QUẬN HÀ ĐÔNG, TP HÀ NỘI
3.1. Khái quát về quận Hà Đông và bộ máy quản lý mạng lƣới chợ trên địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hà Đông
3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Quận Hà Đông, là một quận lớn trong đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý, kinh tế thuận lợi, tốc độ phát triển KT-XH, quá trình đô thị hóa và các hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn đã và đang diễn ra nhanh chóng. Nhiều khu đô thị mới đƣợc xây dựng và phát triển, dân cƣ cũng tập trung ngày một đông hơn, nhất là ở những khu trung tâm quận Hà Đông và dọc theo tuyến đƣờng lớn Tố Hữu, Lê Trọng Tấn nối với các quận phía Bắc…có làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến ngày càng nhiều và đa dạng. Hệ thống mạng lƣới chợ, trung tâm thƣơng mại, siêu thị của quận đã phát triển cả về quy mô, đa dạng về tính chất, số lƣợng ngƣời tham gia kinh doanh ngày càng nhiều góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng giao lƣu hàng hóa, tăng nguồn thu từ các chợ nhƣ thuế, các loại phí... vào ngân sách Nhà nƣớc, phục vụ ngày càng tốt nhu cầu phát triển KT-XH và đời sống nhân dân.
Chính vì vậy, để phát huy vai trò của chợ trong phát triển đời sống KT- XH quan trọng ở địa phƣơng, thì công tác quản lý chợ cần tiếp tục đƣợc rà soát, đánh giá để có những định hƣớng và giải pháp đồng bộ thống nhất.
Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội, giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các
huyện phía nam của Thủ đô và Tỉnh Hà Nam, Tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, song Đáy, kênh La Khê chảy qua,. Địa giới hành chính: phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chƣơng Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai,
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên và vị trí giao thông khá thuận lợi đã chỉ ra khả năng phát triển kinh tế, cả về nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ của quận Hà Đông. Các doanh nghiệp của Trung ƣơng và Thành phố trên địa bàn huyện đều kinh doanh sản xuất đạt hiệu quả, đƣợc quận và Thành phố tạo điều kiện mở rộng mặt bằng phát triển sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Đông có quy mô về diện tích đất đai, dân số lao động lớn, tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện xây dựng phát triển Hà Đông ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại. Diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần do quận Hà Đông đang trên đà đô thị hóa mạnh mẽ với các khu chung cƣ, cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ đƣợc đầu tƣ xây dựng ngày càng phát triển, Hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội phát triển, đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện.
Hiện nay quận Hà Đông có 17 đơn vị hành chính phƣờng, hơn 86.114 hộ dân với tổng diện tích tự nhiên 4.833ha, dân số 319.100 ngƣời, mất độ dân số gần 6.602 ngƣời/km2
Kinh tế quận Hà Đông có sự tăng trƣởng, các ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông nghiệp phát triển toàn diện, cụ thể:
ngành công nghiệp- tiếu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 19.478 tỷ 368 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2016. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2017 đạt 68 triệu 208 ngàn USD, tốc độ tăng trƣởng 18,3% so với năm 2016. Hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc duy trì ổn định, đảm bảo việc làm thu nhập cho ngƣời lao động.
Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ: Xây dựng triển khai đề án chuyển đổi mô hình hoạt động Hợp tác xã nông nghiệp sang dịch vụ tổng hợp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; đầu tƣ hạ tầng 14ha phục vụ sản xuất rau an toàn. Tăng cƣờng hỗ trợ các Hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp xây dựng các mô hình sản xuất gắn với phát triển dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể phát triển thông qua các mô hình trồng cây, trồng hoa, sản phẩm nông nghiệp cho kinh tế cao, bƣớc đầu có hiệu quả, tạo việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình.
Doanh thu du lịch, thƣơng mại, dịch vụ có mức tăng trƣởng khá: năm 2017 đạt 54.443 tỷ 770 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 24 triệu 680 ngàn USD. Thu ngân sách nhà nƣớc năm 2017 là 3.818 tỷ 581 triệu đồng, tăng 7,06%/năm.
Hiện nay, quận Hà Đông đã có 17 chợ trong đó có 01 chợ hạng 1, 03 chợ hạng 2, 13 chợ hạng 3. Các chợ đã hình thành ban quản lý (tổ quản lý) chợ; Các chợ đều là chợ truyền thống, đƣợc hình thành từ nhiều năm và phân bố tƣơng đối hợp lý, nhất là các chợ phiên hình thành từ lâu đời cho đến nay vẫn là điểm họp chợ rất thuận tiện cho dân cƣ trong vùng.
Hoạt động của các hộ kinh doanh tại chợ chủ yếu là bán lẻ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của dân cƣ nhƣ: quần áo, vải, tạp hoá, lƣơng thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tƣơi sống, hoa quả...
Đến nay có 156 dự án đƣợc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và UBND thành phố Hà Nội cấp phép đầu tƣ trên địa bàn quận với tổng số vốn đầu tƣ 56.499 tỷ 991 triệu đồng, quy mô diện tích 629,53ha.
Giáo dục đào tạo đƣợc chú trọng đầu tƣ, chất lƣợng đƣợc giữ vững: Quy mô trƣờng học tăng; trang thiết bị trƣờng học đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại. Công tác phổ cập giáo dục đƣợc giữ vững. Ngành giáo dục quận Hà Đông dƣợc đánh giá cao trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, xếp thứ 3/30 quận, huyện, thị xã
Công tác y tế - dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc quan tâm: hàng năm triển khai thực hiện tốt Chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia nhất là ở tuyến cơ sở; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các trạm y tế phƣờng đƣợc xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn quốc gia về y tế.
3.1.2. Khái quát về mạng lưới chợ và bộ máy quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận
Với 17 chợ hiện có, việc phân bố các chợ trên địa bàn quận Hà Đông tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các phƣờng trong quận. Nhìn chung, các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì chợ phát triển mạnh cả về quy mô và chất lƣợng phục vụ, cụ thể nhƣ khối lƣợng hàng hoá đƣợc lƣu chuyển qua chợ, số lƣợng ngƣời tham gia, thời gian họp chợ, tính chất tổng hợp của các loại hàng hoá kinh doanh và doanh thu từ các hoạt động mua bán tại chợ tập trung nhiều ở phƣờng nội thị….. Cụ thể, trong tổng số chợ tại quận Hà Đông chợ hạng I (01) chiếm 5,9%, chợ hạng II (03 chợ) chiếm 17,6%, chợ hạng III (13 chợ) chiếm 76,4%.
Bảng 3.1. Các mô hình tổ chức quản lý chợ TT Tên chợ Hạng chợ Mô hình quản lý BQL Doanh nghiệp HTX Tổ QL (UBND phƣờng) 1 Chợ Hà Ðông 1 x - - 2 Chợ Vãn La 2 - - x
3 Chợ Ðêm Nông sản Vãn Quán 2 - - x
4 Chợ Bông Ðỏ 2 - - x 5 Chợ Yên Phúc 3 - - x 6 Chợ Ðình La Khê 3 - - x 7 Chợ La Khê 3 - - X 8 Chợ Vạn Phúc 3 - - X 9 Chợ Mậu Lƣơng 3 - - X 10 Chợ La Cả 3 - X - 11 Chợ La Dƣõng 3 - X - 12 Chợ Mai Lĩnh 3 - X -
13 Chợ Xanh Vãn Quán – Yên Phúc - - X -
14 Chợ Kiến Hƣng 3 - - - X
15 Chợ Ðồng Mai 3 - - - X
16 Chợ Yên 3 - - - X
17 Chợ Xốm 3 - - - X
Nguồn: UBND quận Hà Đông
Qua bảng trên có thể thấy trên địa bàn quận Hà Đông có 17 chợ (có 01 chợ hạng 1, 03 chợ hạng 2 và 13 chợ hạng 3). Trong đó: Có 01 chợ do Ban quản lý chợ Hà Đông, 08 chợ do các HTX quản lý, 04 chợ do doanh nghiệp quản lý, 04 chợ do UBND phƣờng quản lý.
Bộ máy quản lý nhà nƣớc về mạng lƣới chợ chung theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với mạng lƣới chợ trên địa bàn quận Hà Đông
(Nguồn: UBND Quận Hà Đông)
Quản lý nhà nƣớc về mạng lƣới chợ, Sở Công Thƣơng Hà Nội có những nhiệm vụ: quản lý chợ hạng 1 trên địa bàn Thành phố ; lập quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình và đề án phát triển chợ trên địa bàn Thành phố; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình và đề án phát triển chợ; cụ thể hóa các văn bản pháp luật, các chủ trƣơng chính sách về quản lý hoạt động của chợ trình UBND Thành phố xét duyệt, quyết định, phổ biến, hƣớng dẫn và tuyên truyền các quy định pháp luật của Nhà nƣớc về chợ đến các đối tƣợng liên quan. UBND quận Hà Đông đƣợc giao quản lý chợ hạng 2 và hạng 3 trên địa
UBND thành phố Hà Nội (Sở Công Thƣơng) UBND quận Hà Đông (phòng Kinh tế) Chợ hạng 2 Chợ hạng 1 UBND phƣờng Chợ hạng 3
bàn. Cơ quan tham mƣu giúp việc cho UBND quận về công tác quản lý mạng lƣới chợ là phòng Kinh tế quận.
Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý mạng lƣới chợ quận Hà Đông
(Nguồn UBND quận Hà Đông)
Phòng Kinh tế quận Hà Đông đƣợc giao nhiệm vụ là cơ quan tham mƣu giúp việc cho UBND quận trong lĩnh vực thƣơng mại – phát triển và quản lý chợ. Phòng Kinh tế có tổng số 10 ngƣời, trong đó: Trƣởng phòng (01), Phó trƣởng phòng (02), chuyên viên (07); Đối với công tác quản lý thuộc lĩnh vực thƣơng mại giao nhiệm vụ cho 01 đồng chí phó trƣởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách giúp việc.
Phòng Kinh tế có chức năng tham mƣu cho UBND Quận nhƣ sau: - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của Thành phố trong công tác xây dựng, rà soát và bổ sung quy hoạch phát triển mạng lƣới chợ trên địa bàn. - Lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn theo quy hoạch và hƣớng dẫn của sở, ngành Thành phố, phê duyệt dự án theo
UBND quận Hà Đông (PCT phụ trách)
Phòng Kinh tế
Đơn vị quản lý kinh doanh, khai thác chợ hạng
2, hạng 3 Chuyên viên
thẩm quyền.
- Thành lập Hội đồng đấu thầu và tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà đầu tƣ xây dựng quản lý, kinh doanh chợ hạng 2, chợ hạng 3 không sử dụng ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tƣ xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp chợ hạng 2, chợ hạng 3; thẩm định, phê duyệt phƣơng án, chính sách hỗ trợ thƣơng nhân đang kinh doanh tại chợ phải di dời sang chợ tạm hoặc nghỉ kinh doanh khi tiến hành đầu tƣ xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp chợ hạng 2, hạng 3.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý chợ hoặc Tổ quản lý chợ do nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ đầu tƣ sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Quyết định thành lập Ban chuyển đổi chợ cấp quận, huyện, thị xã; xây dựng phƣơng án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ đầu mối, chợ hạng 1 trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và tổ chức chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn theo phƣơng án đã đƣợc phê duyệt; xây dựng và phê duyệt phƣơng án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn; tổ chức việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ hạng 2; chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra Ủy ban nhân dân các phƣờng, xã, thị trấn triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ hạng 3 trên địa bàn.
- Quyết định thành lập Hội đồng đấu giá điểm kinh doanh các chợ trên địa bàn; phê duyệt phƣơng án đấu giá điểm kinh doanh các chợ trên địa bàn; phê duyệt giá khởi điểm (khi tổ chức đấu thầu, đấu giá) đối với chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn; lập phƣơng án mức thu phí chợ trình sở Tài chính thẩm định, sau khi có thông báo kết quả thẩm định của sở Tài chính, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã ban hành quyết định mức thu phí chợ theo thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lƣợng xây dựng công trình chợ hạng 2 có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, thu chi tài chính, văn minh thƣơng mại, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy và các quy định khác, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn. - Quyết định thành lập, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban quản lý chợ; phê duyệt nội quy chợ hạng 2, hạng 3.
- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các vƣớng mắc, khiếu nại theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động của chợ trên địa bàn:
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động chợ trên địa bàn, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân Thành phố những giải pháp trong phát triển và quản lý chợ.
UBND các phƣờng thực hiện công tác QLNN về chợ hạng 3 trên địa bàn. Hàng năm lập các dự án cải tạo cải tạo nâng cấp chợ hạng 3 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân quận phê duyệt:
- Giám sát và chỉ đạo việc cải tạo các chợ hạng 3 đƣợc đầu tƣ bằng vốn ngân sách đúng quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý dự án đầu tƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội; tạo điều kiện cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ trên địa bàn hoạt động có hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lƣợng xây dựng công trình chợ hạng 3 có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc.
- Thực hiện các phƣơng án chuyển đổi Ban quản lý hoặc Tổ quản lý chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt, phối hợp với các cơ quan của Thành phố, quận, huyện quản lý các chợ trên địa bàn.
- Phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật tại các chợ, thực hiện các biện pháp về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn. Phòng kinh tế là cơ quan chuyên môn chuyên trách trong việc quản lý chợ trên địa bàn quận, thay mặt UBND quận quản lý toàn diện các chợ thuộc thẩm quyền và thực hiện chức năng QLNN đối với các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn.
Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của quận lập các kế hoạch và phƣơng án xây dựng, cải tạo chợ theo quy hoạch và kế hoạch phát triển chợ chung của toàn thành phố và tổ chức chỉ đạo thực hiện các quyết định của các cấp có thẩm quyền
Chỉ đạo và quản lý của các chợ trên địa bàn , đảm bảo thực hiện đúng