Cơ cấu kinh tế huyện Duy Xuyên giai đoạn 2007-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

Đơn vị tính: % Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nông nghiệp 26,58 24,36 21,08 19,64 17,79 15,65 14,1 Công nghiệp và xây dựng 39,98 41,59 43,96 45,67 46,39 48,36 48,5 Dịch vụ 33,44 34,05 34,97 34,69 35,82 35,99 37,4

(Nguồn Niên giám thống kê, 2013)

3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông - lâm - thủy sản

Năm 2007, trồng trọt chiếm tỷ trọng 46,76%, chăn nuôi 22,23%, lâm nghiệp 4,78%, và thủy sản 23,9%; đến năm 2013, trồng trọt chiếm tỷ trọng 52,26%, chăn nuôi 17,02%, lâm nghiệp 1,47%, và thủy sản 28,45%. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông, lâm, thủy sản ở Duy Xuyên.

Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các tiểu ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên giai đoạn 2007-2013

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trồng trọt 46,76 46,47 45,50 45,77 50,28 52,04 52,26 Chăn nuôi 22,23 23,41 22,75 21,18 22,5 18,76 17,02 Lâm nghiệp 4,78 4,63 4,44 4,17 1,16 1,33 1,47 Thủy sản 23,9 23,27 25,15 26,69 26,06 27,05 28,45

Qua bảng số liệu cơ cấu giá trị sản xuất các tiểu ngành nông nghiệp nhƣ trên, ta thấy rằng giá trị lĩnh vực trồng trọt, thủy sản có xu hƣớng ngày càng tăng, lĩnh vực lâm nghiệp, chăn nuôi ngày càng giảm. Điều này mâu thuẩn với xu hƣớng chung của ngành nông nghiệp. Cần phân tích nguyên nhân để đẩy mạnh sự tăng trƣởng trong lĩnh vực chăn nuôi, kinh tế rừng.

3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt

Năm 2007, diện tích cây lúa chiếm tỷ trọng 45,5%, cây thực phẩm chiếm 16%, cây công nghiệp chiếm 20,4 %. Đến năm 2013, tỷ trọng cây lúa chiếm 51,8%, cây thực phẩm 23,6%, cây công nghiệp 14%. Cây lúa, cây thực phẩm có xu hƣớng tăng; các cây công nghiệp có xu hƣớng giảm. Điều này xuất phát từ việc canh tác cây lúa dễ hơn mặc dù lợi nhuận từ cây lúa rất thấp. Cây công nghiệp do không có thị trƣờng tiêu thụ đã dẫn đến xu hƣớng giảm dần diện tích. Ngƣợc lại cây thực phẩm có thị trƣờng rộng, thời gian canh tắc ngắn nên ngƣời dân tập trung sản xuất loại cây này.

Bảng 3. 4: Cơ cấu cây lƣơng thực tại huyện Duy Xuyên theo diện tích gieo trồng Loại cây trồng 2007 2009 2011 2013 Ha % Ha % Ha % Ha % Tổng số 14.990 14.706 14.953,4 14.925,7 Lúa 6.827 45,5 7.629,6 51,9 7.647,5 51,1 7.735,3 51,8 Ngô 1.327 8,9 1.077,2 7,3 1.239,8 8,3 905,1 6,1 Cây màu có củ 1.379 9,2 832 5,7 766 5,1 662,4 4,4 Cây thực 2.396 16,0 2.760,5 18,8 3.073 20,6 3.526,7 23,6

phẩm

Cây công nghiệp

3.061 20,4 2.406,6 16,4 2.227,1 14,9 2.096,2 14

(Nguồn Niên giám thống kê, 2013)

Đối với cây công nghiệp, giai đoạn 2007-2013, diện tích cây công nghiệp có xu hƣớng giảm mạnh từ 3.061ha năm 2007 xuống còn 2.096ha năm 2013. Một số cây có giá trị cao nhƣ cây lạc mặc dù diện tích có giảm (từ 1.597 ha năm 2007 xuống 1.198ha), nhƣng cây lạc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây công nghiệp (57,2% diện tích đất cây công nghiệp hàng năm). Riêng cây cỏ và cây cói diện tích tƣơng đối ổn định; cây đay, cây thuốc lá có xu hƣớng giảm dần diện tích, từ 171 ha năm 2007, xuống còn 13 ha năm 2013 do đầu ra cho loại cây này đang thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)