm định có thể đưa ra những tham mưu đúng đắn cho Ban Khách hàng Doanh nghiệp lớn, Ban Quản lý rủi ro Tín dụng ra quyết định chính xác trong việc cho vay vốn
- về đội ngũ cán bộ thẩm định:
Đội ngũ cán bộ thẩm định của hệ thống BIDV có nhiều kinh nghiệm làm việc và có năng lực trong công tác thẩm định tín dụng các dự án Điện. Đội ngũ cán bộ thẩm định đều được tuyển dụng từ các trường đại học như ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Ngoại thương...nên đều là những người có năng lực trong công việc và làm việc đúng ngành đúng nghề đã học. Ngoài ra BIDV còn thường xuyên tổ chức các đợt học chuyên đề để thường xuyên trau dồi kiến thức thực tế cho các bộ thẩm định trong quá trình làm việc. Chính những chính sách đào tạo tuyển dụng hợp lý như vậy của BIDV nên đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc rất hiệu quả, đã tham mưu cho Ban Lãnh đạo đưa ra quyết định rất sáng
69
suốt trong việc ra quyết định cho vay với dự án xin vay vốn. Theo khảo sát, các cán bộ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã thực hiện phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong quá trình thẩm định, đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nắm rõ các quy định, văn bản, thông tư liên quan đến các khía cạnh của dự án.
Những năm qua chất lượng công tác thẩm định dự án Điện ngày càng được cải thiện nhờ có đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc hiệu quả, phương pháp thẩm định tiên tiến và đầy đủ; Nội dung thẩm định bao quát được toàn bộ dự án. Qua đó có thể co thấy công tác thẩm định dự án Điện tại BIDV đang ngày càng hoàn thiện hơn và đạt được những kết quả tốt. Để đạt được kết quả này là sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ thẩm định đã rất sát sao trong việc tổ chức thẩm định, đi sâu tìm hiểu về những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến ngành Điện, những yếu tố quyết định về hiệu quả của dự án Điện để từ đó tham mưu cho ban lãnh đạo ra quyết định vay vốn đối với những dự án có tính khả thi cao, mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng, đồng thời thu hồi được nợ nhanh chóng.
- về khách hàng: Hiện nay khách hàng ngành điện vẫn chủ yếu là các công ty thuộc tập đoàn điện lực EVN, đây đều là khách hàng tốt, vay trả đúng hạn do có nguồn thu ổn định do có lợi thế hơn các doanh nghiệp ngoài ngành trong đàm phán điều chỉnh giá mua bán điện để đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên một số khách hàng thủy điện đã gặp khó khăn do chưa quan tâm quá trình nghiên cứu dự án đầu tư dẫn tới sai lệch tổng mức đầu tư, các thông số đầu vào dự án từ đó phá vỡ cấu trúc tài chính của dự án và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- về tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định : Việc thẩm định dự án được thông qua Chi nhánh và Hội sở chính, tại chi nhánh được thực hiện bởi phòng Khánh hàng doanh nghiệp phụ trách trực tiếp doanh nghiệp và phòng Quản lý rủi ro 1 chịu trách nhiệm thẩm định lại tính rủi ro của dự án. Sau đó tùy theo quy mô của dự án để thực hiện trình lên các Ban của Hội Sở chính (Ban KHDNL, QLRRTD). Sau khi thực hiện thẩm định hiệu quả dự án và phê duyệt cho vay, BIDV thực hiện quản lý, định giá lại các tài sản bảo đảm trong suốt thời gian vay vốn, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ cho vay, hồ sơ giải ngân một cách chặt chẽ, đây cũng là ý kiến đánh giá của các cán bộ tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 tại mẫu khảo sát, ngoài ra định kỳ
Năng lượng Giá điện bq quy dẫn (UScents/kwh) Giá mua (UScents/kwh ) Vòng đời dự án (năm) Thời gian xây lắp (năm) Điện than 4- 6 6,911 40~ 5^ Thủy điện 2- 4 4-6 40~ 5^ 70
các cán bộ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo tư vấn, xử lý công việc đúng theo quy định, đảm bảo chất lượng.
- về rủi ro: Trong ngắn hạn rủi ro ngành điện thấp hơn các ngành khác nhưng về dài hạn có khá nhiều rủi ro như rủi ro trong quá trình đầu tư, tăng giá vốn, giá năng lượng, nguồn năng lượng giới hạn, rủi ro trong vận hành nhà máy, Một số nhà máy nhiệt điện như Mông Dương, Uông Bí, Phả Lại vay ngoại tệ sẽ đối mặt rủi ro tỷ giá rất cao do nguồn thu chủ yếu là VND, không có nguồn thu ngoại tệ.
Rủi ro của các dự án điện than và năng lượng tái tạo là tương đối khác nhau, trong khi rủi ro các dự án điện than thường phát sinh trong quá trình đầu tư, xây lắp thì rủi ro các dự án năng lượng tái tạo thường phát sinh khi dự án đã đi vào vận hành chính thức. Các dự án điện than thường có hiệu quả tài chính tốt nếu đảm bảo được quá trình đầu tư, vận hành đúng yêu cầu và tiến độ và chi phí.
- về cơ chế chính sách của Nhà Nước: Các cam kết của Chính Phủ về chống biến đổi khí hậu thông qua chính sách cắt giảm khí thải, hiệu ứng nhà kính đã tác động cơ chế chính sách quan tâm hỗ trợ nhiều hơn trong phát triển năng lượng tái tạo nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì nguồn điện than là nguồn năng lượng chủ lực do chưa có nguồn năng lượng chắc chắn và đủ lớn để thay thế. Tuy nhiên trong dài hạn, khi nguồn cung điện có thể đáp ứng nhu cầu phù hợp, thì các chính sách hạn chế phát triển điện than sẽ được xây dựng rõ ràng, mạnh mẽ hơn và ở chiều ngược lại đối với các nguồn năng lượng tái tạo.
- về hiệu quả kinh tế xã hội:
+ Xét trên chi phí vận hành rõ ràng điện than sẽ không có lợi thế so với năng lượng tái tạo do nguyên liệu đầu vào điện than sẽ phải sử dụng khối lượng than rất lớn lên tới triệu tấn/MW trong khi năng lượng tái tạo sử dụng năng lượng nhiên nhiên hoàn toàn có sẵn không phải trả chi phí.
+ Xét trên hiệu quả kinh tế tổng thể thì điện than sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn đối với cả Chính Phủ và nhà đầu tư. Tuy nhiên xét tổng hòa lợi ích toàn xã hội thì năng lượng tái tạo sẽ ngày càng có hiệu quả hơn trong dài hạn do chi phí ngày càng giảm và không gây mô nhiễm môi trường.
71
+ Điện mặt trời mặc dù là nguồn năng lượng đi sau điện gió trong thời gian qua nhưng tới đây điện mặt trời sẽ là nguồn được các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế quan tâm nhiều hơn do đã đạt được mặt bằng giá tại Việt Nam tốt hơn so với các dự án điện gió.
Điện gió 6-
9 7-8 25 T
(Nguồn: Ban Khách hàng Doanh nghiệp Lớn - BIDV)
Như vậy xét trên hiệu quả kinh tế thì điện than sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn đối với cả Chính Phủ và nhà đầu tư, tuy nhiên xét trên tổng hòa lợi ích toàn xã hội thì năng lượng tái tạo sẽ ngày càng có hiệu quả trong dài hạn. Trong đó điện mặt trời sẽ là nguồn năng lượng tái tạo được quan tâm đầu tư trong thời gian tới tại Việt Nam.