- Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.052 km2 , dân số hơn 80 vạn ngƣời, 80% là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc, có Quốc lộ 1A và Đƣờng sắt Bắc - Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu quốc tế Cha Lo và cửa khẩu Cà Ròong tiếp giáp với nƣớc bạn Lào; cảng biển Hòn La. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hƣớng ra biển trong phát triển và giao lƣu kinh tế. Vị trí địa lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông (Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013, Niên giám thống kê).
- Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại vào đầu những năm 90, ngày 11/8/1993, Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan đã ký quyết định số 294/TCHQ-TCCB thành lập Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, đánh dấu bƣớc phát triển quan trọng của tỉnh Quảng Bình cũng nhƣ mở ra một trang sử mới của lực lƣợng Hải quan trên mảnh đất Miền Trung Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ là : quản lý nhà nƣớc về hoạt động XNK, XNC và đầu tƣ nƣớc ngoài qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Buổi đầu mới thành lập, Cục Hải quan Quảng Bình chỉ có 28 ngƣời. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, cơ bản đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nhà, tiến trình cải cách hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của ngành Hải quan.
- Đến nay, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình có 151 công chức và hợp đồng lao động, đƣợc biên chế tại 7 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó có Chi cục KTSTQ
(xem Sơ đồ 3.1). Nhƣ vậy, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình vừa làm nhiệm vụ thông quan hàng hoá XNK, vừa làm nhiệm vụ kiểm tra lại những công việc đã làm tại khâu thông quan, đó là KTSTQ.
CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH
Văn Phòng Phòng Nghiệp vụ Chi cục kiểm tra sau thông quan Chi cục HQCK Cảng Hòn La Chi cục HQCK Cha Lo Chi cục HQCK Cà Roòng Đội Kiểm soát Hải quan
Sơ đồ 3.1 : Tổ chức bộ máy cục Hải quan Quảng Bình
(Nguồn : Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình)
3.1.2 Lịch sử hình thành lực lượng kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
- Cũng nhƣ toàn ngành, lực lƣợng kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đƣợc thành lập theo Quyết định số 37/2003/QĐ- BTC ngày 17/3/2003 của Bộ Tài Chính. Thời đểm này đƣợc gọi là Phòng Kiểm tra sau thông quan, với biên chế chỉ có 4 đồng chí, gồm 01 Trƣởng phòng và 03 công chức.
- Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và phù hợp với Luật Hải quan sửa đổi, ngày 06/6/2006, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC về việc thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Nhƣ vậy, từ tháng 6/2006 Phòng KTSTQ đƣợc đổi tên thành Chi cục KTSTQ.
- Chi cục KTSTQ có 12 công chức, trong đó có 01 Chi cục trƣởng và 01 Phó Chi cục trƣởng
3.2 Mô hình tổ chức bộ máy của lực lƣợng kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình Hải quan tỉnh Quảng Bình
3.2.1 Phân tích Mô hình
cục KTSTQ, đƣợc cơ cấu tổ chức trực thuộc Cục, chịu sự chỉ đạo trực tiếp Cục Hải quan tỉnh, bên cạnh đó còn chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ từ Cục KTSTQ (trực thuộc TCHQ). Đây cũng là mô hình cơ cấu tổ chức chung cho lực lƣợng hải quan của 34 Cục Hải quan trên cả nƣớc theo Quyết định của Bộ Tài Chính.
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, bên cạnh việc thực hiện giải quyết thủ tục thông quan hàng hoá XNK (giai đoạn tiền kiểm) thì phải thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm những công việc đã thực hiện tại giai đoạn tiền kiểm, đó là Kiểm tra sau thông quan. Nhƣ vậy, mô hình này bị “ràng buộc” sự chỉ đạo của Cục, trong khi Cục vừa giải quyết thủ tục thông quan vừa thực hiện tổ chức kiểm tra sau thông quan, nghĩa là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
- So với mô hình tổ chức bộ máy của Cục KTSTQ, do đơn vị này không có nhiệm vụ giải quyết thủ tục thông quan, chỉ làm nhiệm vụ KTSTQ, nên rõ ràng không bị “ràng buộc” gì về trách nhiệm có liên quan nếu phát hiện vụ việc sai trái tại khâu thông quan.
- Nếu tiếp tục đối chiếu với các mô hình tổ chức của Nhật Bản và Singapore nêu tại Chƣơng 3, thấy rằng hoạt động theo mô hình “trực thuộc Cục” sẽ giảm tính hiệu quả.
3.2.2.Cơ chế luân chuyển
Theo quy định của TCHQ thì cứ theo định kỳ 3 năm một lần, công chức thuộc các đơn vị trong nội bộ Cục phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, nghĩa là: Công chức A làm tại Chi cục KTSTQ từ năm 2010-2012, năm 2013 phải chuyển đi đơn vị khác thuộc Cục (có thể là Chi cục HQCK hoặc các phòng tham mƣu). Nhƣ vậy, Công chức tại Chi cục KTSTQ, “hôm nay” là ngƣời kiểm tra nhƣng ngày mai có thể là “đối tƣợng bị kiểm tra” vì đã luân chuyển đến Chi cục HQCK và liên quan đến hồ sơ, hàng hoá đang chịu sự kiểm tra sau thông quan. Nên rõ ràng “Cơ chế luân chuyển”, bên cạnh việc góp phần ngăn chặn tiêu cực theo nhƣ mục tiêu của việc luân chuyển (?) thì dẫn đến hệ quả là tạo tâm lý công chức làm công tác KTSTQ làm việc cầm chừng, bị chi phối, nể nang, né tranh, chờ luân chuyển và không chuyên tâm thực hiện nhiệm vụ nên hiệu quả công việc không cao.
3.3 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục kiểm tra sau thông quan
Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của Pháp luật có liên quan với những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nhƣ sau:
1. Trình Cục trƣởng chƣơng trình, kế hoạch hàng năm về công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh.
2. Giúp Cục trƣởng trong việc quản lý, chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phúc tập hồ sơ hải quan và kiểm tra sau thông quan trong phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh.
3. Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin trong và ngoài ngành để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
4. Giúp Cục trƣởng trong việc ra quyết định kiểm tra sau thông quan 5. Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật. 6. Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tham mƣu cho Cục trƣởng trong việc xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính (phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan) thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trƣởng.
7. Thực hiện việc ấn định, truy thu, truy hoàn tiền thuế và các khoản thu khác theo kết luận kiểm tra sau thông quan và quy định của pháp luật.
8. Trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, nắm tình hình, thu thập thông tin, tiếp nhận tin báo, tố giác phục vụ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.
9. Giúp Cục trƣởng sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác phúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh.
10. Thông qua công tác kiểm tra sau thông quan, giúp Cục trƣởng phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những thiếu sót, bất cập trong quy định và tổ chức thực
hiện chính sách, pháp luật, quy trình, quy định nghiệp vụ của ngành, của Cục Hải quan tỉnh.
11. Tuyên truyền pháp luật về kiểm tra sau thông quan.
12. Thực hiện lƣu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu kiểm tra sau thông quan theo quy định.
13. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trƣởng Cục Hải quan tỉnh giao.
3.4. Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến 2013 năm 2010 đến 2013
3.4.1 Tình hình hoạt động XNK của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quảng Bình
Cùng với cả nƣớc, hoạt động kinh doanh XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều tăng trƣởng hàng năm, trung bình tốc độ tăng là 18%. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK chủ yếu là các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa. Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Lào; nhập khẩu chủ yếu từ các nƣớc Thái Lan, Lào, Trung Quốc. Hàng hoá xuất nhập khẩu là: Gỗ tự nhiên, khoáng sản, trái cây, hàng tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp, phân bón, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị của các dự án đầu tƣ. Tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh trung bình một năm là 256 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngoài tỉnh chiếm hơn 60%.
Nhƣ vậy, bức tranh chung về hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là không lớn, không đa dạng nếu so sánh với các địa phƣơng khác nhƣ Đà Nẵng, Hải Phòng hay Thành phố Hồ Chí Minh và đang ở mức trung bình so với cả nƣớc. Tuy nhiên, số tờ khai làm thủ tục thông quan hàng hóa có tốc độ tăng rất lớn (trung bình là 40%), đây là đối tƣợng phải kiểm tra sau thông quan. Xem Bảng số 3.1
Bảng số 3.1 Số liệu thu thuế, kim ngạch XNK và tờ khai từ 2010- 2013 Năm Số tờ khai (tờ) Số thuế nộp ngân sách
(tỷ đồng)
Kim ngạch (triệu USD)
2010 2.767 243 150,4
2011 5.269 280 190,94
2012 9.168 328 519,2
2013 13.295 372 1.681,6
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, báo cáo tổng kết 2010, 2011, 2012, 2013)
3.4.2 Đối tượng Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Bình
- Chủ thể KTSTQ gồm hai cấp, ở cấp Tổng cục Hải quan là Cục KTSTQ, ở cấp cục hải quan địa phƣơng là chi cục KTSTQ. Khách thể của KTSTQ là các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động XNK. Các cục hải quan địa phƣơng chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về hải quan thuộc phạm vi địa bàn quản lý hải quan của mình, do chi cục KTSTQ trực thuộc cục hải quan tỉnh Quảng Bình chỉ đƣợc phép thực hiện KTSTQ trong phạm vi địa tỉnh Quảng Bình. Nhƣ vậy, khách thể KTSTQ của chi cục KTSTQ chỉ giới hạn là các doanh nghiệp có hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Hay nói cách khác, đối tƣợng KTSTQ tại Chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình là toàn bộ doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh và số tờ khai tại Bảng 3.1 nêu trên.
3.4.3 Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
- Tại Chi cục KTSTQ, mỗi cuộc KTSTQ đều đƣợc thực hiện theo qui trình gồm 3 giai đoạn: trước khi kiểm tra, thực hiện kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Ba giai đoạn này, cơ bản đƣợc thực hiện theo các bƣớc qui định tại Qui trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/07/2009 của Tổng cục trƣởng TCHQ. Cả 3 giai đoạn này đều áp dụng cho cả Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở doanh nghiệp. Về cơ bản, nội dung các công việc của giai đoạn Trƣớc kiểm tra và Kết thúc kiểm tra đều giống nhau; giai đoạn Thực hiện kiểm tra có cách thực hiện hiện khác nhau giữa tại Trụ sở cơ quan và tại Trụ sở doanh nghiệp.
thể, Chi cục KTSTQ đã bố trí nhân sự thành 02 Tổ, mỗi tổ có 01 tổ trƣởng phụ trách, 5 công chức thừa hành. Việc phân chia công chức thành các Tổ nghiệp vụ theo các tiêu chí: số lƣợng công chức, kinh nghiệm công tác, khả năng trình độ chuyên sâu về từng lĩnh vực. Nhân sự các tổ có đầy đủ các yếu tố đó và cơ bản là tƣơng đƣơng nhau. Bắt đầu từ việc thu thập thông tin đến khi tiến hành KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở doanh nghiệp đều đƣợc thực hiện theo từng Tổ nghiệp vụ này. Việc tổ chức theo Tổ nghiệp vụ để thực hiện 1 cuộc KTSTQ, từ lúc thu thập thông tin đến khi kết thúc kiểm tra sẽ giúp các thành viên trao đổi thông tin dễ dàng và có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn trong công việc.
3.4.3.1 Giai đoạn Trước khi kiểm tra
Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: thu thập, xử lý thông tin; xác định đối tƣợng kiểm tra và phạm vi kiểm tra; thu thập, phân tích thông tin về đối tƣợng kiểm tra đã đƣợc xác định.
- Thu thập, xƣ lý thông tin: thông tin đƣợc thu thập từ nhiều từ khâu thông quan, từ kết quả của một cuộc KTSTQ trƣớc đó, từ việc phối hợp với các lực lƣợng khác trong và ngoài ngành hải quan hoặc do lãnh đạo cấp trên chuyển xuống. Dữ liệu ban đầu cần có để phân tích thông tin đƣợc kết xuất từ các hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan (bao gồm: từ hệ thống thông quan tự động (VNNACS/VCIS), cơ sở dữ liệu quản lý giá tính thuế (GTT02), cơ sở dữ liệu về vi phạm hành chính về hải quan, kế toán thuế XNK. Sau khi tổng hợp lại các thông tin đã thu thập đƣợc, công chức thu thập thông tin tiến hành phân tích, xử lý theo từng lĩnh vực. Cụ thể: đối với lĩnh vực trị giá, tiến hành so sánh đối chiếu giá khai báo với dữ liệu giá tính thuế, với danh mục quản lý rủi ro về giá, với giá do đa số các doanh nghiệp khác kê khai đã đƣợc hải quan chấp nhận, với mức giá đã đƣợc hải quan cửa khẩu hoặc KTSTQ ấn định đối với doanh nghiệp khác, với giá bán trên thị trƣờng nội địa sau khi trừ các chi phí và lãi ƣớc tính, với mức giá ghi trên các chứng từ khác…
- Dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, căn cứ vào các thông tin đã thu thập đƣợc, công chức KTSTQ sẽ xác định đƣợc đối tƣợng kiểm tra bao gồm lĩnh vực, mặt
hàng sẽ đƣợc kiểm tra và lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra. Phạm vi kiểm tra đƣợc xác định gồm kiểm tra chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán có liên quan đến lĩnh vực, mặt hàng đã đƣợc xác định kiểm tra, nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Phạm vi về thời gian kiểm tra đƣợc xác định không quá 05 năm kể từ ngày mở tờ khai hải quan đến ngày tiến hành KTSTQ.
Nhƣ vậy, Sản phẩm của giai đoạn này là đã xác định đƣợc đối tƣợng (Doanh nghiệp, hồ sơ) và phạm vi cần kiểm tra sau thông quan.
Ví dụ: Năm 2013, Chi cục KTSTQ đã xác định đƣợc danh sách các Doanh nghiệp cần kiểm tra (bao gồm tất cả hồ sơ có liên quan). Cụ thể:
Bảng 3.2 Danh sách Doanh nghiệp cần kiểm tra năm 2013
TT Tên doanh nghiệp
(mã số thuế, địa chỉ) Mặt hàng kiến kiểm tra Thời gian dự
1
Doanh nghiệp tƣ nhân Huyền Anh
Mã số thuế: 3100326554
Địa chỉ: Số 236- đường Trần Hưng Đạo, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Trâu bò sống dùng để làm thịt nhập khẩu
Quý I/2013 2 Doanh nghiệp tƣ nhân Hà Quỳnh Mã số thuế: 3100297649
Địa chỉ: Tiểu khu 5, Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Gỗ các loại nhập khẩu, xuất khẩu tạm nhập tái xuất
3
Công ty TNHH XNK Toàn Lộc.
Mã số thuế: 3100419914
Địa chỉ: Khu công nghiệp Bắc Quảng Bình, Phường Băc Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Gỗ các loại xuất khẩu, nhập khẩu,