5. Bố cục đề tài
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NA MÁ CH
2.1.3. Môi trường kinh doanh
2.1.3.1. Tình hình thị trường
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung. Đà nẵng có diện tích tự nhiên 1.284 km2, dân số năm 2021 là 1.191.500 người, gồm 6 quận và 2 huyện, được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang. Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2019-2021 đạt 5% - 8%/năm. Cùng với tiến trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đà Nẵng không ngừng được cải thiện. Trong vài năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người tại Đà Nẵng tăng lên đáng kể. Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng và xây mới. Nhiều công trình lớn đã đưa vào sử dụng hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, hầm chui Điện Biên Phủ,….Ngày càng nhiều địa bàn được giải toả, quy hoạch để xây dựng các công trình phục vụ cho các dự án đầu tư của thành phố nhằm phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội trên địa bàn. Chính những điều này đã tạo làm cho thành phố thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư, người lao động và học sinh, sinh viên khắp nơi đến làm ăn, sinh sống và học tập. Kéo theo đó là vấn đề về nhà ở sinh hoạt ngày càng trở nên cấp thiết. Mặc dù có sự hỗ trợ của nhà nước và cấp chính quyền địa phương trong việc vay vốn, miễn giảm thuế, nhưng do khả năng có hạn, nên không phải bất cứ ai cũng có khả
năng để thanh toán những khoản tiền mua nhà đất có giá trị lớn. Đối mặt với vấn đề đó, tiếp cận các món vay mua nhà đất, xây dựng và sửa chữa nhà ở để có một ngôi nhà khang trang hơn là một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi. Vì vậy, sự ra đời và hoạt động cho vay phục vụ mục đích mua nhà đất, XD&SC nhà ở của các NH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là thực sự cần thiết.
2.1.3.2. Tình hình khách hàng của chi nhánh
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng với ưu thế xuất hiện khá sớm (1994) và mạng lưới giao dịch rộng khắp với nhiều phòng giao dịch và các tổ công tác làm nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, chuyển tiền, nằm rải rác trên địa bàn thành phố đặc biệt là quận Hải Châu, quận Thanh Khê…. cùng với sự đa dạng của sản phẩm cung ứng, sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ của cán bộ nhân viên đã tạo dựng được uy tín và mối quan hệ với đông đảo khách hàng trên điạ bàn. Sau gần 28 năm hoạt động thì ngân hàng đã thực sự tạo được niềm tin trong lòng người dân Đà Nẵng. Điều này được minh chứng thông qua sự tăng trưởng rõ nét của số lượng khách hàng vừa là khách hàng cá nhân vừa là khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh trong thời gian qua. Tính đến năm 2021 số khách hàng hiện tại của chi nhánh là 1.372 doanh nghiệp lớn nhỏ và hơn 4.235 khách hàng là cá nhân giao dịch và mở tài khoản tại chi nhánh.
2.1.3.3. Tình hình đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, các ngân hàng và các công ty tài chính lớn của Việt Nam hầu hết đều có chi nhánh tại Đà Nẵng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, toàn thành phố hiện có 62 chi nhánh ngân hàng và hơn 250 phòng, điểm giao dịch. Ngoài ra còn có trên 35 công ty chứng khoán, các tổ chức cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ... Việc có mặt của hầu hết các NH trên cả nước tại Đà Nẵng dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các NHTM và giữa các NHTM với các công ty tài chính khác ngày càng gia tăng. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có rất nhiều ngân hàng với ưu thế cạnh tranh rất mạnh trong từng lĩnh vực như Vietcombank, Vietinbank trong lĩnh vực hoạt động truyền thống bao gồm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, BIDV, ACB, Techcombank và Sacombank… rất mạnh về lĩnh vực cho vay đối với khách hàng cá nhân, NH Đông Á và Tpbank,... mạnh về phát hành thẻ ATM với những công nghệ mới nhất. Tuy nhiên với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Để có thể đứng vững thì các ngân hàng không ngừng đa dạng lĩnh vực hoạt động
với rất nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới. SeAbank có một thị trường nội địa truyền thống, được đánh giá là ngân hàng bán lẻ tiêu biểu. Đó chính là một số lợi thế cạnh tranh của SeABank. Cơ sở khách hàng chính của NH nói chung và của chi nhánh nói riêng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, Chi nhánh ngày càng phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình, áp dụng lãi suất linh hoạt … nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi.