Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận hà đông (Trang 79 - 87)

QUẬN HÀ ĐÔNG, TP HÀ NỘI

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý mạng lƣới chợ tại quận Hà Đông

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1 Những hạn chế

*Chất lượng công tác quy hoạch mạng lưới chợ chưa cao.

Sau 5 năm triển khai quy hoạch mạng lƣới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, quận Hà Đông đã đƣợc UBND thành phố bổ sung quy hoạch 02 chợ (chợ La Khê, chợ Mậu Lƣơng). Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện quy hoạch còn bộc lộ nhiều bất cập đó là chƣa

dự đoán đúng đƣợc nhu cầu xây dựng, phát triển chợ trên địa bàn, tại một số phƣờng có quy hoạch thƣơng mại nhƣng không bố trí đƣợc quỹ đất để thực hiện (Hà Cầu, Dƣơng Nội). UBND các phƣờng chƣa kiên quyết trong việc loại bỏ các chợ tạm, chợ cóc trên lòng đƣờng, vỉa hè hoặc khu đông dân cƣ. Các tụ điểm này tuy có thoả mãn một số nhu cầu thƣờng nhật hàng ngày nhƣng rất cản trở giao thông, trật tự công cộng, vệ sinh môi trƣờng và mỹ quan đƣờng phố, điều này đã ảnh hƣởng tới việc quy hoạch chợ nói chung của quận và Thành phố.

Tỷ lệ đăng ký kinh doanh của khối chợ toàn Quận còn thấp, hiện nay mới chỉ đạt 40%. Nguyên nhân là do các chợ này là các chợ dân sinh và các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là nông sản thực phẩm ... Mặt khác do công tác quản lý của các phƣờng chƣa chặt chẽ, nhiều ban quản lý các chợ không nắm vững số lƣợng ngƣời kinh doanh trong chợ, nhiều ngƣời đăng ký kinh doanh nhƣng không kinh doanh lại chuyển nhƣợng cho các tƣ thƣơng khác vào kinh doanh mà không khai báo với ban quản lý đây là một thực trạng mà chúng ta phải xem xét, nhìn nhận để có biện pháp quản lý có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó có nhiều ngƣời kinh doanh không cố định dẫn đến tình trạng đánh giá sai số lƣợng ngƣời kinh doanh trong chợ, đặc biệt là ở những chợ không có ban quản lý thì việc quản lý thƣơng nhân gặp nhiều khó khăn hơn.

*Quy chế, chính sách QL mạng lưới chợ còn những hạn chế

Một là, các chính sách liên quan đến phát triển chợ còn rất nhiều bất cập, thƣờng xuyên thay đổi, chƣa thực sự phù hợp với những điều kiện thực tế của địa phƣơng.

Hai là, do sự ảnh hƣởng của cơ chế, chính sách chung, nên thời gian qua, mặc dù rất nỗ lực để xây dựng, thực hiện các chính sách ƣu đãi, khuyến khích hỗ trợ phát triển mạng lƣới chợ trên địa bàn quận, tuy nhiên thực tế các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào chợ, phát triển mạng lƣới chợ

còn nhiều bất cập thể hiện ở sự không phù hợp, sự chồng chéo trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị chức năng. Chẳng hạn nhƣ, chính sách ƣu đãi vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để ổn định sản xuất trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, nhƣng thực tế việc cho vay ƣu đãi này chƣa thực sự mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào chợ của Thành phố Hà Nội nói chung và UBND quận Hà Đông nói riêng trong thời gian qua, lãi suất vay ƣu đãi vẫn còn cao so với tình hình thực tế, thời gian hƣởng ƣu đãi ngắn, chƣa đủ chu kỳ quay vòng vốn của doanh nghiệp... điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh chợ của một số doanh nghiệp trên địa bàn quận.

Một số chính sách ƣu đãi phát triển chợ chậm đƣợc triển khai trên thực tế. Thủ tục hành chính thực hiện các hoạt động đầu tƣ nói chung, hoạt động đầu tƣ trong lĩnh vực chợ nói riêng còn rƣờm rà. Các chính sách của Thành phố và quận chƣa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ phát triển chợ truyền thống theo hƣớng hiện đại.

*Tổ chức thực hiện công tác quản lý còn bất cập

Về khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ, có thể chia làm 3 loại: loại chợ không khai thác hết mặt bằng kinh doanh; loại chợ khai thác hết mặt bằng kinh doanh; loại chợ khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh.

Bảng 3.11. Tình hình khai thác mặt bằng kinh doanh năm 2017 Khai thác mặt bằng chợ Số lƣợng (chợ) Tỷ lệ (%)

Không sử dụng CS thiết kế 4 23,5

Sử dụng hết 100% CS thiết kế 11 64,7

Sử dụng quá CS thiết kế 2 11,8

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2017

Theo kết quả khảo sát đƣợc thể hiện bảng trên cho thấy, đến hết năm 2017 đối với toàn bộ mạng lƣới chợ trên địa bàn quận Hà Đông có 23,5% số chợ không sử dụng hết công suất thiết kế; 64,7% số chợ sử dụng hết 100%

công suất thiết kế và 11,8% số chợ sử dụng quá công suất thiết kế ban đầu. Với một số chợ quá công suất thiết kế nhƣ chợ La Dƣơng (Dƣơng Nội), chợ Đồng Mai (Đồng Mai)…, các khoảng trống xung quanh chợ đƣợc tận dụng bố trí các quầy sạp kinh doanh, một số hộ còn kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lối đi gây lên tình trạng quá tải, ảnh hƣởng an toàn giao thông, ô nhiễm môi trƣờng. Nhƣ vậy, trên địa bàn vẫn còn nhiều chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh. Một số chợ không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh trong khi đó một số chợ lại bị quá tải.

Việc khai thác mặt bằng kinh doanh ở một số chợ vẫn chƣa hiệu quả là do:

Thứ nhất, một số chợ khai thác quá công suất thiết kế về mặt bằng kinh doanh, có nhiều quầy sạp ở ngay cả lối đi vào chợ. Nhiều hộ kinh doanh trong chợ có xu hƣớng bỏ cả ra ngoài để kinh doanh, nhất là các loại hàng thực phẩm tƣơi sống, rau quả... Khai thác vƣợt quá công suất thiết kế còn gây lên tình trạng mất an ninh trật tự, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, khó khăn trong phòng cháy chữa cháy và làm mất mỹ quan chợ.

Thứ hai, do cơ sở vật chất xuống cấp, vệ sinh môi trƣờng ở một số chợ không đƣợc đảm bảo. Việc không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng ở các chợ làm cho ngƣời đi chợ không muốn vào trong chợ mua hàng mà mua ở ngoài chợ, các sạp ở các tuyến đƣờng vào chợ. Điều này gây lên tình trạng phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đƣờng để kinh doanh

Thứ ba, công suất thiết kế không phù hợp. Nhiều chợ đƣợc xây dựng có quy mô lớn hơn so với mật độ dân cƣ trong vùng dẫn đến tình trạng dƣ thừa công suất, bỏ trống những hạng mục đã đầu tƣ gây lãng phí.

Thứ tư, hiệu lực quản lý Nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng nhất là cấp xã còn yếu kém, thiếu sự kiên quyết trong việc giải toả các chợ tự phát, các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng.

Hầu hết các cuộc kiểm tra diễn ra đơn ngành, không có sự phối hợp giữa các ban ngành vì vậy không đủ thẩm quyền để giải quyết một số vấn đề nảy sinh dẫn đến công tác xử lý các vƣớng mắc còn nhiều hạn chế cụ thể nhƣ: kiểm soát chợ tự phát, kiểm soát quá trình di dời, xoá bỏ các chợ vi phạm quy hoạch, kiểm tra giám sát việc triển khai dự án quy hoạch, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên chợ...

Đặc biệt là việc phối hợp giữa các ngành chƣa tốt làm cho vấn đề triển khai và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách pháp luật, các chủ trƣơng... của các cơ quan QLNN là hết sức khó khăn. Các Nghị định, Các hƣớng dẫn triển khai, các kế hoạch, hƣớng dẫn, quy hoạch tuy đã đƣợc triển khai nhƣng không đƣợc kiểm tra giám sát thực hiện một cách thƣờng xuyên, thiếu sự tổng hợp đánh giá, các kết quả thu đƣợc chƣa xác thực.

Việc kiểm tra, kiểm soát đối với việc tuân thủ các chính sách pháp luật, các thông tƣ, chỉ thị … hiện nay còn rất yếu kém và chƣa đƣợc các cấp chú trọng, vấn đề kiểm tra, kiểm soát chƣa đƣợc sát sao và chƣa đƣợc phối hợp một cách chặt chẽ gữa các cấp các ngành. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và không có đầy đủ các đại diện của các ban ngành chức năng tham gia.

3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khách quan

Một là, trong những năm vừa qua tình hình phát triển kinh tế- xã hội của quận Hà Đông có bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, mức thu nhập bình quân của ngƣời dân và dân số cơ học trên địa bàn quận tăng nhanh, di chuyển đến không đồng đều. Quy hoạch chợ không phù hợp với quy hoạch đô thị. Do đó không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, từ đó phát sinh nhiều chợ tạm, chợ cóc. Hiện tại trên địa bàn quận còn 6 chợ tạm, chợ cóc và một số điểm bán tự phát bên lề đƣờng ở các khu chung cƣ. Để tình trạng các

chợ tự phát, chợ tạm hình thành thể hiện sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan chức năng của quận và UBND các phƣờng trong việc giải toả các chợ tự phát, chợ tạm còn tồn tại, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm.

Hai là, nguyên nhân xuất phát từ thói quen, tập quán tiêu dùng của ngƣời dân cũng nhƣ ý thức của ngƣời kinh doanh trong việc mua bán nhƣ việc mặc cả giá, thích mua ở những nơi thuận tiện, không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ... dẫn đến tình trạng một số chợ mặc dù đã đƣợc quy hoạch vị trí hoạt động vẫn ngang nhiên lấn chiếm lòng đƣờng, vỉa hè, thậm chí di chuyển ra khỏi vị trí đã đƣợc quy hoạch gây nên tình trạng không đảm bảo an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị và không đúng quy hoạch, một số hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn đƣợc lƣu thông, buôn bán trong chợ.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về phân công và phân cấp quản lý

Công tác quản lý nhà nƣớc đối với chợ trên địa bàn quận Hà Đông chậm đƣợc đổi mới. Chính quyền địa phƣơng cấp phƣờng chƣa có cán bộ chuyên trách theo dõi lĩnh vực thƣơng mại. Chính vì vậy khi triển khai công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý phát triển chợ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời do ở cấp phƣờng là cấp theo dõi sát sao nhất tình hình tại địa phƣơng nhƣng không có cán bộ chuyên trách do đó công tác báo cáo chƣa kịp thời và đôi khi không chính xác, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành. Quá trình quản lý chƣa thực sự đi vào nề nếp, quản lý còn chồng chéo thiếu nhất quán, lỏng lẻo và chƣa sát thực với tình hình hoạt động của các chợ, nhiều văn bản quy định chƣa phù hợp với thực tế, mô hình quản lý chợ, chƣa kích thích đƣợc hoạt động có hiệu quả của mạng lƣới chợ nói chung và các chợ nói riêng.

dẫn tới sự hình thành các chợ tạm, chợ tự phát, chợ cóc… đây là nguyên nhân chính gây ra ách tắc giao thông và mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trƣờng.

Thứ hai, sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ngành còn chƣa đầy đủ từ khâu thực hiện quy hoạch, kế hoạch phân bố chợ; đầu tƣ xây dựng; tổ chức hoạt động quản lý chợ; xây dựng, thực thi các chính sách ƣu tiên cho chợ. Tổ chức quản lý chƣa sát sao, nên chƣa nắm bắt đƣợc nhu cầu về chợ, dẫn đến hoạt động quy hoạch và xây mới còn nhiều bất cập. Việc triển khai xây dựng cải tạo, nâng cấp tu bổ còn gặp nhiều khó khăn, ví dụ nhƣ trong công tác huy động vốn, đền bù và giải phóng mặt bằng.

Công tác rà soát, kiểm tra chƣa đƣợc chú trọng đúng mức và thực hiện chƣa thƣờng xuyên dẫn đến thiếu thông tin trong quản lý và thiếu cơ sở cho vấn đề quy hoạch và phát triển mạng lƣới chợ.

Thứ ba, việc thiếu kiên quyết trong việc xử lý các vấn đề lấn chiếm và hình thành chợ trái phép của các cơ quan chức năng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tự phát nhiều chợ tạm, chợ cóc.

Thứ tư, các biện pháp huy động vốn đầu tƣ và xây dựng chợ còn chƣa thực sự hấp dẫn cũng là nguyên nhân gây thiếu nguồn vốn đầu tƣ dẫn đến sự xuống cấp của các chợ. Mặc dù UBND quận Hà Đông cũng đã quan tâm dành nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển chợ, tuy nhiên do nguồn thu ngân sách địa phƣơng còn hạn chế và đang tập trung cho các hạng mục xây dựng khác nhƣ giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế... vì vậy số vốn đầu tƣ cho phát triển chợ chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế dẫn đến tình trạng đầu tƣ manh mún, chắp vá, hạng mục này đầu tƣ cải tạo xong thì hạng mục kia lại xuống cấp, vì vậy cơ bản vẫn không cải thiện đƣợc nhiều cơ sở vật chất ở các chợ.

Thứ năm, trình độ nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý chợ còn yếu, chƣa đƣợc đào tạo thƣờng xuyên, còn thiếu về số

lƣợng và chất lƣợng, trình độ còn nhiều bất cập chƣa đƣợc chuẩn hoá kịp thời để đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách hành chính. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cƣơng, phẩm chất, năng lực của một bộ phận cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ không đồng đều, còn bị hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý chợ.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận hà đông (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)