2.2.1 .Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề tại Hà Nội
2.2.4. Cơ chế, chính sách quản lý
2.2.4.1. Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý hiện nay theo hƣớng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm và tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra;đảm bảo sự giám sát của các Bộ, ban ngành liên quan.
Coi các trƣờng cao đẳng nghề là một chủ thể độc lập, tự chủ, Hiệu trƣởng các trƣờng phải tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và đƣợc đào tạo về quản lý dạy nghề.
Mặc dù cơ chế QLNN và các chính sách về dạy nghề đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận, song vẫn còn nhiều bất cập:
- Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập; 19 trƣờng CĐN trên địa bàn Hà Nội có những đơn vị quản lý trực thuộc khác nhau: Ủy ban nhân dân TP HN, các bộ chủ quản.... nên cơ chế quản lý, cơ chế đầu tƣ cho đào tạo nghề cũng có những sự khác biệt đáng kể....
Phòng dạy nghề trực thuộc Sở LĐTBXH Thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản thực hiện chức năng QLNN về đào tạo nghề tại Hà Nội, Song, phòng chỉ có 4 nhân sự do vậy cũng chƣa bao quát thực hiện đƣợc các chức năng của phòng, là nơi tiếp nhận các hồ sơ, công văn, văn bản về đào tạo nghề, là cầu nối thông tin, không có tính chất quyết định đến các hoạt động đào tạo cao đẳng nghề. Cho nên, Hầu hết 19 trƣờng CĐN đều có sự liên hệ trực tiếp với Tổng cục nghề về nhiều khía cạnh hoạt động đào tạo nghề: Báo cáo thực trạng đào tạo nghề hằng năm, Báo cáo tuyển sinh hằng năm, Xin mở một trƣờng cao đẳng nghề mới ...
Có thể nói, công tác thanh, kiểm tra về dạy nghề thời gian qua đã bƣớc đầu đi vào nề nệp, hƣớng tới thanh, kiểm tra toàn diện việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề, kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai phạm.Thanh tra dạy nghề cũng tiến hành phân cấp mạnh cho địa phƣơng, cơ sở thông qua hoạt động tự kiểm tra, đánh giá, phân công thanh tra viên phụ trách vùng.
Tuy nhiên, bộ máy thanh tra hiện nay còn khá mỏng ( Ban thanh tra dạy nghề thuộc Tổng cục dạy nghề chỉ có 5 cán bộ), tại thành phố chƣa có thanh tra riêng về dạy nghề, mà các thanh tra viên nằm trong thanh tra của các sở LĐTBXH. Do đó, việc thực hiện thanh tra tất cả trƣờng CĐN toàn diện cũng nhƣ các lĩnh vực hoạt động gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.4.2. Chính sách trong đào tạo nghề
Trong thời gian qua, QLNN tại Hà Nội đã có những tiến bộ đáng kể. Sở LĐTBXH đã chủ động tham mƣu cho Thành ủy, UBND Thành phô các Đề án, Điều lệ, Đề nhằm phát triển công tác đào tạo nghề. Phần lớn là nhờ chính sách về đào tạo nghề hiệu quả, linh hoạt:
- Có chính sách đãi ngộ, thu hút đối với giáo viên dạy nghề: Ngoài lƣơng cơ bản theo quy định của nhà nƣớc, một số trƣờng cao đẳng nghề còn cố gắng làm tăng phúc lợi cho cán bộ, giáo viên trong trƣờng từ những hoạt động nhƣ: cho thuê mặt bằng, nhận thầu các công việc của doanh nghiệp……. Cố gắng tăng thu nhập để cán bộ, giáo viên an tâm công tác; giảm trừ số tiết chuẩn nếu giáo viên đó dạy 2 hoặc 3 môn đồng thời.
- Chính sách đào tạo ngoại ngữ phù hợp với trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo. Cụ thể thời lƣợng dạy môn tiếng anh cho các nghề Kế toán, công nghệ thông tin, điều khiển tự động.... nhiều hơn so với các nghề: Hàn, nông lâm ngƣ nghiệp....
- Chính sách đối với ngƣời lao động qua đào tạo nghề
- Chính sách đào tạo liên thông, hỗ trợ ngƣời học nghề, hỗ trợ các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách ngƣời có công, quân nhân xuất ngũ, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc hộ nghèo, ngƣời tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, ngƣời trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tƣợng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ đƣợc học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.
- Chính sách đối với một số nghề đặc thù, nghề xã hội có nhu cầu nhƣng khó thu hút học sinh vào học nghề. Ví dụ nhƣ: Tạo điều kiện vay vốn ƣu đãi với lãi suất ƣu đãi để ngƣời học có thể tham gia các khóa đào tạo tạo nghề, giảm học phí cho các học viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Hằng năm Sở LĐTXH luôn xây dựng trình UBND Thành phố ban hành các kế hoạch về công tác đào tạo nghề; tích cực chủ động thực hiện công tác QLNN về đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố: Ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và Thành phố.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách vẫn còn một số hạn chế:
-Một số chính sách còn chƣa phù hợp, chậm sửa đổi, bổ xung: Chính sách tiền lƣơng đối với giáo viên da ̣y nghề chƣa tƣơng xứng với yêu cầu chuẩn giáo viên dạy nghề, lƣơng của giáo viên dạy nghề thấp; chƣa có ngạch viên chức cho giáo viên dạy nghề (giáo viên và giảng viên dạy nghề hiện nay vẫn áp dụng theo ngạch của giáo viên trung học). Các văn bản quy phạm pháp luật còn tản mạn, thiếu thống nhất... Luật dạy nghề cũng bộc lộ nhiều hạn chế do chủ yếu bao gồm tập hợp các văn bản luật của hai ngành luật khác nhau ( giáo dục – đào tạo và lao động) nên thiếu sự đồng bộ thống nhất.
- Cùng với sự tồn tại và cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trƣờng, sự thay đổi về nhu cầu lao động theo cơ cấu cũng biến động nhanh chóng. Nhƣng thực tế hầu hết các trƣờng vẫn đào tạo chủ yếu theo hƣớng “cung” của mình, chƣa theo nhu “cầu” của doanh nghiệp. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng CĐN , nhất là tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân sự, tuyển sinh, tự chịu trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm đầu ra còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ!Dƣ âm của cơ chế bao cấp vẫn còn tồn tại ở các trƣờng CĐN công lập cũng nhƣ các trƣờng thuộc doanh nghiệp nhà nƣớc. Các chƣơng trình đổi mới dạy nghề thì chậm đƣợc triển khai vào thực tế, lộ trình dài. Cụ thể: chƣơng trình đổi mới tạo nghề Việt Nam đƣợc thực hiện dƣới sự hợp tác giữa Bộ LĐTBXH và tổ chức hợp tác Đức từ năm 2008 với mục tiêu
cải thiện nguồn cung ứng lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo định hƣớng theo nhu cầu vẫn chƣa đƣợc triển khai đồng điều giữa các trƣờng.
- Chƣa huy động tốt khả năng tham gia, phối hợp với các doanh nghiệp dạy nghề trong đào tạo.
- Cơ chế, chính sách của các trƣờng CĐN tƣ thục về vay vốn, cấp đất chƣa tốt, vẫn còn mang nặng tính bao cấp. Cơ chế khuyến khích đầu tƣ còn phân biệt lớn giữa trƣờng công và trƣờng tƣ. Quy định thu và sử dụng học phí còn cứng nhắc; số lƣợng học sinh đƣợc miễn giảm học phí giữa các trƣờng không đều nhau. Mặc dù nguồn lực đầu tƣ cho các trƣờng CĐN nghề có tăng nhƣng chƣa tƣơng xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lƣợng; đầu tƣ còn dàn trải, hiệu quả còn hạn chế; việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tƣ cho dạy nghề còn thấp.