7. Những đóng góp mới của luận văn:
1.3. Kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề của một số tỉnh khác trong nƣớc:
So với các tỉnh trong nƣớc, Hà Nội có những lợi thế nhất định trong quá trình phát triển dạy nghề: Tập trung đông dân cƣ, cơ hội tiếp cận và giao lƣu kinh nghiệm QLNN thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm QLNN về dạy nghề của một số tỉnh khác là hết sức cần thiết:
1.3.1. TP Hồ Chí Minh
Là một trong hai thành phố kinh tế trọng điểm, trung tâm khoa học - kỹ thuật - công nghệ hàng đầu cả nƣớc, thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển mạnh nhiều thành phần kinh tế với đội ngũ lao động kỹ thuật chất lƣợng ngày càng cao. Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng quan tâm và thúc đẩy những chƣơng trình kế hoạch phát triển nghề theo hƣớng bền vững.
1.3.1.1. Quy mô
Tính đến 15/06/2012, Thành phố có 420 cơ sở dạy nghề, trong đó có 11 trƣờng cao đẳng nghề (05 trƣờng tƣ thục), 29 trƣờng trung cấp nghề (10 trƣờng tƣ thục), 92 trung tâm dạy nghề (65 TTDN tƣ thục), 18 trƣờng ĐH, CĐ, TCCN và 270 doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác tham gia dạy nghề. Quy mô tuyển sinh năm đạt gần 330.000 sinh viên, học sinh, trong đó cao đẳng nghề: 18.850 (UBND Tp duyệt: 5.905 cho công lập); trung cấp nghề: 12.810 ( UBND Tp duyệt: 8.770 cho công lập); Sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng: 299.622.
Đến tháng 06/2012: Thành phố có 9.055 giáo viên tham gia dạy nghề, trong đó có có 4.403 giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề, 1.376 giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, 4.276 giáo viên viên dạy trình độ sơ cấp nghề. Đối với khối trƣờng cao đẳng nghề, trung cấp nghề, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề: tổng số giáo viên tham gia giảng dạy là 5.123 giáo viên, trong đó có 188 tiến sỹ, 1542 thạc sỹ, 2943 Đại học và 486 Cao đẳng trở xuống. Ngoài số đƣợc đào tạo chính quy, đảm nhận vai trò cơ hữu tại các cơ sở, giáo viên dạy nghề còn đƣợc huy động từ nhiều nguồn, bao gồm các công nhân kỹ thuật tay nghề cao, nhân viên nghiệp vụ có trình độ và kinh nghiệm, các giảng viên các trƣờng ĐH, CĐ, các viện nghiên cứu. Về công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề: có 187 giáo viên tham dự lớp bồi dƣỡng chuẩn hóa sƣ phạm dạy nghề.
1.3.1.2. Kết quả đào tạo:
Theo Sở LĐTBXH, hiện nay, trong hoạt động đào tạo nghề,khoảng 70% học viên ra trƣờng tìm đƣợc việc làm; đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực ƣu tiên của thành phố nhƣ hàn, cơ điện tử, công nghệ thông tin, du lịch thì tỷ lệ học viên tìm đƣợc việc làm đạt khoảng 90% sau khi tốt nghiệp; và đặc biệt với các chƣơng trình đào tạo nghề điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí tự động, chế biến thực phẩm, du lịch - khách sạn - nhà hàng thì 100% học
viên sau khi ra trƣờng đều tìm đƣợc việc làm trong ngành công nghiệp, dịch vụ trọng điểm của thành phố.
Tính từ năm 2010 đến 2012, thành phố đã tổ chức đƣợc 660 lớp dạy nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp cho hơn 10.000 lao động từ nguồn vốn xã hội. Trong đó có hơn 8.000 lao động học nghề từ kinh phí của thành phố và hơn 2000 ngƣời học nghề từ kinh phí chƣơng trình “nông thôn mới”. trong 3 năm, từ 2011 đến 2013, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố tuyển sinh đƣợc trên 860 000 học viên.
1.3.1.3. Đánh giá chung
Hoạt động dạy nghề tiếp tục phát triển, các cơ sở dạy nghề đã có nhiều cố gắng trong tuyển sinh và nâng chất lƣợng đào tạo; khuynh hƣớng học nghề tăng rõ nhất là ở trình độ cao đẳng nghề, do đó số tuyển sinh trung cấp nghề có giảm. Chất lƣợng đào tạo đƣợc cải thiện, góp phần đáng kể trong đào tạo nhân lực cho thành phố.
Hình thức đào tạo ngày càng đa dạng hóa, đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp cũng nhƣ thực tế sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, bồi dƣỡng chuyên đề, bồi dƣỡng nâng bậc thợ, đƣợc tổ chức rộng rãi hơn. Một số nội dung kỹ thuật công nghệ mới đƣợc nhiều cơ sơ dạy nghề đƣa vào đào tạo, bƣớc đầu đã mang lại kết quả.
Khuynh hƣớng xã hội hóa trong đầu tƣ cơ sở dạy nghề tiếp tục phát triển, kể cả đầu tƣ nƣớc ngoài. Quy mô đào tạo của dạy nghề ngày tiếp tục đƣợc mở rộng.
Khuyến khích các cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo nghề, tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề nâng cao trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên đồng thời nâng cao nghiệp vụ quản lý cơ sở.
1.3.2. Tỉnh Hà Giang
Là một tỉnh miền núi phía bắc, địa hình đồi núi chiếm đa số, giao thông không thuận lợi nhƣng Ban lãnh đạo tỉnh cùng với các cơ quan liên ngành đã
cố gắng hết sức để thúc đẩy công tác dạy nghề có những bƣớc tiến đáng ghi nhận.
1.3.2.1. Quy mô
Trong những năm qua, mạng lƣới và quy mô các cơ sở đào tạo nghề đƣợc mở rộng và phân bố khá hợp lý. Tính đến tháng 4 năm 2013, tỉnh hiện có 18 cơ sở đào tạo nghề (tăng 3 cơ sở so với năm 2010); trong đó, có 01 Trƣờng Cao đẳng nghề, 01 Trƣờng Trung cấp nghề, 12 trung tâm dạy nghề công lập, 01 trung tâm dạy nghề tƣ thục và 03 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề đang từng bƣớc đƣợc đầu tƣ hoàn thiện. Riêng trong 3 năm (2011-2013) kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề là: 62.349 triệu đồng; trong đó: Nguồn từ Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề: 53.493 triệu đồng; Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 8.856 triệu đồng.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đƣợc bổ sung hàng năm. Hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề trên toàn tỉnh có 428 giáo viên, tăng 1,78 lần so với năm 2010. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo đã chủ động hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hàng năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý công tác đào tạo nghề thuộc Sở LĐ-TB-XH và Phòng LĐ-TB- XH các huyện, thành phố từng bƣớc đƣợc củng cố. Hiện nay, Sở LĐ-TB-XH đã bố trí 04 cán bộ chuyên trách thuộc phòng Dạy nghề; 3/11 huyện, thành phố đã bố trí cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nghề thuộc Phòng LĐ-TB- XH; những huyện, thành phố chƣa bố trí đƣợc cán bộ chuyên trách đã phân công cán bộ phụ trách kiêm nhiệm.
Các cơ sở đào tạo nghề đã khắc phục khó khăn, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, phƣơng tiện; cán bộ, giáo viên; xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình; chủ động phối hợp thực hiện tuyên truyền, tƣ vấn về học nghề cho ngƣời lao động; tổ chức dạy nghề theo chƣơng trình,
kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Hiện nay, đã tổ chức đào tạo 04 nghề hệ cao đẳng; 20 nghề hệ trung cấp; 44 nghề hệ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng (Trong đó: nghề phi nông nghiệp 27 nghề, nghề nông nghiệp 17 nghề).
1.3.2.2. Kết quả đào tạo:
Từ năm 2011 đến nay, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo đƣợc trên 38.000 lao động, trong đó:
Đào tạo nghề hệ trung cấp, cao đẳng: Trong 2 năm (2011, 2012) đào tạo đƣợc 608 ngƣời tốt nghiệp hệ trung cấp. Trong 4 tháng đầu năm 2013 tiếp tục duy trì 1.644 ngƣời học trình độ trung cấp nghề và 45 ngƣời học cao đẳng nghề. Kinh phí đào tạo (gồm chi phí đào tạo và chi trả chế độ chính sách cho học sinh) qua các năm nhƣ sau: Năm 2011: 5.298.931.000 đồng; năm 2012: 5.295.299.000 đồng; 4 tháng đầu năm 2013 là4.675.190.000 đồng.
Đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng): Trong 2 năm (2011, 2012) đào tạo đƣợc 32.941/28.000 ngƣời, đạt 118% so với chỉ tiêu kế hoạch; riêng trong 4 tháng đầu năm 2013, đã đào tạo nghề cho 4.727 lao động, bằng 35% kế hoạch năm (trong đó huyện Yên Minh đạt 34,6%; Mèo Vạc đạt 43,75%). Kinh phí đào tạo đƣợc quyết toán là 49.990.193.000 đồng (Trong đó năm 2011: 25.137.282.000 đồng; năm 2012: 24.852.911.000 đồng).
Bên cạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đƣợc Ngành Nội vụ phối hợp với các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, đã triển khai các lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên, chƣơng trình cán sự; nghiệp vụ tƣ pháp - hộ tịch; nghiệp vụ văn hóa; nghiệp vụ thống kê văn phòng; nghiệp vụ công tác Đoàn; bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cấp xã... với 1.276 ngƣời tham gia.
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2011 trở lại đây, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc cấp ủy, chính quyền các cấp thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện; chƣơng trình đào tạo nghề đƣợc gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Số lƣợng lao động qua đào tạo nghề tăng đều hàng năm, chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn các năm đều thực hiện đạt và vƣợt kế hoạch đề ra. Nguồn kinh phí đào tạo nghề và xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề đƣợc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Các ngành, nghề đào tạo cơ bản phù hợp với nhu cầu của ngƣời lao động; phần lớn lao động sau khi đƣợc đào tạo, nhất là lao động học nghề nông, lâm nghiệp đã phát huy, vận dụng kiến thức trong lao động sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, góp phần giảm đƣợc nghèo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DẠY NGHỀ TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Khái quát thực trạng công tác dạy nghề tại các trƣờng cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội
2.1.1. Quy mô đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội
2.1.1.1 Số lượng các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đào tạo nghề và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Số lƣợng các cơ sở dạy nghề ( CSDN) nghề có chiều hƣớng tăng theo các năm, nhƣng chủ yếu là gia tăng các CSDN ngoài công lập. Chiếm tỷ lệ cao trong tổng số CSDN ( Tỷ lệ tƣơng ứng là: 66,5%, 65,58%, 65,78%, 68,47%). Số lƣợng các trƣờng CĐN đƣợc thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 2.1: Số lượng cơ sở đào tạo nghề tại Hà Nội .
Cơ sở dạy nghề Số lƣợng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số CSDN 233 247 263 295 CSDN công lập 78 85 90 93 CSDN ngoài công lập 155 162 173 202 CĐN 20 21 19 19 Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở LĐTBXH
Tính đến năm 2013, tuy có số lƣợng các trƣờng CĐN có biến động nhỏ, thành phố Hà Nội có 19 trƣờng với quy mô và hình thức đào tạo nghề phong phú: Trƣờng CĐN Công nghệ cao, CĐN Trần Hƣng Đạo, CĐN Công nghệ - Kỹ Thuật Hà Nội, Trƣờng CĐN công nghiệp Hà Nội, CĐN thiết bị y
tế, Trƣờng CĐN cơ điện Hà Nội, CĐN Bách Khoa Hà Nội... Tuy nhiên sự phân bố chƣa đồng đều ở các Quận, Huyện.
2.1.1.2 Về quy mô đào tạo của các trường cao đẳng nghề Hà Nội
Qua tổng hợp số liệu của Phòng đào tạo nghề - Sở LĐTBXH, Cùng với sự gia tăng số lƣợng CSDN, Số lƣợng học viên đƣợc đào tạo nghề cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể:
Bảng 2.2: Số lượng học viên tham gia học nghề tại Hà Nội.
Các cấp độ đào tạo nghề Số lƣợng học viên
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 137.735 140.116 147.827 228.543 Trình độ CĐN 17.550 16.584 13.368 17.827 Trình độ TCN 24.980 19.836 12.085 13.444 Trình độ nghề dƣới 1 năm 95.205 103.696 122.283 197.272 Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở LĐTBXH
Nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy, số lƣợng học viên theo học CĐN là thấp so với các cấp độ khác, cũng nhƣ so với tổng số học viên học nghề. Thực tế những năm qua hầu hết các trƣờng dạy nghề đặc biệt ở các trƣờng CĐN trên địa bàn Hà Nội chƣa thực sự chú trọng đến đầu ra của đào tạo nghề mà chỉ cốt sao cho tuyển sinh đƣợc nhiều, gặp nhiều khó khăn do hƣớng tiếp cận với giáo dục còn lạc hậu, chƣa có định hƣớng lâu dài và chậm theo đổi theo sự phát triển nhân lực của nền kinh tế. Rất nhiều ngƣời sau khi tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề vẫn không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc hoặc thƣờng ít vận dụng đƣợc những gì sau khi học hay muốn làm việc đƣợc thì phải chấp nhận qua quá trình “đào tạo lại”. Điều này gây lãng phí rất nhiều về tiền của và thời gian đối với ngƣời học. Nhận thức đƣợc điều đó, hầu hết các trƣờng đã có những điều chỉnh,có hƣớng chú trọng đến chất lƣợng đầu ra, quy mô đào tạo của các trƣờng CĐN có phần giảm về số lƣợng. Cụ thể:
Bảng 2.3: Số lượng học sinh đang theo học tại các trường CĐN Hà Nội
Đơn vị tính: Học sinh, sinh viên Các trƣờng CĐN
Số lƣợng sinh viên đào tạo
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 CĐN Cơ điện Hà Nội 1731 937 732 716 CĐN Trần Hƣng Đạo 400 420 400 350 CĐN Đƣờng Sắt 450 416 400 435 CĐN GTVT TWI 338 321 355 350 CĐN Kỹ Thuật – Công nghệ 402 557 413 385 CĐN Phú Châu 450 500 600 650 CĐN Bách Khoa 450 550 600 650 CĐN Công nghiệp Hà Nội 1619 884 1441 1218 Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở LĐTBXH
2.1.2 Mục tiêu, chương trình đào tạo cao đẳng nghề:
2.1.2.1 Về mục tiêu đào tạo của các trường cao đẳng nghề:
Tất cả các trƣờng cao đẳng nghề của thành phố Hà Nội khi tiến hành hệ thống đào tạo nghề của mình đều tuân thủ theo mục tiêu đào tạo nghề của Luật Dạy nghề năm 2006 ban hành. Mục tiêu đào tạo của các trƣờng nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
2.1.2.1 Về nội dung chương trình đào tạo
Căn cứ vào trình độ đào tạo, các khoá đào tạo của các nhà trƣờng cao đẳng nghề Hà Nội phân ra làm 3 loại: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Và căn cứ vào hình thức đào tạo thì có 2 loại đào tạo là dạy nghề
chính quy và dạy nghề thƣờng xuyên. Nội dung dạy nghề ở các trƣờng cao đẳng nghề đều phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề. Nội dung chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đều theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Về giáo trình dạy nghề đƣợc áp dụng đối với các trƣờng cao đẳng nghề Hà Nội đều tuân thủ yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chƣơng trình dạy nghề.
2.1.3 Cơ cấu đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ giáo viên tại các trƣờng CĐN gia tăng về số lƣợng. Trình độ giáo viên và cán bộ quản lý trong các trƣờng cũng đƣợc nâng cao. Hiện nay, toàn Thành phố có 2263 giáo viên tại các trƣờng CĐN nghề. Các giáo viên có