CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 89 - 94)

3.1. CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ : NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ :

3.1.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.

Trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phải quán triệt sâu sắc những vấn đề sau:

Xuất phát từ học thuyết của Cácmác: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với hạ tầng kinh tế. Vì vậy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được xây dựng phù hợp với mô hình kinh tế đã lựa chọn đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và bản chất của chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phải tương ứng với bản chất của mô hình kinh tế đó. Phát triển nền kinh tế thị trường là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế ở nước ta, song cơ chế thị trường không phải là liều thuốc thần tiên chữa được bách bệnh phát sinh trong nền kinh tế, ngay cả bản thân nó cũng nảy sinh những khuyết tật như: độc quyền, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp… Do vậy cần có "bàn tay hữu hình" đó là tác động của Nhà nước để khắc phục khuyết tật của "bàn tay vô hình". Vai trò quản lý của nhà nước đặc biệt quan trọng thông qua hệ thống chính sách và đòn bẩy kinh tế là chủ yếu.

Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp với chủ trương xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Về lâu dài nhà nước cũng chỉ đầu tư cho các tập đoàn kinh tế lớn và một số doanh nghiệp có quy mô vừa để thực hiện vai trò điều tiết, dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng và

phục vụ nhu cầu công cộng còn đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác hoạt động chủ yếu vì mục tiêu kinh tế . Vì vậy chính sách hỗ trợ cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là nền tảng cho mọi quan điểm, hệ thống chính sách quản lý hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thiếu nó hoặc vận dụng nó không đúng, thì chính sách quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không có tác dụng. Việc xây dựng và phát triển chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không có mô hình khuôn mẫu áp dụng cho mọi nước mà chúng ta phải vừa làm vừa áp dụng sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nên các doanh nghiệp và các nhà đầu tư còn chưa có nhiều kinh nghiệm, sức ì còn lớn, tâm lý chụp giật còn phổ biến, chưa chú ý nhiều đến chiến lược kinh doanh dài hạn. Vì vậy, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp phần tạo nên một đội ngũ kinh doanh có kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh , tạo điều kiện về yếu tố con người của các giai đoạn phát triển tiếp theo. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khuyến khích và tăngcường cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước làm cho nền kinh tế năng động hơn, làm cho các doanh nghiệp phải vươn lên không ngừng bằng chất lượng và hiệu quả. Nhờ đó nền kinh tế sẽ có cơ hội phát triển sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế tạo được nhiều công ăn việc làm, điều này hết sức quan trọng đối với một nước đang phát triển có tiềm năng về lao động, ( đồng thời đó cũng là một gánh nặng xã hội ) như nước ta. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa góp phần thu hút thêm lao động giẩm sức ép về việc làm, tăng thêm thu nhập, để cải thiện đời sống cho người lao động, vừa góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có ( nhất là lao động) của nền kinh tế để tạo tiền đề tích luỹ cho các giai đoạn phát triển sau.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ hội cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh đây cũng là một biện pháp góp phần làm tăng tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

3.1.2. Bảo hộ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong từng giai đoạn: Trong quá trình hội nhập kinh tế, bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thì đồng thời để tránh tình trạng Doanh nghiệp trong nước mất thị phần và có thể vươn ra thị trường nước ngoài nhà nước cần có chính sách hợp lý để bảo hộ cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ để chúng có thể tồn tại và trở nên cứng cáp hơn trước khi phải đối mặt với xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá cụ thể là:

- Căn cứ vào tiến trình Việt Nam gia nhập các tổ chức mậu dịch tự do APEC, AFTA, WTO…nhà nước cần có kế hoạch cụ thể để các doanh nghiệp có biện pháp chiến lược đúng đắn để từng bước chủ động tham gia quá trình hội nhập.

- Trong thời gian chưa đến thời hạn mở cửa thuế quan cần có những kế hoạch bảo hộ tạo thời cơ, cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, phải tránh được tình trạng độc quyền trong nước và khuyến khích sự đổi mới công nghệ để ngày càng tạo ra sản phẩm có liều lượng chất xám cao có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Phát huy những mặt mạnh, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước nên có kế hoạch xem xét những ngành nào cần phải tiếp tục bảo hộ, ngành không cần thiết bảo hộ nữa, tạo điều kiện tối ưu cho doanh nghiệp Việt nam tham gia hợp tác với thị trường khu vực và quốc tế mà bất lợi là tối thiểu.

3.1.3. Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo:

Trong cơ chế thị trường tiêu thức quan trọng để đánh giá doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xã hội. Mặc dù doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả kinh tế là chủ yếu nhưng trên góc độ quản lý không thể coi nhẹ vấn đề xã hội, do đó phải gắn hiệu quả kinh tế xã hội làm một. Do đó chính sách hỗ trợ

phải đảm bảo yêu cầu tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển một cách lành mạnh đáp ứng mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội.

3.1.4. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn. Khuyến khích phát triển trong một số lĩnh vực mà doanh nghiệp lớn không thể tham gia :

Nguyên lý chung là sản xuất lớn, sản xuất hàng loạt có hiệu quả hơn sản xuất nhỏ về mặt kinh tế. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung chứ không phải riêng của một doanh nghiệp nào thì không phải hoàn toàn như vậy. Thị trường có nhiều phân đoạn: Phân đoạn dành cho sản xuất có số lượng tiêu thụ lớn, phân đoạn dành cho các sản phẩm đơn chiếc đáp ứng hết sức riêng của một nhóm người hay một hộ tiêu thụ nào đó. Chính doanh nghiệp vừa và nhỏ thích hợp với loại thị trường thứ hai này. Thông thường nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì doanh nghiệp luôn luôn tìm cách chiếm lĩnh thị trường, bất kể là lớn hay nhỏ. Vì vậy cần có khung khổ luật pháp rõ ràng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế của một nước, nó hỗ trợ đắc lực cho nhau trong sản xuất kinh doanh. Trong đó doanh nghiệp lớn là "hạt nhân" đứng vị trí trung tâm, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những "vệ tinh" đứng xung quanh. Đó là cơ sở ban đầu để hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, có đủ sức cạnh tranh trên các thị trường, có khả năng đáp ứng nhu cầu của vùng về một số loại hàng hoá nhất định. Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có tính độc lập trong việc đáp ứng nhu cầu ở các vùng nhỏ, vùng xa, vùng cung của đường phân phối, cũng như độc lập trong sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp lớn. Yêu cầu của quan điểm này là chính sách tạo ra môi trường cho sự liên kết, hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ khuyến khích các doanh nghiệp lớn hình thành hệ thống vệ tinh bao gồm cả những kiên kết ngang, liên kết dọc trong quá trình sản xuất hay trong bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật tư, máy móc thiết bị… Mối liên hệ đó được thể hiện:

- Phân công chuyên môn hoá giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn sao cho có hiệu quả. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo đầu vào, vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp lớn.

- Doanh nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để đào tạo tay nghề trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Gia thầu lại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ những phần việc mà doanh nghiệp lớn ký hợp đồng với nhà nước.

3.1.5 Phát triển các khu công nghiệp dành riêng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ :

- Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về cơ sở hạ tầng, giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ . Hơn nữa, nhà nước dễ dàng thực hiên các chính sách ưu đãi và tiến hành hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu công nghiệp.

3.1.6. Ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn

- Trong chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn hiện nay thì phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là mô hình thích hợp nhất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, Bởi vì hiện nay nước ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn. Quá trình phát triển những năm qua đã tạo ra sự chênh lệch nhất định về thu nhập nói riêng và trình độ phát triển nói chung giữa thành thị và nông thôn. Tình trạng nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn chưa được sử dụng tốt cho phát triển kinh tế đã và đang dẫn đến sức ép di cư vào các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn, dễ gây lên những biến động lớn khôn lường trong xã hội.Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy đốĩ với các nước đông dân ở Châu á thì chiến lược phát triển đi từ nông nghiệp và nông thôn là khôn ngoan và có hiệu quả do một số lý do sau:

- Tập trung phát triển nông thôn sẽ làm tăng thu nhập của bộ phận dân cư này, góp phần làm giảm thiểu nhu cầu di cư vào các thành phố và trung tâm công nghiệp, ổn định xã hội tránh cho các thành thị rơi vào tình trạng quá tải và hỗn độn về mọi mặt.

- Thu nhập dân cư tăng lên ở nông thôn làm cho sức mua của toàn xã hội tăng lên. Đó là yếu tố kích thích sản xuất không chỉ đối với kinh tế nông thôn mà còn đối với cả nền kinh tế thành thị. Điều đó sẽ làm tăng mối liên kết giữa thành thị và nông thôn góp phần giảm chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai khu vực này.

- Sử dụng được nguồn lao động dồi dào một trong hai yếu tố quan trong cho tăng trưởng đó là vốn và lao động trong khi nước ta còn đang thiếu thốn. Hơn nữa nông thôn có sẵn nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú phát triển công nghiệp tiêu dùng nhất là cho các ngành chế biến lương thực và thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)