1.4. Các công cụ xây dựng chiếnlược và lựa chọn chiếnlược
1.4.1. Ma trận đánh giá yếu tố bên trong và bên ngoài (Ma trận I-E)
Ma trận I-E được sử dụng như một kỹ thuật phân tích áp dụng song song với ma trận SWOT và có tác dụng đối chiếu với ma trận SWOT. Đây là kỹ thuật phân tích mang tính định lượng hơn và ngày càng được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.
Ma trận I-E dùng để xác định vị thế chiến lược của doanh nghiệp làm cơ sở để lựa chọn chiến lược. Để hình thành ma trận IE, thường dựa trên kết quả phân tích môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ doanh nghiệp và lập hai
ma trận yếu tố: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE) và Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE).
Các chiến lược gia thường sử dụng Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE) để tóm tắt và đánh giá về tác động cùa các yếu tố môi trường kinh doanh đên doanh nghiệp. Quá trình tiến hành một ma trận EFE gồm 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng các mức phân loại này bàng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố đó như thế nào, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là ít phản ứng.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng
Bước 5: Cộng dồn số điểm quan trọng của các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Mô hình ma trận EFE Các yếu tố thuộc
MTKD bên ngoài
Mức độ
quan trọng Phân loại
Số điểm quan trọng
(1) (2) (3) (4)
Liệt kê các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài DN (quốc tế, quốc gia, ngành) Cho điểm từ 0 đến 1, điểm càng cao thì nhân tố tương ứng càng quan trọng 1 = DN ít phản ứng 2 = DN phản ứng TB 3 = DN phản ứng trên TB 4 = DN phản ứng tốt (4) = (2) x (3) Tổng = 1 Tổng = X
(Nguồn: Ngô Kim Thanh.Giáo trìnhQuản trị chiến lược. Nhà xuất bản Đại học KTQD.2013)
Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một doanh nghiệp có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy doanh nghiệp đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường. Nói cách khác, các chiến lược của doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa mối đe dọa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài. Tổng số điểm là 1 cho thấy rằng những chiến lược mà doanh nghiệp đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các cơ hội từ bên ngoài.
Các nhà xây dựng chiến lược thường sử dụng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) để tóm tắt những phân tích, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của các yếu tố chi phối hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Tiến trình phát triển một ma trận IFE cũng tương tự như ma trận EFE chỉ khác ở bước 3: ta cho điểm phân loại là 1 nếu đó là điểm yếu lớn nhất, 2 nếu đó là điểm yếu nhỏ nhất, 3 nếu đó là điểm mạnh nhỏ nhất và 4 nếu đó là điểm mạnh lớn nhất.
Bảng 1.2. Mô hình ma trận IFE Các yếu tố thuộc
MTKD nội bộ DN
Mức độ
quan trọng Phân loại Điểm quan trọng
(1) (2) (3) (4)
Liệt kê các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp Cho điểm từ 0 đến 1, điểm càng cao thì nhân tố tương ứng càng quan trọng 1 = Điểm yếu quan trọng nhất 2 = Điểm yếu 3 = Điểm mạnh 4 = Điểm mạnh quan trọng nhất (4) = (2) x (3) Tồng = 1 Tổng = Y
(Nguồn: Ngô Kim Thanh.Giáo trìnhQuản trị chiến lược. Nhà xuất bản Đại học KTQD.2013)
Không kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, số điểm quan trọng tổng cộng có thể được phân loại thấp nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và so điểm
trung bình là 2,5. Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ.
Sau đó Tổng hợp ma trận EFE và IFE ta hình thành ma trận IE để xác định và đánh giá đúng vị thế chiến lược của doanh nghiệp.
Tương ứng với vị thế của doanh nghiệp là sẽ có những định hướng chiến lược phù hợp. Nếu vị thế chiến lược của doanh nghiệp nằm ở ba ô I – II – IV là vùng tăng trưởng nhanh, nếu vị thế doanh nghiệp năm ở ba ô III – V – VII là vùng nên tăng trưởng chọn lọc hoặc dùng chiến lược ổn định. Còn nếu vị thế của doanh nghiệp nằm ờ vùng ba ô VI – VIII – IX, thì tốt nhất là định hướng thu hoạch và rút lui dần, thậm chí tìm cách tháo chạy để bảo toàn lực lượng.
Bảng 1.3. Ma trận I-E
IFE – Yếu tố môi trƣờng bên trong
Mạnh Trung bình Yếu EF E – Y ếu t ố bên ng oà i Cao I II III Trung bình IV V VI Thấp VII VIII IX
(Nguồn: Ngô Kim Thanh.Giáo trìnhQuản trị chiến lược. Nhà xuất bản Đại học KTQD.2013)