THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 25 - 36)

2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM. NHỎ Ở VIỆT NAM.

2.1.1 Tình hình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam trong những năm qua.

Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ là một khu vực đa dạng và đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này bao gồm nhà máy, xí nghiệp từ tiên tiến đến thô sơ nhất, từ các đơn vị sản xuất hiện đại đến cả những đơn vị sản xuất truyền thống, từ các doanh nghiệp hoạt động độc

lập cho đến các nhà thầu phụ, từ các doanh nghiệp hoạt động phục vụ thị trường nội địa đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Là một bộ phận chính trong nền kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào tất cả các khía cạnh của nền kinh tế và đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế ngành, vùng lãnh thổ; là mảnh đất để phát triển công nghiệp, thương mại, làm cơ sở cho cạnh tranh năng động, cải tiến và thích nghi. Đặc biệt đối với Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo và giải quyết những vấn đề xã hội.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam chủ yếu là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân có ít vốn, ra đời trong những điều kiện cần và đủ của môi trường đầu tư của nước ta.

Điều kiện cần đã có gồm:

Một là, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương khuyến khích kinh tế tư

nhân phát triển, xóa bỏ mọi kỳ thị đối với thành phần kinh tế này. Chủ trương đó được đưa ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 và được tiếp tục bổ sung trong các Nghị quyết của Đảng trong các khoá tiếp theo. Đến năm 2000, luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành thì thành phần kinh tế này được đảm bảo bằng một hệ thống chính sách cởi mở được khẳng định bằng các điều khoản của của Pháp luật, đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân yên tâm bỏ vốn đầu tư. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tháng 3 năm 2002) tiếp tục khẳng định chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân lại càng làm yên lòng các nhà đầu tư.

Hai là, Đảng và Nhà nước ta cũng đề ra hàng loạt chủ trương và chính sách

tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi đối với các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế, từng bước xoá bỏ độc quyền của doanh nghiệp lớn, cũng mở ra cho các nhà đầu tư tư nhân có điều kiện làm ăn trong một sân chơi bình đẳng.

Giả thiết rằng, nếu các doanh nghiệp lớn tiếp tục được thừa hưởng những đặc quyền kinh tế thì dù doanh nghiệp vừa và nhỏ được pháp luật cho phép phát triển thì các nhà đầu tư vẫn không dám bỏ vốn đầu tư để tránh hứng chịu những rủi ro trong quá trình cạnh tranh.

Bên cạnh đó, sự ra đời của Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đòi hỏi có những điều kiện đủ. Điều kiện đủ cũng có hai nhân tố quan trọng:

Một là, ở nước ta có đông đảo lực lượng trong các tầng lớp nhân dân năng

động, đam mê và có khát vọng làm giàu. Làm giàu cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương, tạo động lực cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội lập nghiệp.

Hai là, qua một thời kỳ xây dựng đất nước trong hoà bình, qua một số

năm thực hiện đường lối đổi mới trong xã hội ta đã có không ít người tích luỹ được số vốn ban đầu, gồm vốn của họ tự làm ra, từ con em ở nước ngoài gửi về hoặc vay mượn bà con trong họ và từ nguồn vốn vay khác, với mức độ ít nhiều khác nhau để lập nghiệp kinh doanh.

Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ là sản phẩm của nền kinh tế nhiều thành phần, cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường kết hợp với tính năng động và khát vọng làm giàu của bộ phận đông đảo trong nhân dân Việt Nam.

Trước khi có Nghị định 90/2001 NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào đưa ra khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số cơ quan nhà nước và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chủ động đưa ra một số tiêu thức xác định Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam như bảng sau:

Bảng 1: Một số tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng Công thương Việt Nam định nghĩa Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Lao động: dưới 100 người - Vốn cố định: dưới 10 tỷ đồng - Vốn lưu động: dưới 8 tỷ đồng - Doanh thu hàng tháng: dưới 20 tỷ đồng

Liên bộ Lao động-Thương binh xã hội và Tài chính định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Lao động thường xuyên: dưới 100 người

đồng

- Vốn pháp định: dưới 1 tỷ đồng

Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc chương trình Việt Nam-EU định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Lao động: 10-50 người

- Vốn điều lệ: 50.000-300.000 USD (tương đương với 600 triệu-3.6 tỷ đồng, tính theo tỷ giá thời điểm đó)

Bên cạnh đó, công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ đã

xác định “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những Doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ

đồng, số lao động thường xuyên dưới 200 người”. Như vậy, trên tinh thần này,

theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, số lượng và tỷ trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện ở hai bảng dưới đây:

Bảng 2: Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu chí lao động (Khu vực vốn trong nước)

Khu vực kinh tế Năm 1995 Năm 1999 Tổng số DN Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng số DN Doanh nghiệp vừa và nhỏ Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Nhà nước 5873 4277 73,0 5718 5244 91,7 Ngoài nhà nước 17143 12895 75,0 42415 41590 98,0

Tổng 23016 17172 75,0 48133 46834 97,0

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Bảng 3: Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu chí vốn (Khu vực vốn trong nước)

Khu vực kinh tế

Năm 1995 Năm 1999

Tổng số DN

Doanh nghiệp vừa

và nhỏ Tổng số DN Doanh nghiệp vừa và nhỏ Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Nhà nước 5873 4367 74,0 5718 3672 64,2 Ngoài nhà nước 17143 17054 99,0 42415 40100 95,0 Tổng 23016 21421 93,0 48133 43772 91,0

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000), số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh. Trong năm 2000, có trên 14.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới gấp khoảng 2,5 lần, so với số lượng năm 1999, con số này của năm 2001 là 21.040 doanh nghiệp, năm 2002 là 21.535 doanh nghiệp. Mặc dù vốn bình quân của doanh nghiệp thành lập mới tăng từ 956 triệu đồng/doanh nghiệp năm 1999 lên 1.485 triệu đồng năm 2002.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp này vẫn thuộc quy mô vừa và nhỏ.

Sơ đồ 1: Số doanh nghiệp đăng ký hàng năm giai đoạn 1991-2003

(Xem phụ lục 1 trang 96 )

Sơ đồ 2: So sánh số doanh nghiệp đăng ký hai giai đoạn 1991-1999 và 2000-7T/2003.

Như vậy, trước năm 2000 mới có khoảng 45.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2000 đến 2002 chỉ trong vòng 3 năm đã có khoảng 55.000 doanh nghiệp được thành lập, nhiều hơn số doanh nghiệp được thành lập trong suốt 10 năm trước đó. Tính đến năm 2002 cả nước có khoảng 100.000 Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là chưa kể nhiều cơ sở kinh doanh có những đặc trưng của Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm khoảng 60.000 trang trại nông nghiệp, khoảng 6.000 hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn v.v.

Việc quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là để tạo cơ sở triển khai các giải pháp hỗ trợ. Qua nghiên cứu thực tế ở nhiều nước, trong đó có một số nước có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển tương tự Việt Nam cho thấy các nước này chủ yếu sử dụng ba tiêu chí: vốn, số lao động và doanh thu, trong đó vốn và số lao động được nhiều nước áp dụng nhất. Chỉ số bình quân ở các nước này là vốn nhỏ hơn 1.000.000 USD và số lao động dưới 200 người. Đương nhiên, do phụ thuộc vào ý đồ chính sách, khả năng hỗ trợ của chính phủ từng thời kỳ, nên các tiêu chí này ở một số nước cũng không cố định. Thậm chí trong cùng một nước, nhiều khi các tiêu chí để xác định doanh nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ của một tổ chức nào đó không phải bao giờ cũng trùng hợp với tiêu chí của các tổ chức khác hoặc trùng hợp với tiêu chí theo quy định chung của Nhà nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế các nước căn cứ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và có tính đến xu hướng phát triển trong tương lai. Tại Điều 3, chương một Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, trong đó có đưa ra hai tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

" Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cở sở sản xuất, kinh doanh theo pháp

luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người".

Như vậy, dựa trên hai tiêu chí này thì phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ, chiếm từ 95% đến 97% trong tổng số các doanh nghiệp. Trong đó, tỷ trọng này ở khu vực ngoài nhà nước còn cao hơn, chiếm tới 98%. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo từng loại hình cũng khác

nhau, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99,56% tổng số doanh nghiệp tư nhân, chiếm 94,72% trong tổng số công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 42,37% trong tổng số công ty cổ phần và 65,88% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước. Với số lượng áp đảo trong tổng lực lượng doanh nghiệp của Việt Nam, hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một trong những đặc trưng của hoạt động kinh doanh Việt Nam.

2.1.2 Đóng góp của Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền Kinh tế ở Việt Nam

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy mới phát triển mạnh trong một số năm gần đây, nhưng đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất là, thu hút được nhiều vốn trong dân cư, góp phần đáng kể vào

thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế.

Do tính chất nhỏ lẻ, phân tán và dễ đi sâu vào các bản làng, các vùng sâu, vùng xa, do yêu cầu ban đầu không nhiều và phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp tư nhân nên có vai trò lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, tạo ra một tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong dân chúng. Với mức vốn đăng ký kinh doanh bình quân một doanh nghiệp là 1,5 tỷ đồng thì với một lực lượng trên 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổng vốn đăng ký lên đến khoảng 150.000 tỷ đồng. Còn vốn đầu tư thì lớn hơn nhiều, gấp khoảng 3 lần so với số vốn đăng ký. Trong những năm qua, số vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp hàng năm khoảng 15.000 tỷ để phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng trên 10% vốn đầu tư của toàn xã hội (sơ đồ 3.4).

Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua đã đóng góp khoảng 27% GDP của nền kinh tế, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội, 65% tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển. Trong một số ngành như đồ mộc, sành sứ, mây tre đan, mỹ nghệ… doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 100% sản phẩm.

Thứ hai là, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 1990

giá trị sản lượng nông nghiệp đã giảm đi khoảng 10%, ( từ 32% xuống còn 22%). Cũng trong thời gian đó, giá trị sản lượng công nghiệp đã tăng thêm 13% từ 25% lên 38,4%. Đạt được kết quả này một phần là nhờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ở vùng nông thôn đã thu hút lao động nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản và cung ứng dịch vụ tại địa phương.

Thứ ba là, góp phần tích cực giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, nâng

cao đời sống lao động.

Trong những năm từ năm 1995 trở lại đây, Việt Nam ngày càng chịu nhiều sức ép, từ việc gia tăng lực lượng lao động (mỗi năm có thêm 0,2 đến 1,3 triệu người lực lượng lao động), tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ người thiếu việc làm có xu hướng tăng lên. Loại hình doanh nghiệp có đóng góp tích cực nhất và việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp lớn thuộc khu vực kinh tế nhà nước, đang trong quá trình cải tổ lại và cổ phần hoá, luôn có nguy cơ dư thừa lao động. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp mới thành lập (trong đó phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) góp phần giải toả sức ép về việc làm và các vấn đề xã hội: tạo ra nhiều việc làm mới, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần hạn chế tiêu cực, giữ gìn ổn định và trật tự xã hội. Khu vực Doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là có tỷ lệ tạo công ăn việc làm cao nhất. Kết quả một cuộc thăm dò gần đây cho thấy từ khi bắt đầu thành lập tỷ tạo việc làm của một Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 24%. Ngoài ra, cùng theo kết quả thăm dò, Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là nơi tạo việc làm với chi phí thấp, chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ bằng 10% so với các doanh nghiệp lớn.

Trên thế giới, khi đánh giá thành tựu phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta thường nhấn mạnh hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng nhất: tốc độ tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập trong cộng đồng dân cư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao để đảm bảo quốc gia đó ngày càng giàu có, tính chất phân phối thu nhập quốc dân hướng tới tính công bằng của xã hội nước đó. Nếu cả hai chỉ

tiêu đó đều tốt cũng tức là kết hợp được hai mặt phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, là nền tảng quan trọng nhất đảm bảo đất nước đó phát triển bền vững. Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nước ta đã góp phần quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng đó. Nước ta vẫn là nước nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhỏ, đang phấn đấu xây dựng thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó có nền nông nghiệp hàng hoá lớn, phát triển bền vững, có tính cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn tất yếu phải dựa vào sự phát triển của những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, dựa vào những hộ nông dân sản xuất hàng hoá có quy mô kinh doanh ngày càng lớn ở mức hợp lý để ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đủ sức cạnh tranh quốc tế. Số hộ nông nghiệp, người làm nông nghiệp ngày càng giảm đi, lao động dư thừa của nông thôn dịch chuyển sang khu vực phi nông nghiệp là xu thế tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng nếu lao động trong nông nghiệp giảm dần mà không tìm kiếm được việc làm thì quá trình hiện đại hoá nông nghiệp lại tạo ra đội ngũ lao động thất nghiệp trong nông thôn. Nông dân mất đất, mất việc làm, lâm vào cảnh bần cùng.

Cũng có một hướng dịch chuyển khác là số lao động tách khỏi nông nghiệp tập trung vào đô thị lớn để tìm kiếm việc làm, điều này ắt sẽ dẫn đến việc tạo ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)