CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam có ảnh
ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững
3.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đô Hà nội khoảng 60 km về phía nam. Tỉnh Hà Nam có thuận lợi lớn vì nằm trên tuyến giao thông chính quốc lộ 1A và đƣờng sắt xuyên Bắc - Nam. Không chỉ có lợi thế về tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, tỉnh Hà Nam còn có một hệ thống đƣờng thuỷ vô cùng tiện lợi. Các con sông lớn chảy qua tỉnh bao gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ không những tạo thuận lợi cho giao thông đƣờng thuỷ mà còn đắc lực phục vụ tƣới tiêu thuỷ lợi cho PTNN. Tỉnh Hà Nam nằm giáp với Hà Nội ở phía Bắc, giáp Hƣng Yên, Thái Bình ở phía Đông, giáp Nam Định ỏ phía Đông Nam, giáp Ninh Bình ở phía Nam và giáp Hoà Bình ở phía Tây. Hà Nam nằm tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Tình hình đó đã đặt Hà Nam vào vị trí đối đầu và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi tỉnh phải đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế để sánh ngang với các tỉnh khác trong khu vực.
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Về địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tỉnh Hà Nam có quy mô tƣơng đối nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 86.195,6 ha, có 6 đơn vị hành chính gồm 5 huyện là Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và một thành phố Phủ Lý với nhiều xã, phƣờng, thị trấn. Về cấu tạo địa hình, tỉnh Hà Nam đƣợc chia thành hai vùng chính, vùng đồi núi phía Tây có nhiều đá vôi đầy tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp hoá chất, bên
cạnh đó vùng đồng bằng ven sông Hồng và sông Châu có đất đai màu mỡ thích hợp với phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
Cũng nhƣ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lƣợng mƣa trung bình mỗi năm từ 1.700 đến 2.200 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C, độ ẩm tƣơng đối là 84%. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây lƣơng thực ngắn ngày cũng nhƣ dài ngày. Hà Nam có một quỹ đất khá đa dạng, là tiềm năng để phát triển SXNN cũng nhƣ để mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với hệ thống bốn con sông chảy qua làm cho đất đai thêm màu mỡ và tạo một nguồn nƣớc dồi dào cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ đời sống dân cƣ. Nhƣ vậy, với nguồn đất có độ phì trung bình, hai loại địa hình là đồng bằng và đồi núi tạo cho Hà Nam có thể bố trí đƣợc nhiều loại cây trồng thuộc nhóm cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng đa tác dụng với hệ thống canh tác có tƣới hoặc không tƣới. Đây là điều kiện tốt để Hà Nam có thể chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trƣờng trong nƣớc nhất là khu đô thị, khu công nghiệp và xuất khẩu. Về tài nguyên du lịch, Hà Nam là một tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong phú, cả về tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hà Nam có các di vật khảo cổ nhƣ trống đồng, công cụ bằng đồng, các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc mang dấu ấn của thời đại lịch sử. Hà Nam có đền Trần Thƣơng ở Lý Nhân thờ Đức Thánh Trần, đình thờ Lê Đại Hành ở Thanh Liêm, đền Lảnh ở Duy Tiên, chùa Bà Đanh, Ngũ Động Sơn ở Kim Bảng, chùa Tiên, Kẽm Trống ở Thanh Liêm, đền thờ Nguyễn Khuyến ở Bình Lục, vƣờn tƣởng niệm nhà văn Nam Cao ở Lý Nhân. Hơn nữa, Hà Nam là một vùng quê giàu các lễ hội dân gian tuyền thống, với nhiều lễ hội đƣợc tổ chức trong năm. Các nguồn tài nguyên du lịch của Hà Nam
đƣợc phân bố tƣơng đối tập trung lại nằm trong khu vực nối với các vùng phụ cận nhƣ chùa Hƣơng, Hoa Lƣ, Tam Cốc Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh,...đây là một điểm thuận lợi để hình thành những cụm du lịch lớn có sức thu hút khách cao. Tóm lại, Hà Nam có một điều kiện khá thuận lợi cả về vị trí địa lý, địa hình, thuỷ văn và tài nguyên để có thể đẩy mạnh PTNN.
3.1.3. Kinh tế - xã hội
Hà Nam là một tỉnh mới đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Với khoảng thời gian ngắn lại phải trải qua nhiều khó khăn thử thách do mới chia tách, nhƣng tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt, tập trung khắc phục những khó khăn to lớn của một tỉnh mới chia tách, góp phần làm cho tình hình KT-XH của tỉnh có những chuyển biến tiến bộ trên một số mặt và đang đi vào thế ổn định, kinh tế tăng trƣởng khá. Do nền kinh tế tăng trƣởng khá, thực hiện tốt các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, khuyến khích cá nhân và gia đình sản xuất kinh doanh giỏi nên đời sống của các tầng lớp dân cƣ ngày càng đƣợc cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm chỉ còn 3,42% năm 2015. Các chƣơng trình văn hoá, giáo dục, y tế đƣợc triển khai góp phần quan trọng thúc đẩy các mặt hoạt động xã hội phát triển lành mạnh. Tuy nhiên nền kinh tế Hà Nam vẫn còn mang tính thuần nông. Điều đó đặt ra cho Hà Nam một thách thức, đòi hỏi tỉnh phải nhanh chóng CDCC ngành kinh tế để có thể phát triển sánh ngang với các tỉnh khác trong khu vực.
3.1.3.1. Dân số và lao động
Quy mô và tốc độ tăng của nguồn lao động phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số. Theo số liệu điều tra gần đây nhất, dân số Hà Nam năm 2014 khoảng 799.381 ngƣời, trong đó dân số ở tuổi lao động là 476.453 ngƣời, chiếm 58% dân số toàn tỉnh ; số lao động ở khu vực nông thôn chiếm
84,8%. Là một tỉnh mà thu nhập còn nặng về nông nghiệp, cơ sở vật chất yếu kém, với nguồn lao động nhƣ trên đang gây sức ép về việc làm và cải thiện đời sống. Mặt khác, số lao động ở nông thôn thiếu việc làm đang đi đến các khu vực khác làm dịch vụ là rất lớn, chiếm hơn 20% lao động nông thôn. Ở nông thôn, thời gian nhàn rỗi còn nhiều mà cơ hội gia tăng việc làm ở khu vực nông nghiệp hầu nhƣ không đáng kể, có chăng chỉ là rải rác ở những nơi có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, với tay nghề gia truyền là chính, không đƣợc đào tạo cơ bản. Hơn nữa, lao động trong nông nghiệp với trình độ trang bị kỹ thuật còn lạc hậu, ngƣời lao động sử dụng cơ bắp và sức súc vật kéo là chính. Tất cả những điều đã đề cập ở trên cho thấy trình độ lao động của tỉnh nói chung còn thấp, thực tế Hà Nam có nguồn lao động khá dồi dào nhƣng lao động phổ thông chƣa đƣợc đào tạo nghề là phổ biến và thiếu lao động đƣợc đào tạo, nhất là lao động có kỹ thuật cao.
3.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Mạng lƣới giao thông vận tải: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đƣợc phân bố khá hợp lý, mật độ giao thông cao do là cửa ngõ thủ đô. Song chất lƣợng một số công trình giao thông còn chƣa tốt, tốc độ lƣu thông còn chậm ; giao thông đô thị chƣa đồng bộ và hiện đại ; giao thông đƣờng thủy chƣa đƣợc khai thác triệt để, còn nhiều hạn chế.
Mạng lƣới cấp điện: Hà Nam nằm ở đồng bằng sông Hồng, trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ mạng lƣới điện quốc gia, cùng với việc hệ thống truyền tải và phân phối đƣợc quy hoạch và đầu tƣ khá đồng bộ, nên có thể nói mạng lƣới cấp điện cung cấp khá đầy đủ cho nhu cầu phát triển của tỉnh.
Mạng lƣới cấp thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải và rác thải: Mạng lƣới cấp thoát nƣớc đã đƣợc triển khai trong những năm gần đây nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ và hoàn chỉnh. Còn khá nhiều bất cập trong xử lý rác thải.
Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ động tƣới tiêu cho 32.967,6 ha đất gieo trồng và những vùng khó khăn về nguồn nƣớc.
Mạng lƣới thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam đáp ứng tƣơng đối đầy đủ yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của ngƣời dân. Hạ tầng viễn thông, thông tin đã có những bƣớc phát triển mạnh, mạng lƣới viễn thông trên địa bàn tỉnh đƣợc trang bị tổng đài hiện đại, đáp ứng tốt các dịch vụ và có khả năng cung cấp cácc dịch vụ mới theo yêu cầu.
Tóm lại, về cơ sở vật chất, trình độ KH-CN, cơ sở vật chất kỹ thuật cần cải thiện, còn yếu kém ở một vài lĩnh vực nên khả năng áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào SXNN là hạn chế. Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống đƣờng giao thông, đƣờng sắt, đƣờng bộ đƣợc xây dựng từ lâu đến nay qua sử dụng lâu dài chƣa đƣợc đầu tƣ nâng cấp kịp thời nên chất lƣợng còn thấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KT-XH.
3.1.3.3. Vốn và cơ cấu vốn
Hà Nam đã tập trung đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp bằng cả nguồn vốn của địa phƣơng, trung ƣơng và các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn vốn đầu tƣ chƣa hợp lý, không đồng đều, chủ yếu đầu tƣ cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho nông nghiệp, nông thôn nhƣ các công trình thủy lợi, đê điều, hệ thống giao thông nông thôn, điện, trƣờng học, y tế, …trong khi đầu tƣ trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp còn ít.
3.1.3.4. Cơ cấu kinh tế và thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Hà Nam chủ động phát triển công nghiệp làm nền tảng để phát triển KT-XH và đầu tƣ trở lại cho nông nghiệp nên đã có những thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên tỉnh vẫn chƣa thực sự chú trọng tới đầu tƣ cho nông nghiệp, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
3.1.3.5. Về giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội
Hệ thống giáo dục đào tạo, y tế đƣợc củng cố và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ ngày càng nhiều và có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Cho đến nay, Hà Nam đã có 116 trƣờng học, 13 bệnh viện, 116 trạm y tế xã phƣờng…
Những kết quả trên cho thấy, Hà Nam đã và đang từng bƣớc xác định đúng đắn đƣờng hƣớng để phát triển KT-XH nói chung và phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững nói riêng. Công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm bớt sức ép việc làm của lao động nông thôn. Tuy nhiên, do quá trính đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp đang đứng trƣớc sức ép lớn của việc giảm diện tích đất canh tác, chất lƣợng đất suy giảm, …. Đây là các vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh trong phát triển KT-XH trong những năm tới.