SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 36 - 89)

trong tương lai sẽ có hàng triệu cơ sở, chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh, thu hút hàng triệu lao động gánh vác những nhiệm vụ kinh tế - xã hội rất nặng nề. Bản thân các doanh nghiệp phải tự vươn lên. Nhưng tự bản thân họ cũng không thể giải quyết được mọi khó khăn, tháo gỡ mọi ách tắc để phát triển bền vững. Chính vì vậy sự hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những yếu tố bản lề giúp cho các doanh nghiệp này đứng vững trên thị trường và phát triển.

2.2 SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

2.2.1. Cơ chế và mô hình hỗ trợ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cơ chế và mô hình hỗ trợ đã được đổi mới, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị truờng. So với trước đây nhiều vấn đề về cơ chế hỗ trợ đã thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, do mới chuyển sang kinh tế thị trường hơn 10 năm nay, nên cơ chế và mô hình hỗ trợ một mặt chịu ảnh hưởng lớn của tư duy theo cơ chế cũ, mặt khác chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Mặc dù cũng có khiếm khuyết song cũng không thể phủ nhận được tác động tích cực của Nhà nước với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua. Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các bước: trên cơ sở quan điểm, đường lối (trong một số trường hợp có cả chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước) thể chế hóa thành luật và các văn bản dưới luật tạo khung khổ pháp lý; chính quyền các cấp triển khai thực hiện.

Bảng 4: Sự khác biệt giữa cơ chế hỗ trợ trong mô hình kinh tế cũ với mô hình kinh tế hiện nay ở Việt Nam

Cơ chế hỗ trợ hiện nay Cơ chế hỗ trợ cũ

Mục tiêu

Khai thác mọi tiềm năng của các thành phần để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Phát triển khu vực DNNN quy mô lớn

Đối tượng

Các doanh nghiệp trong các ngành chiến lược thuộc tất cả các thành phần kinh tế

Các DNNN và HTX

Nội dung

Hỗ trợ 1 số khâu quan trọng mà doanh nghiệp thiếu

Cung cấp các đầu vào 1 cách trực tiếp, gián tiếp tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Phương pháp

Kết hợp cả phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp, nhưng phương pháp gián tiếp là chủ yếu thông qua môi trường.

Chủ yếu bằng kế hoạch phân bổ vật tư và sản phẩm

Công cụ Chiến lược, chính sách và bộ máy điều hành

2.2.1.1 Quan điểm, chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hầu hết các quốc gia đều có những chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, song quan điểm trong việc xây dựng các chương trình này ở các quốc gia rất khác nhau, tuỳ theo điều kiện của từng nước. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, khi ngân sách nhà nước còn đang eo hẹp, nguồn lực trong dân vẫn còn tiềm ẩn chưa được khai thác một cách đúng đắn thì quan điểm chính cho các chính sách khuyến khích phát triển là tiếp tục “mở trói”các nguồn lực, sử dụng chủ yếu là những biện pháp “phi tài trợ”. Quan điểm này đòi hỏi các

nhà hoạch định chính sách phải đổi mới tư duy một cách cơ bản, đòi hỏi phải nhanh chóng hoạch định, thực hiện những bước đi quyết định trong cải cách hành chính và trong việc cải cách khu vực kinh tế Nhà nước. Những quan điểm cụ thể trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện:

Thứ nhất là phát huy nội lực tối đa trong xã hội: Nhờ việc giải

phóng các năng lực bị kìm hãm trong cơ chế bao cấp trước đây, công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã thu được những thắng lợi to lớn trong những năm gần đây. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, mức độ tăng trưởng kinh tế chưa được như ý muốn. Nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiềm lực phát triển kinh tế ở Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn trong xã hội, vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là phải tìm ra nguồn động lực mới để có thể khai thác tiếp tục những tiềm lực này. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh- chính là một trong số những chính sách quan trọng phục vụ cho mục tiêu đó.

Thứ hai là thực sự đối xử bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế:

Mặc dù đã được chính thức thừa nhận là một thành phần cấu thành trong nền kinh tế, nhưng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn bị đối xử bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Điều này không chỉ được thể hiện trong nội dung các quy định chính sách mà còn thể hiện thông qua cả hành vi của một số công chức có liên quan. Việc đối xử thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế sẽ là một nguồn động viên khuyến khích vô cùng to lớn đối với khu vực ngoài quốc doanh (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) và chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Thứ ba là nới lỏng những quy định hành chính hạn chế việc gia

nhập thị trường của các doanh nghiệp: Kinh doanh là quyền của mỗi công dân. Việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh thông qua việc thực hiện luật doanh nghiệp trong hơn ba năm vừa qua đã làm cho thị trường sôi động hẳn lên, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng gấp nhiều lần, xuất hiện bầu không khí hồ

hởi. Việc nới lỏng các quy định thành lập doanh nghiệp không những đã “cởi trói” cho nhiều nhà đầu tư mà còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Thứ tư là, hạn chế sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của

Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Không có nền kinh tế nào không có sự can thiệp của Nhà nước, song sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh sẽ hạn chế những ảnh hưởng tích cực của cơ chế thị trường dẫn đến xuất hiện nguy cơ phân bổ vốn vào những nơi thiếu hiệu quả. Ngoài ra khi chính sách thường xuyên thay đổi không những gây khó khăn cho việc lập kế hoạch kinh doanh mà còn làm cho các nhà đầu tư lo ngại, không hướng tới các mục tiêu dài hạn mà chủ yếu là kinh doanh “ngắn hạn”, ảnh hưởng đến tính bền vững của phát triển kinh tế. Sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước sẽ bóp méo tương quan cạnh tranh trên thị trường, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của sự phân bổ nguồn lực xã hội.

Như vậy có thể nói, từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến nay, quan điểm của Đảng là xóa bỏ cơ chế cũ, hình thành nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Quan điểm này đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển mạnh, nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Nhờ đó đối tượng quản lý của Nhà nước đã thay đổi căn bản. Do vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước mà cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Hơn nữa, trong chính sách kinh tế đã chú ý đến hiệu quả kinh tế, không quá chú trọng vào quy mô của doanh nghiệp lớn như trước đây và việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chiến lược kinh tế lâu dài trong sự đan xen với doanh nghiệp lớn. Nhiều nghị quyết của các hội nghị của Trung ương Đảng đã đề cập đến vấn đề này. Văn kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực ngoài quốc doanh đó là Nghị quyết 16 (năm

1998) của Bộ Chính trị. Nghị quyết 16 nêu rõ: “Nhà nước và xã hội ủng hộ và

khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả và hợp pháp”. Điều quan trọng nhất trong quan điểm hỗ trợ là “cởi trói”cho các doanh

khóa VII chủ trương “phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ,

với công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư ít, hiệu suất sinh lời cao, thời gian thu hồi vốn nhanh”. Tuy nhiên, trong quan điểm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và

nhỏ còn có một số hạn chế:

 Trong các quy định chính thức, quan điểm hỗ trợ đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhưng trên thực tế việc triển khai các quan điểm đó ở các địa phương thì vẫn còn sự phân biệt đối xử thiếu bình đẳng.

 Chưa xác định số đối tượng cần hỗ trợ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì số lượng là rất lớn.

 Bước đầu đã chú ý đến hỗ trợ theo ngành nghề và địa bàn nông thôn, miền núi, các ngành thu hút nhiều lao động… nhưng vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể.

 Chưa có quan điểm rõ nét về hỗ trợ theo quy mô giúp các doanh nghiệp yếu vươn lên.

Bên cạnh quan điểm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì chiến lược và quy hoạch của Nhà nước có vai trò lớn trong việc định hướng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển theo hướng kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại, đạt hiệu quả cao… ở Việt Nam, hiện mới có chiến lược phát triển kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế, chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển tổng thể cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong chiến lược chung, việc xác định các ưu tiên ngành, nghề sản xuất, địa bàn… chưa thực sự dựa trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của từng vùng làm căn cứ. Việc thực thi chiến lược và quy hoạch chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp. Điều này được thể hiện rõ nét qua chiến lược đầu tư. Cơ cấu đầu tư tuy có thay đổi, nhưng vẫn còn quá chú trọng vào công nghiệp nặng hoặc đổ dồn vốn vào công trình những ngành, dự án mang lại hiệu quả kinh tế thấp, nhà nước vẫn còn bao cấp nhiều lĩnh vực trong đầu tư mà lẽ ra phải để nhân dân tự làm. Thêm nữa chưa kết hợp đúng đắn giữa chiến lược định hướng lớn và kế hoạch bước đi và giải pháp lớn cho từng thời kỳ với chính sách gồm các biện pháp cụ thể thực hiện các định hướng đó. Hiện đang có xu hướng coi nhẹ kế

hoạch, quy hoạch, dự báo…, ở các địa phương tình hình càng nghiêm trọng hơn. Chính quyền còn lúng túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển chung và hầu như chưa có các chiến lược phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.1.2. Khuôn khổ pháp lý hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

ở Việt Nam cũng như ở rất nhiều nước trên thế giới các chính sách được ban hành ở các cấp hành chính (trung ương, địa phương) thể hiện những định hướng và nguyên tắc cơ bản của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng của mình. Các chính sách thường được soạn thảo dựa trên đường lối phát triển chung của đất nước đặt ra những nhiệm vụ ưu tiên trong từng giai đoạn và được thực hiện thông qua việc ban hành của các văn bản pháp luật.

Bảng 5: Các văn bản quy phạm pháp luật

Loại quy

phạm pháp luật Cơ quan ban hành

Mục tiêu ban hành và mức độ thực hiện pháp lý

Hiến pháp Quốc hội Là văn bản pháp quy có hiệu lực pháp lý cao nhất

Luật, bộ luật Quốc hội Cụ thể hoá hiến pháp, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống

Pháp lệnh Uỷ ban thường trực quốc hội

Có hiệu lực pháp lý thấp hơn hiến pháp và luật nhưng lại là văn bản có hiệu lực cao nhất trong các loại văn bản dưới luật.

Lệnh Chủ tịch nước

Chính thức hoá những điều mà quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội đã quyết định.

Nghị quyết và

nghị định Chính phủ

Được ban hành nhân danh chính phủ cụ thể hoá luật pháp lệnh điều chỉnh những vấn đề chưa có luật pháp lệnh.

Quyết định của thủ tướng

Thủ tướng chính phủ

Sử dụng trong hoạt động điều hành chính phủ, chỉ đạo giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Thông tư

Bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác thuộc chính phủ

Nhằm hướng dẫn thi hành luật pháp lệnh và các văn bản của chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình,

Ngoài việc hoạch định chính sách và thực hiện quản lý nhà nước bằng quy phạm pháp luật nói trên, nhà nước Việt nam còn xây dựng các chương trình khác nhau nhằm đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu nhất định.

Chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được nêu rõ trong văn kiện đại hội đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII và Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trưng ương Đảng lần thứ IV (khoá VIII). Đây là định hướng chiến lược đúng đắn trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước và thích ứng với sự hội nhập các nước trong khu vực và quốc tế. Để thực hiện chủ trương này trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nền kinh tế, trong đó có khu vực rất quan trọng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chính sách này đưa ra nhằm huy động và thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước, tạo lập môi trường bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp. Sau nhiều năm nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới về khung pháp lý, các chính sách hỗ trợ khuyến khích khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ kết hợp với điều kiện thực tiễn Việt nam, những văn bản pháp lý đầu tiên trực tiếp quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được ban hành cụ thể:

- Quyết định số 1177TC/QĐ/ CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể coi là quy định pháp luật đầu tiên về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong quyết định này không nói đến quy mô của doanh nghiệp và cách xác định mà chỉ nói đến phạm vi áp dụng của quyết định là: "tất cả các doanh nghiệp tư nhân, các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các tổ chức kinh tế tập thế có thể sản xuất kinh doanh của các cơ quan đoàn thể và các đơn vị hành chính sự nghiệp"

- Tiếp theo, ngày 20/6/1998 Chính phủ đã có công văn số 681/CP/KTN về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo công văn này thì: " các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng và có số lao động bình quân hàng năm dưới 200 người" được coi là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên công văn này trên thực tế không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì vậy hiệu lực pháp lý thấp và tầm ảnh hưởng rất hạn chế.

- Ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành nghị định số 90/2001/NĐCP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đây là bước ngoặt về thể chế hoá quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ khẳng định nhận thức của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng đặc biệt của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời để khắc phục nhược điểm của hệ thống chính sách hiện hành, việc ban hành nghị định này không chỉ nhằm tháo gỡ, cởi trói tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn thực thi các biện pháp ưu đãi hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực này.

- Nghị định số 90/2001/NĐCP trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (được gọi tắt là nghị định doanh nghiệp vừa và nhỏ ) đã đưa ra tiêu chí như sau: Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam bao gồm các doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế có số công nhân dưới 300 người và số vốn kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 36 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)