Xuất mục tiêu phát triển của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng bình (Trang 80 - 81)

3.2.2 .Cơ chế luân chuyển

4.1 Tính tất yếu và mục tiêu hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hả

4.1.2 xuất mục tiêu phát triển của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hả

4.1 Tính tất yếu và mục tiêu hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

4.1.1.Tính tất yếu cần phải tiếp tục hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế, lƣu lƣợng hàng hóa XK, NK tại các quốc gia đều gia tăng nhanh chóng. Lợi dụng kẽ hở về luật pháp, về chính sách quản lý hàng hoá XK, NK của mỗi nƣớc, một số tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi gian lận thƣơng mại để trục lợi. Vì vậy, tình hình buôn lậu và gian lận thƣơng mại cũng theo đó diễn biến phức tạp, hoạt động ngày càng gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn trong phạm vi cả nƣớc và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

KTSTQ là một phần nghiệp vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động XNK và đầu tƣ trong điều kiện, bối cảnh kể trên và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã nêu tại Chƣơng 4, thì việc hoàn thiện hoạt động KTSTQ là tất yếu, là yêu cầu khách quan cần thực hiện nhằm hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của công tác KTSTQ.

4.1.2 Đề xuất mục tiêu phát triển của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình Hải quan tỉnh Quảng Bình

Mục tiêu phát triển của hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đƣợc xác định trên cơ sở mục tiêu chung của toàn ngành và tình hình thực tế tại địa bàn, phù hợp với kế hoạch cải cách phát triển và hiện đại hoá hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020.

Mục tiêu là đến năm 2017, công tác KTSTQ về cơ bản đạt trình độ chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, dựa trên nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro; phân loại đƣợc các doanh nghiệp XNK; kiểm soát đƣợc các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng XNK có rủi ro cao.

Một số mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc gồm:

Thứ nhất, hoạt động KTSTQ thực hiện theo thông lệ phổ biến của hải quan các nƣớc là Kiểm toán sau thông quan (PCA).

Thứ hai, KTSTQ thay thế dần kiểm tra trong thông quan, đến năm 2017, hoạt động kiểm tra của hải quan chủ yếu là KTSTQ.

Thứ ba, hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp đủ để phân loại đƣợc mức độ rủi ro của các doanh nghiệp có hoạt động XNK thƣờng xuyên, doanh nghiệp có kim ngạch XNK trung bình trở lên.

Thứ tƣ, mỗi năm kiểm tra, đánh giá đƣợc sự tuân thủ của khoảng 25% các doanh nghiệp.

Thứ năm, biên chế lực lƣợng KTSTQ đạt 15% biên chế trong toàn cục. Cán bộ, công chức KTSTQ đáp ứng yêu cầu chuyên sâu về trình độ, chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ.

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và điều kiện thực hiện các giải pháp đó

Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã phân tích tại Chƣơng 4, kinh nghiệm từ hải quan 2 đơn vị trong nƣớc và 2 nƣớc trên thế thế nêu tại Chƣơng 3, đồng thời có xem xét nội dung phỏng vấn của 3 chuyên gia trong ngành Hải quan, tác giả đƣa ra 2 nhóm giải pháp trả lời cho câu hỏi “làm gì để hoàn thiện hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình” nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng bình (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)