Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮANHÀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2021 (Trang 34 - 45)

5. Bố cục đề tài

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NA MÁ CH

2.1.4. Kết quả kinh doanh

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng là một nhiệm vụ thiết yếu để ngân hàng thực hiện tốt chức năng của mình. Từ khoản tiền huy động có được, ngân hàng có thể đem đi cho vay, đầu tư để sinh lợi…Hoạt động đó vừa mang lại lợi ích cho người gửi và người vay vừa gián tiếp đem lại lợi nhuận cho chính ngân hàng. Vì vậy, đối với ngân hàng hoạt động huy động vốn là nhiệm vụ đối với các cán bộ công nhân viên. SeABank chi nhánh Đà Nẵng đã luôn xác định trọng tâm trong công tác huy động vốn và luôn phấn đấu để tăng trưởng nhanh, ổn định nguồn tiền gửi. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh.

Qua các năm, số vốn huy động của SeABank chi nhánh Đà Nẵng đều tăng mạnh. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, tránh được tình trạng bị động về vốn. Nhờ các chính sách linh hoạt về lãi suất, thời hạn và các chương trình ưu đãi khác nhau mà hiệu quả công tác huy động vốn được nâng cao rõ rệt, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2. 1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

KHOẢN MỤC

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Chên h lệch TL Chên h lệch TL (%) (%) (%) (%) (%) Nhận tiền gửi 291 71,0 357 68,5 446 68,5 66 22,7 89 24,9 Phát hành GTCG 73 17,8 96 18,4 120 18,4 23 31,5 24 25,0 Vay vốn 46 11,2 68 13,1 85 13,1 22 47,8 17 25,0 Tổng NVHĐ 410 100 521 100 651 100 111 27,1 130 25,0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SeABank giai đoạn 2019-2021)

Biểu đồ 2. 1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. Nhận tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng. Lượng tiền huy động trong những năm 2019-2021 tăng trưởng đều liên tục. Cụ thể tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2019 là 410 tỷ đồng, năm 2020 là 521 tỷ

đồng tăng 27,1% so với năm 2019. Đến năm 2021, tổng nguồn vốn huy động tăng 27,1% từ 521 tỷ đồng năm 2020 lên đến 651 tỷ đồng trong năm 2021. Năm 2021, khung lãi suất tiền gửi lĩnh lãi cuối kì tiếp tục dao động trong khoảng từ 3,5%/ năm đến 6,25%/ năm được niêm yết tại kì hạn từ 1 đến 36 tháng. Mặc dù năm 2021 dịch Covid 19 bùng phát mạnh tại Đà Nẵng nhưng với các hoạt động tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các khách hàng nên năm 2021 tiền gửi cao hơn so với 2 năm 2019 và 2020 cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của chi nhánh. Sở dĩ đạt được mức tăng trưởng này là do ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cũng như khuyến mại dành cho sản phẩm tiền gửi. Đặc biệt là ưu đãi cho những khoản tiền gửi tiết kiệm từ dân cư với những khoản gửi tiết kiệm có số tiền lớn trên 500 triệu đồng và thời gian gửi trên một năm thì lãi suất có thể lên tới 6,25%. Trong khi mặt bằng chung của thị trường chỉ khoảng 5,9%. Bên cạnh đó, SeABank chi nhánh Đà Nẵng đưa ra nhiều chương trình khuyến mại như mỗi khách hàng gửi tiền sẽ được cấp mã số và quay số trúng thưởng nhận tiền ngay, hay tặng quà đối với những khách hàng có mức tiền gửi từ 100 triệu trở lên. Những khuyến mãi hấp dẫn về lãi suất và quà tặng đã giúp SeABank thu hút được đông đảo khách hàng. Duy trì nhưng ưu điểm có được từ những năm trước đây, SeABank ngày càng tạo được niềm tin trong lòng khách hàng và tạo ấn tượng tốt đối với những đối tượng khách hàng khác. Đây là một điều đáng mừng khi cuộc chạy đua về lãi suất giữa các ngân hàng chưa có điểm dừng. Tâm lý của khách hàng luôn thiên về bên có lãi suất cao mà an toàn, điều này rất khó để ngân hàng có thể ổn định lượng tiền huy động. Vậy mà SeABank vẫn duy trì được ở mức ổn định, thanh khoản tốt, đạt được chỉ tiêu của ngân hàng đề ra.

Về khoản phát hành GTCG cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2020 đạt 96 tỷ đồng chiếm 18,4% tổng nguồn vốn huy động, so với năm 2019 đạt 73 tỷ đồng tăng 23 tỷ tức tăng 31,5%. Đến năm 2021 tăng trưởng mạnh ở mức 120 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng nguồn vốn huy động so với năm 2020 là 24 tỷ tức tăng 25%. Theo lý giải thì SeABank phát hành giấy tờ có giá thời gian qua liên quan đến vấn đề tăng vốn cấp 2 của ngân hàng. Thực tế cho thấy, trái phiếu là một trong những loại giấy tờ có giá giúp các ngân hàng có thể gọi vốn trong thời gian ngắn, với mức lãi suất được xác định trước. Sở dĩ sự tăng lên của phát hành GTCG trong 3 năm qua là do NH đã tăng cường công tác

quảng bá khuyến khích khách hàng đến giao dịch và mua các loại giấy tờ này để hưởng lãi trong tương lai khi đến ngày đáo hạn.

Về khoản vay vốn 2019 khoản vay vốn tăng cao lên đến 46 tỷ đồng vì trong khoản thời gian này SeABank đang chịu áp lực về nguồn vốn đang thiếu. Mà khoản dự trữ của SeABank không đủ nên bắt buộc phải đi vay thêm vốn ở ngoài. Nối tiếp năm 2019, năm 2020 vấn tiếp tục cần nguồn vốn để hoạt động, dẫn đến SeABank lại phải tiếp tục đi vay vốn bên ngoài, con số này lại tiếp tục tăng lên là 68 tỷ đồng tức tăng 22 tỷ đồng so với năm 2019. Đến năm 2021, mức vay vốn vẫn tiếp tục tăng lên 85 tỷ đồng tức tăng 17 tỷ đồng so với năm 2020. Qua đó ta có thể thấy được khoản tiền đi vay có tốc độ tăng theo hàng năm nhưng chú trọng nhất là năm 2020 và 2021. Nguyên nhân chính là do trong hai năm này dịch Covid 19 hoành hành trên toàn đất nước và đặc biệt trong đó trung tâm dịch ở Đà Nẵng nên các hoạt động cho vay tiêu dùng bị ảnh hưởng lớn, dẫn đến nguồn vốn thâm hụt để chi trả các chi phí duy trì hoạt động, các khoản cho vay việc thu hồi nợ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là khoản vay tiêu dùng các khách hàng cá nhân do ảnh hưởng dịch bệnh nên không đảm bảo được nguồn trả nợ ,bị mất việc, bị cắt giảm lương... dẫn tới nguồn vốn của ngân hàng không được đảm bảo nên phải đi vay thêm.

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2019 – 2021 khá hiệu quả, lượng tiền huy động tăng lên qua từng năm. Trên địa bàn TP Đà Nẵng, SeABank mới đi vào hoạt động gần 20 năm nhưng cũng đã tạo được dấu ấn cho riêng mình. Nguồn tiền gửi lớn ổn định từ phía dân cư giúp cho SeABank có một nguồn lực về tài chính vững mạnh để phát triển vững bền, nâng cao chiến lược cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

2.1.4.2. Tình hình cho vay tại ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021

Trong bất kì một NHTM nào đều đặc biệt chú trọng đến hoạt động cho vay bởi lẽ đây là hoạt động chính giúp ngân hàng thu được lợi nhuận. Nếu không có lãi từ hoạt động cho vay thì ngân hàng không thể tồn tại được. Vì vậy, SeABank chi nhánh Đà Nẵng luôn cố gắng để đạt được chỉ tiêu cần thiết bằng cách đưa ra nhiều sản phẩm cho vay với nhiều đối tượng như hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp… hay mục đích vay như vay tiêu dùng, mua xe, mua nhà đất, sản xuất kinh doanh… nhờ đó mà Ngân hàng tạo được nguồn thu lớn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang tính rủi ro cao vì thế ngân

hàng phải cân nhắc kỹ và quản lý tốt các khoản vay nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.

Bảng 2. 2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021.

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch

2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) 1. DSCV 395 100 490 100 612 100 95 24,1 122 19,9 KHDN 138 34,9 167 34,1 209 34,2 29 21,0 42 20,1 KHCN 257 65,1 323 65,9 403 65,8 66 25,7 80 19,9 2. DSTN 196 100 283 100 353 100 87 44,4 70 24,7 KHDN 77 39,3 114 40,3 142 40,2 37 48,1 28 24,6 KHCN 119 60,7 169 59,7 211 59,8 50 42,0 42 24,9 3. Dư nợ 566 100 773 100 966 100 207 36,6 193 25,0 KHDN 180 31,8 233 30,1 291 30,1 53 29,4 58 24,9 KHCN 386 68,2 540 69,9 675 69,9 154 39,9 135 25,0 4.Nợ xấu 0,158 100 0,386 100 0,193 100 0,228 144,3 -0,194 -50 KHDN 0,067 42,4 0,179 46,4 0,089 46,2 0,112 167,2 -0,09 -50,3 KHCN 0,091 57,6 0,207 53,6 0,104 53,8 0,116 127,5 -0,104 -50,0 5. Tỷ lệ NX/DN 0,028% 0,05% 0,020% 0,010% -0,100% KHDN 0,037% 0,08% 0,031% 0,211% -0,155% KHCN 0,024% 0,04% 0,015% 0,075% -0,077% Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SeABank giai đoạn 2019-2021)

Biểu đồ 2. 2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021.

Qua bảng và biểu đồ 2.2 có thể thấy, doanh số cho vay của chi nhánh Đà Nẵng năm 2020 tăng 24,1% so với năm 2019, năm 2021 tăng 19,9% so với năm 2020. Hoạt động cho vay đối với KHCN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh, năm 2019 tỷ trọng cho vay đối với KHCN chiếm 65,1%. Năm 2020 tiếp tục tăng với tỷ trọng 65,9%. Đến năm 2021 tỷ trọng cho vay KHCN là 65,8% có giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng qua mỗi năm vì chi nhánh có xu hướng chuyển sang hình thức cho vay đối với KHCN nhiều hơn so với KHDN.

Đối với KHDN, doanh số cho vay năm 2019 đạt 138 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 167 tỷ đồng, tăng thêm 29 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,0% so với năm 2019. Doanh số cho vay năm 2021 đạt 209 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng 42 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 20,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với KHCN, doanh số cho vay năm 2020 đạt 323 tỷ đồng, tăng 66 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021 doanh số cho vay đối với KHCN đạt 403 tỷ đồng vẫn tiếp tục tăng hơn 80 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng mức tỷ lệ 19,9%. Nhìn vào tổng thể, tỷ trọng cho vay đối với KHCN nằm ở mức khá cao trên 60% trong giai đoạn năm 2019 – 2021. Tuy tỷ trọng cho vay đối với KHCN cao, mang lại cho nhiều lợi nhuận nhưng cũng phát sinh thêm nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chi nhánh. Vậy nên chi nhánh cần

chú trọng trong vấn đề này, điều chỉnh sự cân bằng tương đối giữa KHCN và KHDN để đề phòng những rủi ro về sau.

Về doanh số thu nợ, năm 2019 đạt 196 tỷ đồng, con số này tăng lên 283 tỷ đồng vào năm 2020, mức chênh lệch tăng 87 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ 44,4% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 353 tỷ đồng, tương ứng tăng 70 tỷ đồng so với năm 2020 và đạt tỷ lệ 24,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với KHDN, doanh số thu nợ năm 2019 đạt 138 tỷ đồng, năm 2020 đạt 167 tỷ đồng, theo mức chênh lệch ta thấy năm 2020 tăng thêm 29 tỷ đồng tương ứng mức tỷ lệ 21,0% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số thu nợ đạt 209 tỷ đồng, tăng thêm 42 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ tăng 20,1% so với năm 2020. Đối với KHCN, doanh số thu nợ năm 2019 đạt 257 tỷ đồng, năm 2020 đạt 323 tỷ đồng, tăng lên 66 tỷ đồng tương ứng với mức tỷ lệ 25,7% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số thu nợ đạt 403 tỷ đồng, tăng thêm 80 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,9% so với năm 2020. Qua các con số chênh lệch trên, ta có thể thấy được mức cho vay tăng lên theo từng năm, từ năm 2019 - 2021. Cho thấy cán bộ tín dụng đã làm tốt trong việc thu nợ từ khách hàng tại mỗi kỳ đến hạn.

Dư nợ cho vay: Tình hình dư nợ có sự biến động không đồng đều nhưng theo chiều tăng qua giai đoạn 2019 – 2021. Trong đó, hoạt động cho vay đối với KHCN chiếm vai trò chủ chốt. Giúp thúc đẩy sự tăng trưởng tài chính của chi nhánh thông qua hệ thống, đội ngũ nhân viên phân tích tín dụng có kinh nghiệm, phản ứng nhanh nên những rủi ro liên quan đến tín dụng của chi nhánh được siết chặt quản lý để đảm bảo sự an toàn tối đa nhất có thể. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh lên nhu cầu của khách hàng, dư nợ chung tại chi nhánh trong năm 2019 đạt 566 tỷ đồng. Năm 2020 đạt 773 tỷ đồng, tăng thêm 207 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ tăng 36,6% so với năm 2019. Đến năm 2021, dư nợ vẫn có xu xướng tăng đạt 966 tỷ đồng, chênh lệch tăng 193 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ tăng 25,0% so với năm 2020. Đối với KHDN, dư nợ cho vay năm 2019 đạt 180 tỷ đồng, sang năm 2020 đạt 233 tỷ đồng, tăng thêm 53 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 29,4% so với cũng kỳ năm 2019. Đến năm 2021, doanh số dư nợ có tăng đạt 291 tỷ đồng, theo thống kê năm này đã tăng 58 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ 24,9% so với năm 2020. Tình hình dư nợ đối với KHDN có xu hướng tăng lên trong những năm qua là do ngân hàng đã có chính sách đẩy mạnh khâu thu hồi nợ các khoản

cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đang cũng cố chính sách cân bằng hai bên cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn đề phòng ngừa rủi ro. Đối với KHCN dư nợ cho vay năm 2019 đạt 386 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 540 tỷ đồng, tăng 154 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,9% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số dư nợ cho vay tăng lên 675 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng, tương ứng tăng 25,0% so với năm 2020. Dư nợ cho vay đối với KHCN có xu hướng tăng lên là do các khoản dư nợ trước đó được khách hàng thanh toán trước hạn đầy đủ, cho thấy được nền kinh tế của KHCN đang có xu hướng phát triển tăng lên. Nhìn chung, dư nợ cho vay đối với KHCN vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với KHDN.

Nợ xấu là con số mà bất cứ ngân hàng nào cũng không mong muốn. Dù đã cố gắng hạn chế bằng nhiều cách nhưng không có một ngân hàng nào có thể khắc phục triệt để. SeABank chi nhánh Đà Nẵng cũng đã rất cẩn thận trong khâu xét duyệt, khâu đánh giá chất lượng tín dụng nhưng cũng không tránh khỏi tồn đọng nợ xấu. Năm 2019, nợ xấu của chi nhánh là 158 triệu đồng, đồng thời chỉ chiếm 0,028% tỷ lệ dư nợ cho vay. Đến 2020, nợ xấu tăng 228 triệu đồng là 386 triệu đồng so với năm 2019, tương đương tăng 143,3%, chiếm tỷ lệ 0,05% trong dư nợ cho vay. Có sự tăng lên này là do CN đang thúc đẩy các khoản đầu tư, mở rộng trong mảng bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng, do hoạt động này rủi ro cao và tăng chậm ở ngân hàng có tiêu chuẩn khắt khe hơn và việc mở rộng cho vay bán lẻ cần thận trọng hơn để không xảy ra tình trạng nợ xấu. Một phần nữa là trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản trả nợ vay của khách hàng, đặc biệt là các

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮANHÀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2021 (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w