CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.4. Xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp: sẽ được sử dụng một cách trực tiếp hoặc có xử lý đơn giản (chia tỷ lệ) để so sánh, đánh giá.
Đối với dữ liệu sơ cấp: Nhóm dữ liệu sơ cấp có được từ điều tra khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Phương pháp tiếp theo được sử dụng là phương pháp phân tích tổng hợp.
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA BÁO ĐẦU TƢ
3.1. Giới thiệu khái quát về Báo Đầu tƣ
3.1.1. Giới thiệu chung
Tên đơn vị: Báo Đầu tư
Trụ sở chính: Số 47, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: 024. 3845.0537- Fax: 024.3823.5281/88
Số tài khoản: 0021000001343
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội MST: 0100112067
Tổng Biên tập: Lê Trọng Minh
Báo Đầu tư là cơ quan báo chí của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về pháp luật, chính sách và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động đầu tư - kinh doanh của đất nước theo quy định của Luật Báo chí, Luật xuất bản, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Báo Đầu tư là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động tự chủ theo quy định cảu Pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Báo Đầu tư có các nhiệm vụ sau:
- Thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước các chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam; các nhiệm vụ, chủ trương của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Trông tin về tình hình phát triển kinh tế trong nước và quốc tế phụ vụ việc nghiên cứu, lựa chọn phương án phát triển và các cơ hội đầu tư – kinh doanh.
- Phản ánh các thành tựu, kinh nghiệm về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nêu gương những điển hình tốt, nhân tố mới, đấu tranh chống vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Giới thiệu tình hình kinh tế quốc tế, chính sách, pháp luật và kinh nghiệm quản lý kinh tế - xã hội của nước ngoài phục vụ cho hợp tác, phát triển và hội nhập.
Báo Đầu tư hiện có 5 ấn phẩm báo in và 4 báo điện tử, bao gồm:
Báo in:Đầu tư, Đầu tư Chứng khoán, Đầu tư Bất động sản, Vietnam Investment Review, Time Out
Báo điện tử: baodautu.vn, tinnhanhchungkhoan.vn,
timeoutvietnam.vn,vir.com.vn.
Để thực hiện việc xuất bản các ấn phẩm nói trên, đến nay đội ngũ cán bộ, phóng viên của Báo Đầu tư đã lên tới gần 180 người làm việc tại 7 phòng, ban nghiệp vụ và các văn phòng đại diện, văn phòng thường trú tại TP. HCM, Đà Nẵng(phụ trách khu vực miền Trung và Tây Nguyên), Cần Thơ (phụ trách khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), Hải Phòng (phụ trách khu vực Vùng duyên hải Bắc bộ), Thái Bình.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức Tòa soạn
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Báo Đầu tƣ
(Nguồn: Văn phòng Báo Đầu tư)
3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 - 2017 của Báo Đầu tƣ
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh thu tỷ đồng 63 64,5 67 82 84 86 97
Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 0,5 1,6 2,3 2,8 2,6 2,7 2,5 Thu nhập bình quân tr.đ/ng/th 7 7,4 8 10 10 10,5 11
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ)
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2018 cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua của Báo Đầu tư có những bước phát triển tương đối tốt, hiệu quả cao.
Cần phải nhắc lại, năm 2011, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam được xem là khủng hoảng với mức lạm phát cao, trên 18%. Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và bất động sản (2007-2010) giúp Báo
Ban biên tập
Khối nội dung
Ban Đầu tư
Ban Chứng khoán
Ban Tiếng anh
Khối hành chính Văn phòng Phòng Kế toán tài vụ Khối kinh doanh Phòng Quảng cáo truyền thông Phòng Kinh doanh phát hành Các văn phòng đại diện, thường trú
Đầu tư đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2011 đã gây bất lợi cho cơ quan, dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong kinh doanh, lỗ năm 2011 hơn 2 tỷ đồng. Do đó, ngay từ đầu năm 2012, Báo Đầu tư đã thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ bằng việc cắt giảm lương thưởng, cắt giảm nhân lực ở những vị trí dư thừa.
Nhờ đó, năm 2012, cơ quan bắt đầu có lãi trở lại. Từ giai đoạn 2012- 2015, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của cơ quan có sự tăng trưởng đều đặn, thu nhập bình quân của cán bộ, phóng viên, biên tập viên được cải thiện dần qua từng năm nhờ tăng nhuận bút, thưởng tháng lương thứ 13…
Cuối năm 2015, Báo Đầu tư có sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo mạnh mẽ khi Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn nghỉ hưu, Phó tổng biên tập Đỗ Xuân Khánh được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều động đi làm Tổng biên tập Báo Đấu thầu; Phó tổng biên tập Lê Trọng Minh được bổ nhiệm tiếp quản vị trí Tổng biên tập Báo Đầu tư.
Mặc dù cơ quan có sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo cấp cao, nhưng do có tính kế thừa, Báo Đầu tư tiếp tục đạt được con số tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong giai đoạn 2016-2018.
Để đáp ứng với mục tiêu tăng trưởng mà Ban biên tập đã đề ra trong 3 năm 2016-2018, Báo Đầu tư đã tuyển thêm nhân sự ở các ban thuộc khối nội dung, dẫn tới thu nhập bình quân đầu người không đạt được tốc độ tăng trưởng như doanh thu, bên cạnh đó còn là do nguyên nhân đến từ chính sách khi Nhà nước tăng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.
Do tính chất là cơ quan sự nghiệp Nhà nước, cơ quan thực hiện ghi nhận lợi nhuận sau khi chia thưởng cuối năm cho người lao động, dẫn tới lợi nhuận trong các năm hầu như không quá biến động. Nguồn lợi nhuận này được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển cơ quan.
3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc phát triển của Báo Đầu tƣ
3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
3.2.1.1. Môi trường chính trị pháp luật
Yếu tố chính trị, pháp luật ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được đánh giá là ổn định, và có thể nói là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Việc giữ vững tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội đã tạo ra môi trường đầu tư, sản xuất và kinh doanh hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động,
làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã
hội.Điềunàycũngtácđộngtíchcựctrongviệctạolậpvàtriểnkhaichiếnlượccủacác doanh nghiệp.
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong những năm vừa qua, các bộ luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đã được sửa đổi để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam, qua đó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân đẩy mạnh đầu tư sản xuất, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
Đây chính là điều kiện tốt cho các cơ quan báo chí kinh tế, đặc biệt là Báo Đầu tư có cơ hội mở rộng thị phần người đọc, nâng cao số lượng và chất lượng thông tin, qua đó tiếp cận các khách hàng tiềm năng để kinh doanh quảng cáo.
Tuy nhiên, đối với một ngành đặc thù như báo chí tại Việt Nam, Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng là một vấn đề hết sức đáng lưu ý. Theo Đề
án này, các cơ quan cấp Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chỉ còn 1 tờ báo và 1 tập chí (không tính số lượng ấn phẩm).
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch hiện có rất nhiều cơ quan báo chí như: Báo Đầu tư; Báo Đấu thầu (thuộc Cục Quản lý Đấu thầu); Tạp chí Kinh tế và Dự báo; Tạp khí Khu công nghiệp (đã giải thể và Báo Đầu tư tiếp nhận lại toàn bộ nhân sự vào cuối năm 2017); Tạp chí Con số và Sự kiện (thuộc Tổng cục Thống kê).
Ngoài Tạp chí Khu công nghiệp, rất có khả năng Báo Đầu tư sẽ phải sáp nhập thêm 01 đơn vị báo chí khác trong Bộ. Điều này dẫn đến những thách thức không nhỏ với cơ quan Báo Đầu tư trong vấn đề quản lý nhân sự, quản trị tài chính và kiểm soát các thông tin đăng tải.
3.2.1.2. Môi trường Kinh tế
Nền kinh tế nước ta trước đây do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên kém phát triển, đồng thời do kéo dài cơ chế quản lý bao cấp nên nền kinh tế nước ta bị tụt hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn hiện nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới về kinh tế xã hội do đại hội Đảng lần VI của Đảng đề ra được cụ thể hoá và phát triển trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là những giải pháp tích cực từ cuối năm 1988 đã đưa tới những thành tựu bước đầu quan trọng. Hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, giảm tốc độ lạm phát, đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm và tiêu dùng, tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển về kinh tế đối ngoại. Nền kinh tế ổn định và phát triển không ngừng theo đánh giá bước đầu nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu đáng kể.
Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế giành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
Báo chí, nhất là báo kinh tế là một chủ thể hoạt động gắn kết chặt chẽ với hệ thống kinh tế của đất nước. Do đó các nhân tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GNP, GDP, tỷ lệ lạm phát... ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Báo Đầu tư.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế:Năm 2012 được đánh giá là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, nhờ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô kịp thời của Chính phủ, từ năm 2014 đến nay, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chuyển biến rõ nét, tổng quan nền kinh tế được cải thiện. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế các năm 2014 đến 2017 lần lượt là: 5,98%; 6,68%; 6,21% và 6,81%. Năm 2018, tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 7,08%, cao nhất từ năm 2008.
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới cũng đã lấy lại đà phục hồi và có sự tăng trưởng trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lên nắm quyền đã giúp nền kinh tế đầu tàu thế giới có mức tăng trưởng GDP trên 3%, thị trường chứng khoán Mỹ lên cao nhất trong lịch sử, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thông qua các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương, do đó cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016, Việt Nam đã có nhiều cải cách mạnh mẽ trong tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, giúp kinh tế trong 3 năm qua liên tục tăng trưởng khởi sắc.
Theo báo cáo của các tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mức tăng GDP của Việt Nam dự kiến tiếp tục đạt trên 6,5% trong những năm tới.
Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi sức mua của khách hàng, khi họ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa. Lạm phát làm cho nền kinh tế đi vào khủng hoảng và khó khăn hơn. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Báo Đầu tư.
Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định. Lạm phát đã được kiểm soát ở mức dưới 5%/năm. Việt Nam là một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất.
Có thể đánh giá trong những năm tới, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng GDP cao hơn lạm phát. Tuy nhiên, không loại trừ những yếu tố tác động từ kinh tế thế giới.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tăng trƣởng GDP và CPI của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020F
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo Điểm lại năm 2018 của World Bank) 3.2.1.3. Môi trường kỹ thuật công nghệ
Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ,việc làm báo trên thế giới và Việt Nam đang dịch chuyển từ báo in sang báo điện tử. Đặc biệt, báo chí còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, báo chí vẫn giữ
6.68 6.21 6.81 7.08 6.6 6.5 0.6 2.7 3.5 3.54 4 4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2015 2016 2017 2018 2019F 2020F GDP CPI
được vị thế riêng bởi tính xác thực và kiểm chứng thông tin một cách kỹ càng, trong khi mạng xã hội phát triển tạo ra những tin tức giả (fake news).
Trên thế giới, nhiều cơ quan báo chí đã phải đóng cửa, một số tờ báo chuyển sang báo điện tử có thu phí như New York Times, The Washington Post… Chưa kể, hiện nay đã xuất hiện những cỗ máy trí tuệ nhân tạo (AI) có thể khả năng viết truyện, viết báo dựa trên những tư liệu đơn giản sẵn có. Điều này là thách thức rất lớn với các cơ quan báo chí và đặc biệt là các phóng viên, biên tập viên.
Tại Việt Nam, có không ít cơ quan báo chí lâm vào cảnh khó khăn do không theo kịp sự thay đổi của công nghệ, người lao động bị nợ lương, lượng phát hành giảm dẫn tới sụt giảm về doanh thu quảng cáo.
Đối với Báo Đầu tư, nhờ việc cởi mở và ứng dụng kịp thời công nghệ mới, các tờ báo điện tử do Báo Đầu tư vận hành và quản lý hiện đã hoạt động ổn định, bước đầu có lãi từ hoạt động quảng cáo. Tuy vậy, các tờ điện tử này cũng chịu sự cạnh tranh từ các báo điện tử khác đang được phát triển và cho ra đời ngày một nhiều hơn.
3.2.1.4. Môi trường Văn hóa xã hội
Với gần 100 triệu dân (có cơ cấu dân cư thuộc loại trẻ), 60% dân số dưới độ tuổi 30, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng đối với các ngành nói chung, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây là nhóm khách hàng hết sức tiềm năng của Báo Đầu tư.
Công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính rằng dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020, đây chính là nhóm đối tượng độc giảmà các ấn phẩm của Báo Đầu tư hướng đến, ngoài giới chủ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với Báo Đầu tư hiện nay đó là nhu cầu đọc và tìm kiếm thông tin của đa số người Việt Nam. Hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay có lượng phát hành báo in lớn, báo điện tử tiếp cận được đông đảo độc giả là các báo xã hội với những thông tin mang tính thời sự xã hội, thậm chí thông tin giật gân, câu view…
Báo Đầu tư sẽ phải cân đối giữa các áp lực này, bao gồm lựa chọn phân khúc độc giả có chọn lọc (doanh nhân, nhà quản lý, cơ quan hoạch định chính