3.2.2 .Cơ chế luân chuyển
4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các giải pháp đã có
4.2.1.1 Vấn đề con người
- Công tác tuyển dụng, đào tạo
Con ngƣời là yếu tố quyết định, vấn đề này ai cũng biết, đã đề cập nhiều trong quá trình thực hiện công tác KTSTQ cũng nhƣ tại các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển và yêu cầu công việc mà tiêu chuẩn về nhân sự là khác nhau. Để góp phần hoàn thiện công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình thì đòi hỏi công chức KTSTQ đƣợc tuyển dụng và đào tạo phải đạt đƣợc các kỹ năng nghiệp vụ sau:
+ Nắm vững và sâu các quy định cụ thể về: nguyên tắc xác định giá, quy tắc xuất xứ, phân loại và mã số hàng hoá, v.v... nhằm phát hiện những gian lận và sai sót trong việc khai báo khi làm thủ tục hải quan.
+ Thông thạo về kế toán doanh nghiệp, đây là một phần quan trọng trong nội dung KTSTQ. Để biết rõ việc hoạch toán liên quan đến hàng hóa XNK, đòi hỏi công chức KTSTQ phải tiến hành kiểm tra, rà soát sổ toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
+ Phải thông thạo các quy tắc, thông lệ về giao dịch thƣơng mại quốc tế nhƣ Hiệp định trị giá GATT (General Agreement on Tariff anh Trade), các điều kiện thanh toán quốc tế (Incoterms) để kiểm soát việc khai báo của doanh nghiệp.
+ Công chức KTSTQ phải thông thạo về nghiệp vụ kiểm toán.
+ Sau cùng là kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: hiện nay, tất cả các hoạt động trong giao dịch quốc tế nhƣ hạch toán kế toán, kiểm kê, bán hàng, định giá, thƣ điện tử, v.v… đều đƣợc thực hiện thông qua hệ thống máy vi tính. Theo đó, cán bộ hải quan cũng cần phải có đủ khả năng kiểm tra trên hệ thống máy vi tính của doanh nghiệp. Hơn nữa, hầu hết các chứng từ trong buôn bán quốc tế đều bằng tiếng Anh, do vậy, công chức KTSTQ phải có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh và tin học.
Điều kiện thực hiện
Để đạt đƣợc những kỹ năng trên thì công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức KTSTQ là hết sức bức thiết. Cụ thể:
+ Về tuyển dụng: Cần tuyển dụng các đối tƣợng đƣợc đào tạo tại các trƣờng có chuyên ngành về Tài chính, Ngân hàng, Ngoại thƣơng;
+ Về đào tạo, bồi dƣỡng: đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp các trƣờng đại học mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kế toán doanh nghiệp, nghiệp vụ kiểm toán; xây dựng cẩm nang KTSTQ. Một trong những mặt yếu nhất của lực lƣợng KTSTQ hiện nay là kỹ năng nghiệp vụ. Vì vậy, để sớm có một đội ngũ cán bộ KTSTQ đáp ứng đƣợc yêu cầu nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và tác nghiệp nghiệp vụ, cần thiết phải xây dụng một cẩm nang về KTSTQ.
Hải quan. Cán bộ công chức làm công tác KTSTQ cần có nghiệp vụ rất sâu, trách nhiệm cao, trong khi công việc khó, nhạy cảm vì vậy hầu hết các cán bộ công chức hải quan không muốn làm công việc này. Mặt khác, trong ngành Hải quan có quy định về chế độ luân chuyển cán bộ định kỳ nên một số cán bộ công chức nếu bị luân chuyển về KTSTQ thì cũng cố gắng làm việc cầm chừng để chờ luân chuyển làm nghiệp vụ khác. Vì vậy cần có chính sách đãi ngộ phù hợp để họ yên tâm công tác.
Điều kiện thực hiện
Về chế độ phụ cấp nghiệp vụ: đề xuất lãnh đạo Ngành đƣa ra chủ trƣơng phụ cấp nghiệp vụ cho cán bộ công chức KTSTQ (Hiện nay, ngành Hải quan cũng đã áp dụng chế độ phụ cấp riêng cho cán bộ công chức làm một số công việc nhƣ công nghệ thông tin, kiểm soát chống buôn lậu).
Về chế độ khen thƣởng, trích thƣởng: để động viên, khuyến khích cán bộ công chức KTSTQ tâm huyết với nghề, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cần có chế độ khen thƣởng đối với cán bộ công chức có thành tích. Có 2 hình thức khen thƣởng: khen thƣởng định kỳ đối với toàn bộ lực lƣợng KTSTQ vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, và hình thức khen thƣởng theo vụ việc đối với các cán bộ công chức có thành tích xuất sắc trong một vụ việc cụ thể.
Để các đơn vị KTSTQ có nguồn kinh phí phục vụ hoạt động nghiệp vụ (kinh phí mua tin, chi phí cho các cuộc kiểm tra, chi thƣởng phối hợp kiểm tra cho các đơn vị khác trong và ngoài ngành,...) mà chế độ hiện hành chƣa có hoặc có nhƣng còn rất hạn hẹp, không phù hợp với thực tế, đề nghị có chế độ trích lại một tỷ lệ nhất định từ nguồn thu đƣợc trong hoạt động KTSTQ cho các chi cục KTSTQ.
4.2.1.2 Về thể chế pháp lý
- Nội dung cần thực hiện
+ Nghị định, Thông tƣ có liên quan :
Cần có một Nghị định và một Thông tƣ riêng quy định về công tác Kiểm tra sau thông quan để làm cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi công tác KTSTQ (Hiện nay, nội dung KTSTQ đƣợc quy định một Chƣơng tại NĐ 154/2005/NĐ-CP và một số điều tại Thông tƣ 128/2013/TT-BTC), trong đó cần quy định rõ ràng hơn
các quyền và nghĩa vụ của đối tƣợng kiểm tra, tính pháp lý các chứng cứ của cơ quan hải quan thu thập đƣợc và tăng thẩm quyền của lực lƣợng KTSTQ.
+ Quy trình kiểm tra sau thông quan:
Hiện nay, một số bƣớc trong qui trình vẫn chƣa phát huy hết hiệu quả, cần đƣợc hoàn thiện thêm. Cụ thể là việc lập kế hoạch KTSTQ chƣa chi tiết, mới chỉ phản ánh đƣợc nội dung, phạm vi kiểm tra mà chƣa nêu lên đƣợc phƣơng pháp kiểm tra, cách thức tiến hành kiểm tra đối với từng nội dung. Bản kế hoạch cũng chƣa đƣa ra các tình huống thực tế có thể phát sinh và cách thức giải quyết các tình huống đó. Để công tác kiểm tra đƣợc tiến hành một cách chủ động và đạt hiệu quả cao cần chú trọng lập kế hoạch một cách chi tiết. Ngoài việc phân công nhiệm vụ cho từng ngƣời, đối với từng mảng công việc phải nêu cụ thể cách thức kiểm tra, dự kiến các tình huống có thể phát sinh và cách giải quyết từng vấn đề.
Để qui trình KTSTQ thực sự có hiệu quả cần thực hiện tốt công tác tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc KTSTQ. Sau mỗi cuộc KTSTQ, các đoàn kiểm tra cần tổng kết lại các vấn đề đã làm đƣợc, các vấn đề còn tồn tại, vƣớng mắc, khó khăn, trao đổi thông tin giữa các đoàn kiểm tra với nhau để có thể tìm ra những giải pháp cho các vấn đề đó, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho các cuộc KTSTQ tiếp theo.
Điều kiện thực hiện: Tổng cục Hải quan cần tiến hành tổng kết quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động KTSTQ hiện nay để có cơ sở đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản mới; bổ sung sửa đổi quy trình nghiệp vụ do TCHQ ban hành.
4.2.1.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra sau thông quan
Trong hoạt động KTSTQ, việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin, đặc biệt các thông tin liên quan đến các đối tƣợng KTSTQ là rất quan trọng. Vì vậy, cần quan tâm đầu tƣ, xây dựng và nâng cấp hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ KTSTQ. Hiện nay, cơ sở dữ liệu của ngành hải liên quan đến hàng hóa và doanh nghiệp XNK còn hạn chế, thông tin chƣa đầy đủ, đặc biệt là thông tin về giá cả hàng hóa tại nƣớc ngoài để phục vụ đấu tranh với doanh nghiệp trong trƣờng hợp doanh nghiệp khai giá nhập khẩu thấp so với mặt bằng chung.
- Điều kiện thực hiện:
+ TCHQ cần nâng cấp hệ thống dữ liệu thông tin hiện tại: thông tin đầy đủ hơn (về tên hàng, trị giá, xuất xứ, mô tả hàng hóa...), thời gian truy cập nhanh hơn và chỉ hạn chế cho phép ngƣời truy cập vào hệ thống này.
+ TCHQ xem xét sớm thành lập bộ phận tình báo hải quan, có đặt đại diện tại nƣớc ngoài nhằm phục vụ cho việc thu thập và cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa, doanh nghiệp từ nƣớc ngoài. Đây là vấn đề thiếu nhất trong thời gian vừa qua.
4.2.1.4 Công tác tuyên truyền, phối hợp trong hoạt động KTSTQ
- Đối với trong ngành: thực tế, một số công chức hải quan chƣa hiểu hết ý nghĩa và vai trò của công tác KTSTQ. Nhiều đơn vị có tâm lý e ngại, sợ ảnh hƣởng đến chính cán bộ, công chức của mình khi bộ phận tiến hành KTSTQ phát hiện có sai phạm. Do vậy, cần phải tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng tuyên truyền phổ biến, không những cho cán bộ làm công tác KTSTQ mà còn cho cán bộ hải quan thuộc các đơn vị chức năng khác để ủng hộ, triển khai đƣợc đồng bộ và có hiệu quả.
- Đối với cộng đồng doanh nghiệp: cần phổ biến, làm rõ cho cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ vị trí, vai trò của KTSTQ trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và đầu tƣ. Việc triển khai áp dụng mô hình KTSTQ của ngành Hải quan sẽ tạo thông thoáng tối đa cho hoạt động XNK, giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng. Do vậy, ngành Hải quan cần phải có chiến lƣợc tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp để họ hiểu đƣợc những lợi ích khi áp dụng biện pháp KTSTQ cũng nhƣ xây dựng đƣợc mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm, khuyến khích doanh nghiệp làm ăn chính đáng. KTSTQ tại doanh nghiệp chỉ đƣợc tiến hành khi doanh nghiệp đó thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về hải quan.
Ngoài ra, Ngành Hải quan cần tiếp tục tăng cƣờng tuyên truyền cả về nghiệp vụ, kết quả hoạt động của công tác KTSTQ, và đặc biệt là thông báo cho ngƣời khai hải quan về các sai sót thƣờng xảy ra trong khai báo hải quan, do các công chức hải quan
phát hiện ở khâu thông quan và sau thông quan, khuyến khích họ phòng tránh các sai sót khi làm thủ tục hải quan. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, tập huấn về các quy định pháp luật hải quan và KTSTQ để cộng đồng doanh nghiệp có thêm thông tin, hiểu công tác KTSTQ, ủng hộ hoạt động KTSTQ, góp phần nâng cao vị thế và vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc về mặt hải quan trong tình hình mới.