3.2.2 .Cơ chế luân chuyển
3.4. Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình từ năm
năm 2010 đến 2013
3.4.1 Tình hình hoạt động XNK của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quảng Bình
Cùng với cả nƣớc, hoạt động kinh doanh XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều tăng trƣởng hàng năm, trung bình tốc độ tăng là 18%. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK chủ yếu là các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa. Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Lào; nhập khẩu chủ yếu từ các nƣớc Thái Lan, Lào, Trung Quốc. Hàng hoá xuất nhập khẩu là: Gỗ tự nhiên, khoáng sản, trái cây, hàng tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp, phân bón, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị của các dự án đầu tƣ. Tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh trung bình một năm là 256 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngoài tỉnh chiếm hơn 60%.
Nhƣ vậy, bức tranh chung về hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là không lớn, không đa dạng nếu so sánh với các địa phƣơng khác nhƣ Đà Nẵng, Hải Phòng hay Thành phố Hồ Chí Minh và đang ở mức trung bình so với cả nƣớc. Tuy nhiên, số tờ khai làm thủ tục thông quan hàng hóa có tốc độ tăng rất lớn (trung bình là 40%), đây là đối tƣợng phải kiểm tra sau thông quan. Xem Bảng số 3.1
Bảng số 3.1 Số liệu thu thuế, kim ngạch XNK và tờ khai từ 2010- 2013 Năm Số tờ khai (tờ) Số thuế nộp ngân sách
(tỷ đồng)
Kim ngạch (triệu USD)
2010 2.767 243 150,4
2011 5.269 280 190,94
2012 9.168 328 519,2
2013 13.295 372 1.681,6
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, báo cáo tổng kết 2010, 2011, 2012, 2013)
3.4.2 Đối tượng Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Bình
- Chủ thể KTSTQ gồm hai cấp, ở cấp Tổng cục Hải quan là Cục KTSTQ, ở cấp cục hải quan địa phƣơng là chi cục KTSTQ. Khách thể của KTSTQ là các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động XNK. Các cục hải quan địa phƣơng chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về hải quan thuộc phạm vi địa bàn quản lý hải quan của mình, do chi cục KTSTQ trực thuộc cục hải quan tỉnh Quảng Bình chỉ đƣợc phép thực hiện KTSTQ trong phạm vi địa tỉnh Quảng Bình. Nhƣ vậy, khách thể KTSTQ của chi cục KTSTQ chỉ giới hạn là các doanh nghiệp có hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Hay nói cách khác, đối tƣợng KTSTQ tại Chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình là toàn bộ doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh và số tờ khai tại Bảng 3.1 nêu trên.
3.4.3 Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
- Tại Chi cục KTSTQ, mỗi cuộc KTSTQ đều đƣợc thực hiện theo qui trình gồm 3 giai đoạn: trước khi kiểm tra, thực hiện kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Ba giai đoạn này, cơ bản đƣợc thực hiện theo các bƣớc qui định tại Qui trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/07/2009 của Tổng cục trƣởng TCHQ. Cả 3 giai đoạn này đều áp dụng cho cả Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở doanh nghiệp. Về cơ bản, nội dung các công việc của giai đoạn Trƣớc kiểm tra và Kết thúc kiểm tra đều giống nhau; giai đoạn Thực hiện kiểm tra có cách thực hiện hiện khác nhau giữa tại Trụ sở cơ quan và tại Trụ sở doanh nghiệp.
thể, Chi cục KTSTQ đã bố trí nhân sự thành 02 Tổ, mỗi tổ có 01 tổ trƣởng phụ trách, 5 công chức thừa hành. Việc phân chia công chức thành các Tổ nghiệp vụ theo các tiêu chí: số lƣợng công chức, kinh nghiệm công tác, khả năng trình độ chuyên sâu về từng lĩnh vực. Nhân sự các tổ có đầy đủ các yếu tố đó và cơ bản là tƣơng đƣơng nhau. Bắt đầu từ việc thu thập thông tin đến khi tiến hành KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở doanh nghiệp đều đƣợc thực hiện theo từng Tổ nghiệp vụ này. Việc tổ chức theo Tổ nghiệp vụ để thực hiện 1 cuộc KTSTQ, từ lúc thu thập thông tin đến khi kết thúc kiểm tra sẽ giúp các thành viên trao đổi thông tin dễ dàng và có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn trong công việc.
3.4.3.1 Giai đoạn Trước khi kiểm tra
Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: thu thập, xử lý thông tin; xác định đối tƣợng kiểm tra và phạm vi kiểm tra; thu thập, phân tích thông tin về đối tƣợng kiểm tra đã đƣợc xác định.
- Thu thập, xƣ lý thông tin: thông tin đƣợc thu thập từ nhiều từ khâu thông quan, từ kết quả của một cuộc KTSTQ trƣớc đó, từ việc phối hợp với các lực lƣợng khác trong và ngoài ngành hải quan hoặc do lãnh đạo cấp trên chuyển xuống. Dữ liệu ban đầu cần có để phân tích thông tin đƣợc kết xuất từ các hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan (bao gồm: từ hệ thống thông quan tự động (VNNACS/VCIS), cơ sở dữ liệu quản lý giá tính thuế (GTT02), cơ sở dữ liệu về vi phạm hành chính về hải quan, kế toán thuế XNK. Sau khi tổng hợp lại các thông tin đã thu thập đƣợc, công chức thu thập thông tin tiến hành phân tích, xử lý theo từng lĩnh vực. Cụ thể: đối với lĩnh vực trị giá, tiến hành so sánh đối chiếu giá khai báo với dữ liệu giá tính thuế, với danh mục quản lý rủi ro về giá, với giá do đa số các doanh nghiệp khác kê khai đã đƣợc hải quan chấp nhận, với mức giá đã đƣợc hải quan cửa khẩu hoặc KTSTQ ấn định đối với doanh nghiệp khác, với giá bán trên thị trƣờng nội địa sau khi trừ các chi phí và lãi ƣớc tính, với mức giá ghi trên các chứng từ khác…
- Dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, căn cứ vào các thông tin đã thu thập đƣợc, công chức KTSTQ sẽ xác định đƣợc đối tƣợng kiểm tra bao gồm lĩnh vực, mặt
hàng sẽ đƣợc kiểm tra và lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra. Phạm vi kiểm tra đƣợc xác định gồm kiểm tra chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán có liên quan đến lĩnh vực, mặt hàng đã đƣợc xác định kiểm tra, nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Phạm vi về thời gian kiểm tra đƣợc xác định không quá 05 năm kể từ ngày mở tờ khai hải quan đến ngày tiến hành KTSTQ.
Nhƣ vậy, Sản phẩm của giai đoạn này là đã xác định đƣợc đối tƣợng (Doanh nghiệp, hồ sơ) và phạm vi cần kiểm tra sau thông quan.
Ví dụ: Năm 2013, Chi cục KTSTQ đã xác định đƣợc danh sách các Doanh nghiệp cần kiểm tra (bao gồm tất cả hồ sơ có liên quan). Cụ thể:
Bảng 3.2 Danh sách Doanh nghiệp cần kiểm tra năm 2013
TT Tên doanh nghiệp
(mã số thuế, địa chỉ) Mặt hàng kiến kiểm tra Thời gian dự
1
Doanh nghiệp tƣ nhân Huyền Anh
Mã số thuế: 3100326554
Địa chỉ: Số 236- đường Trần Hưng Đạo, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Trâu bò sống dùng để làm thịt nhập khẩu
Quý I/2013 2 Doanh nghiệp tƣ nhân Hà Quỳnh Mã số thuế: 3100297649
Địa chỉ: Tiểu khu 5, Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Gỗ các loại nhập khẩu, xuất khẩu tạm nhập tái xuất
3
Công ty TNHH XNK Toàn Lộc.
Mã số thuế: 3100419914
Địa chỉ: Khu công nghiệp Bắc Quảng Bình, Phường Băc Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Gỗ các loại xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất Quý II/2013 4
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình
Mã số thuế: 3100127799
Địa chỉ: Tiểu khu 14, phường Bắc Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Quặng titan các loại xuất khẩu.
5 Công ty TNHH Trang Phi Hùng; Mã số thuế: 3100377252; Địa chỉ: Tổ 6, tiểu khu 10, Phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Gỗ các loại xuất khẩu, nhập khẩu
Quý III/2013 6 Công ty TMDV Phƣơng Nam Mã số thuế: 3100194202 Gỗ các loại xuất khẩu, nhập khẩu,
Địa chỉ: Số 10-QuangTrung, Phường Hải Đình, TP Đồng Hớ, tỉnh Quảng Bình
tạm nhập tái xuất
7 Công ty TNHH Ngọc Toàn thuế: 3100566556 Mã số Địa chỉ: Đường Nguyễn Thái Học, Phường Nam Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Gỗ các loại xuất khẩu, nhập khẩu tạm nhập, tái xuất Quý IV/2013 8 Công ty Cổ phần Lâm sản và thƣơng mại Quảng Bình
Mã số thuế: 3100315369
Địa chỉ: số 32 Quang trung, phường Hải Đình, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Gỗ các loại xuất khẩu, nhập khẩu tạm nhập, tái xuất
(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình) 3.4.3.2 Giai đoạn 2- Thực hiện kiểm tra
Việc kiểm tra sau thông quan đƣợc tiến hành theo 2 loại: kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
* Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan:
- Việc kiểm tra đƣợc thực hiện tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Trên cơ sở Doanh nghiệp và hồ sơ đã xác định đƣợc tại giai đoạn trƣớc khi kiểm tra, tiến hành kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ trong hồ sơ hải quan, đối chiếu với các nội dung khai trong tờ khai hải quan. Tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể, từng loại hình XNK để kiểm tra sâu về trị giá tính thuế, thuế suất, xuất xứ, thanh toán qua ngân hàng...; các điều kiện đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế (miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế...); việc tuân thủ các quy định về chính sách quản lý hàng hoá XK, NK, quyền sở hữu trí tuệ…. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu xét thấy cần thiết thì Chi cục KTSTQ sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Việc giải trình có thể đƣợc thực hiện trực tiếp tại trụ sở Chi cục KTSTQ hoặc bằng văn bản, do doanh nghiệp lựa chọn. Nếu giải trình trực tiếp tại trụ sở thì, sau khi kết thúc làm việc, công chức kiểm tra lập Biên bản làm việc ghi lại nội dung buổi làm việc đó. Biên bản đƣợc ký bởi đại diện doanh nghiệp và trƣởng nhóm công chức thực hiện kiểm tra. Xem xét 2 trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau:
- Trƣờng hợp 1:
Từ ngày 23/7/2012 đến ngày 23/8/2012, Tổ nghiệp vụ 1 thuộc Chi cục KTSTQ tiến hành KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan đối với Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị (Địa chỉ: Đƣờng Nguyễn Du, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hòn La thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình; Phạm vi kiểm tra: trị giá tính thuế xuất khẩu của mặt hàng quặng Ilmenite Ti02≥52%, xuất xứ Việt Nam, thuộc các tờ khai xuất khẩu của Công ty từ ngày 31/5/2012 đến 30/6/2012. Lý do kiểm tra là do Công ty khai báo mức giá thấp hơn mức giá tại Danh mục quản lý rủi ro hàng xuất khẩu cấp Cục.
+ Kết quả kiểm tra: Sau khi Tổ nghiệp vụ kiểm tra các hồ sơ, so sánh, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của ngành hải quan và các thông tin thu thập đƣợc, khẳng định giá khai báo của doanh nghiệp là không trung thực, thấp hơn so với trị giá thực xuất khẩu.
+ Để có thêm căn cứ kế luận, Chi cục đã mời đại diện doanh nghiệp đến làm việc. Ngày 17/8/2012, Công ty cử đại diện đến làm việc và giải trình cung cấp thông tin về giá khai báo. Qua xem xét các thông tin và ý kiến giải trình của Công ty, Tổ kiểm tra đã đƣa ra các ý kiến chứng minh việc giải trình của Công ty là không thuyết phục, không rõ ràng, các ý kiến giải trình của Công ty còn mâu thuẫn và không có cơ sở. Do đó Tổ kiểm tra đã bác bỏ trị giá tính thuế. Doanh nghiệp đã chấp nhận ý kiến bác bỏ của cơ quan hải quan và ký vào Biên bản làm việc.
+ Căn cứ Điểm c-Khoản 7- Điều 15-Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ và Điểm 4.4.1.3 Điều 26 Thông tƣ 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK, Chi cục KTSTQ bác bỏ trị giá tính thuế và tiến hành xác định lại trị giá tính thuế. Số tiền truy thu sau khi xác định lại là 127.956.658 đồng. Doanh nghiệp đã nộp tiền vào ngân sách nhà nƣớc.
Nhận xét: Qua vụ việc trên, thấy rằng việc tổ chức thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan là đúng quy trình, đảm bảo chặt chẽ, khoa học. Doanh nghiệp không có khiếu nại, khiếu kiện. Kết quả KTSTQ là công bằng, khách quan và thuyết phục.
-Trƣờng hợp 2:
Chi cục HQCK Chalo, thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cung cung cấp thông tin: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Địa chỉ: Số 226- Đƣờng Lê Duẫn- Hà Nội; Mã số thuế: 5700100256) làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng than có giá khai báo thấp so với mặt bằng chung. Chi cục KTSTQ đã tiến hành KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan đối với Doanh nghiệp này. Thời kỳ kiểm tra từ 13/8 đến 18/10/2013. Hàng hóa là than cám Hòn Gai xuất khẩu.
- Kết quả kiểm tra: Hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ. Không phát hiện sai lệch hồ sơ làm ảnh hƣởng đến chính sách mặt hàng và các vi phạm khác.
Về trị giá khai báo: giá khai báo xuất khẩu là phù hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan và tiêu chuẩn, hàm lƣợng của than, không có căn cứ để bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp.
-Nhận xét: Chi cục KTSTQ chƣa tiến hành điều, tra xác minh cụ thể tận gốc các vấn đề nghi vấn về giá xuất kho, hàm lƣợng các tạp chất (hàm lƣợng này khác nhau thì giá sẽ khác nhau) mà chỉ căn cứ trên thông tin sẵn có trên hệ thống và các chứng từ xuất trình. Mặt khác, đây là doanh nghiệp lớn, đóng góp đáng kể số thu ngân sách tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình nên trong quá trình tổ chức KTSTQ, ở một góc độ nào đó có thể bị chi phối bởi lý do này.
* Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: Việc KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Lập kế hoạch kiểm tra: Tùy từng vụ việc cụ thể, bản kế hoạch kiểm tra sẽ nêu cụ thể các nội dung công việc và cách xử lý đối với từng nội dung công việc đó. Đối với tất cả các cuộc kiểm tra thì nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm tra gồm có: nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian kiểm tra, các công việc thực hiện trƣớc kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, phân công nhiệm vụ… Bản kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp do đoàn kiểm tra lập và đƣợc ký bởi Trƣởng đoàn kiểm tra.
Bƣớc 2: Ban hành quyết định kiểm tra: Sau khi thực hiện các bƣớc công việc trên, đoàn kiểm tra sẽ soạn thảo quyết định KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, trình ngƣời có thẩm quyền phê duyệt. Theo qui định, Cục trƣởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố là
ngƣời có thẩm quyền ký các quyết định KTSTQ do Chi cục KTSTQ thực hiện.
Ví dụ: Chi cục KTSTQ đã tham mƣu Cục trƣởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định kiểm tra sau đây (Xem Phụ lục 1).
Bƣớc 3: Thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp:
Trƣớc khi tiến hành việc kiểm tra, trƣởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra, giới thiệu các thành viên trong đoàn kiểm tra cho ngƣời đứng đầu đơn vị đƣợc kiểm tra hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền hợp pháp tại trụ sở đơn vị đƣợc kiểm tra; đồng thời yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm tra xuất trình, cung cấp các sổ sách, hồ sơ, chứng từ liên quan và chỉ định các cá nhân liên quan trực tiếp đến nội dung kiểm tra, có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra. Việc kiểm tra hồ sơ đƣợc thực hiện gồm các nội dung sau:
Một là, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lƣu tại đơn vị đƣợc kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ hải quan lƣu tại cơ quan hải quan của lô hàng XK, NK thuộc đối tƣợng kiểm tra;