Thực trạn gô nhiễm nƣớc sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc xử lý nước thải, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước sông tô lịch, hà nội (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƢỜI DÂN CHO

2.2.2. Thực trạn gô nhiễm nƣớc sông Tô Lịch

Theo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, trung bình một ngày đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận trên 150.000 m3 nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp (Trần Đức Hạ và Nguyễn Bá Liêm, 2015), trong đóbao gồm khối lƣợng lớn nƣớc thải công nghiệp chƣa qua xử lý. Mặc dù, đƣợc cải tạo, nạo vét và kè bờ, song tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch vẫn đƣợc đánh giá là nghiêm trọng với các chỉ số vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, không thể sử dụng nguồn nƣớc vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt. Bằng cảm quan thông thƣờng cũng có thể thấy nƣớc sông đã bị ô nhiễm nặng, nƣớc đen, bốc mùi hôi thối rất khó chịu, ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời dân sinh sống dọc hai bên bờ từ nhiều năm nay. Đây là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trƣờng tự nhiên. Theo báo cáo “Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông Nhuệ- sông Đáy đến năm 2020”(Tổng cục Môi trƣờng, 2013), ở sông Tô Lịch, hiện tƣợng lấn chiếm trái phép quỹ đất chƣa sử dụng, vi phạm hành lang bảo vệ sông đã gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý tài nguyên này. Đặc biệt, hiện tƣợng lấn chiếm, vi phạm dọc hai bên hành lang sông ngày càng nghiêm trọng. Tập kết vật liệu xây dựng, bãi trông giữ xe trái phép, đổ đất phế thải ven sông… đang diễn ra khá phổ biến. Sông Tô Lịch vì thế ngày càng bị thu hẹp, chƣa kể phải gánh hàng nghìn tấn rác, phế thải xây dựng do ngƣời dân đổ và tập kết vật liệu xây dựng để kinh doanh.Theo số liệu thống kê của báo cáo trên, thành phần các loài cá ở Hà Đông từ 19 loài khi nƣớc sông Hồng chảy vào và chỉ còn 3 loài khi đóng cống Liên Mạc, sau đó giảm dần khi đi qua vùng nƣớc thải từ sông Tô Lịch ra sông Nhuệ: Ở vùng cống Thanh Liệt (0 – 6 loài) và phía hạ lƣu cống Thanh Liệt tại vùng Tả Thanh Oai, nơi bị tác động trực tiếp của nƣớc thải thành phố Hà Nội từ sông Tô Lịch đổ ra nên số lƣợng các loài cá ở đây cũng chỉ từ 1 – 5 loài. Thành phần loài cá thay đổi làm cho chỉ số đa dạng sinh học cá cũng thay đổi theo, những nơi có thành phần loài cao thì chỉ số đa dạng lớn, môi trƣờng nƣớc sạch hơn các nơi khác. Ngoài ra, ô nhiễm đất, nƣớc mặt và nƣớc ngầm đã xảy ra ở quy mô cục bộ và có khả năng lan rộng. Một số loài sinh vật lạ xuất hiện và lấn át các loài bản địa nhƣ bèo tây, ốc bƣơu vàng, rùa tai đỏ, sáo đá... Sự bùng phát của của dịch côn trùng và động vật có hại cho sản xuất nông nghiệp.

Theo báo cáo “Đánh giá kết quả triển khai đề án tổng thể bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông Nhuệ- sông Đáy năm 2015 và giai đoạn 2011-2015” của Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng Lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2015), giá trị oxy hòa tan (DO) các điểm trên Sông Tô lịch (Nghĩa Đô, Cầu Mới) nằm trong khoảng từ 2,3-3,7 mg/L trong đó điểm cao nhất tại Nghĩa Đô ( 3,7 mg/L), điểm thấp nhất tại Cầu Mới (2,3mg/L).

Giá trị chất rắn lơ lửng (TSS) tại sông Tô Lịch dao động trong khoảng 19-154 mg/l, trong đó cao nhất tại điểm Cầu Mới, nhiều điểm có giá trị TSS cao hơn giới hạn quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT đối với nƣớc tƣới tiêu. Giá trị COD quan trắc đƣợc tại các điểm quan trắc dao động trong khoảng 92 -154 mg/L, do tiếp nhận nguồn nƣớc thải sinh hoạt của thành phố đổ trực tiếp xuống sông Tô Lịch.Thông số BOD5 đƣợc quan trắc tại 6 điểm trên các sông nội thành Hà Nội, trong đó có điểm quan trắc Nghĩa Đô, Cầu Mới có giá trị BOD5 không đạt QCVN 14:2008 loại B về chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt (Hình 2.2).

Hình 2.2.Giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc trên các sông nội thành tháng 7/2015

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2015

Hàm lƣợng Fe tại các điểm quan trắc dao động từ 0,66 đến 6,97 mg/L vƣợt QCVN 08: 2008. Các thông số Cu, Zn, Pb và Cd có kết quả quan trắc hầu hết nhỏ hơn giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp phân tích.Tại điểm quan trắc trên sông Tô Lịch là Nghĩa Đô, Cầu Mới, hàm lƣợng N-NH4+ nằm trong khoảng từ 0,96 - 1,35 mg/L, trong đó các kết quả quan trắc đều đạt QCVN loại A (QCVN 14:2008/BTNMT) (Hình 2.3). Giá trị nitrat tại các điểm quan trắc trên sông Tô Lịch hầu hết đều nhỏ hơn giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp phân tích. Giá trị Nitrit ở các điểm quan trắc trên các sông thuộc nội thành Hà Nội đều dao động trong khoảng 0,039-0,057mg/L, vƣợt QCVN 08:2008/BTNMT.

0 30 60 90 120

Nghĩa Đô Cầu Mới Phƣơng Liệt Tựu Liệt Định Công Cầu Sét

mg/L

Hình 2.3.Giá trị N-NH4+ trên các sông nội thành tháng 7/ 2015

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2015

Tại Cầu Tó: tiếp nhận nƣớc thải của thành phố Hà Nội qua sông Tô Lịch. Tại thời điểm tháng 8/2009, đập Thanh Liệt mở nên toàn bộ nƣớc thải trên sông Tô Lịch chuyển hết vào sông Nhuệ làm nƣớc sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nƣớc có màu đen, mùi hôi tanh khó chịu, giá trị DO là 0,3 mg/l, các thông số COD, BOD5, NH4+, tổng Coliform đều vƣợt Quy chuẩn cho phép từ 33 - 50 lần. Vào tháng 11/2009, hàm lƣợng các chất ô nhiễm rất cao, giá trị COD là 994 mg/l cao hơn 33,1 lần so với Quy chuẩn, BOD5 là 725 mg/l cao hơn 48,4 lần, NH4+ cao hơn 39,8 lần, hàm lƣợng Coliform cũng vƣợt 36 lần so với Quy chuẩn B1. Tuy nhiên, vào tháng 6/2010, và tháng 8/2011 do có mƣa với lƣợng mƣa khá lớn, nƣớc sông đƣợc pha loãng nhiều nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm đi rõ rệt, nhƣng vẫn vƣợt so với Quy chuẩn cho phép.Hà Nội đã có những khuyến khích các hộ gia đình ứng dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh để xử lý nƣớc thải trƣớc khi thải ra cống chung đổ ra sông Tô Lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội;…

Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia năm 2016, chỉ số đánh giá chất lƣợng nƣớc (Water Quality Index –WQI) sông Tô Lịch các năm 2012-2015 vào mùa mƣa và mùa khô tƣơng ứng dao động trong khoảng 7-11 và 6-8 (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2016). Các giá trị này nằm trong khoảng 0-25 thể hiện nƣớc sông bị ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc xử lý nước thải, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước sông tô lịch, hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)