3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệphuyện Duy Xuyên
3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN trong cơ cấu kinh tế chung
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Duy Xuyên trong cơ cấu kinh tế chung những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng cao trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp càng về những năm sau càng giảm. Điều đó đƣợc thể hiện nhƣ sau: Tỷ trọng nông nghiệp năm 2007 là 26,58% GDP giảm xuống còn 14,1% GDP vào năm 2013; tƣơng ứng thời gian này, công nghiệp đã tăng từ 39,98% lên 48,5%; và dịch vụ đã tăng từ 33,44% lên 37,4%.
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Duy Xuyên giai đoạn 2007-2013
Đơn vị tính: % Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nông nghiệp 26,58 24,36 21,08 19,64 17,79 15,65 14,1 Công nghiệp và xây dựng 39,98 41,59 43,96 45,67 46,39 48,36 48,5 Dịch vụ 33,44 34,05 34,97 34,69 35,82 35,99 37,4
(Nguồn Niên giám thống kê, 2013)
3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông - lâm - thủy sản
Năm 2007, trồng trọt chiếm tỷ trọng 46,76%, chăn nuôi 22,23%, lâm nghiệp 4,78%, và thủy sản 23,9%; đến năm 2013, trồng trọt chiếm tỷ trọng 52,26%, chăn nuôi 17,02%, lâm nghiệp 1,47%, và thủy sản 28,45%. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông, lâm, thủy sản ở Duy Xuyên.
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các tiểu ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên giai đoạn 2007-2013
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trồng trọt 46,76 46,47 45,50 45,77 50,28 52,04 52,26 Chăn nuôi 22,23 23,41 22,75 21,18 22,5 18,76 17,02 Lâm nghiệp 4,78 4,63 4,44 4,17 1,16 1,33 1,47 Thủy sản 23,9 23,27 25,15 26,69 26,06 27,05 28,45
Qua bảng số liệu cơ cấu giá trị sản xuất các tiểu ngành nông nghiệp nhƣ trên, ta thấy rằng giá trị lĩnh vực trồng trọt, thủy sản có xu hƣớng ngày càng tăng, lĩnh vực lâm nghiệp, chăn nuôi ngày càng giảm. Điều này mâu thuẩn với xu hƣớng chung của ngành nông nghiệp. Cần phân tích nguyên nhân để đẩy mạnh sự tăng trƣởng trong lĩnh vực chăn nuôi, kinh tế rừng.
3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt
Năm 2007, diện tích cây lúa chiếm tỷ trọng 45,5%, cây thực phẩm chiếm 16%, cây công nghiệp chiếm 20,4 %. Đến năm 2013, tỷ trọng cây lúa chiếm 51,8%, cây thực phẩm 23,6%, cây công nghiệp 14%. Cây lúa, cây thực phẩm có xu hƣớng tăng; các cây công nghiệp có xu hƣớng giảm. Điều này xuất phát từ việc canh tác cây lúa dễ hơn mặc dù lợi nhuận từ cây lúa rất thấp. Cây công nghiệp do không có thị trƣờng tiêu thụ đã dẫn đến xu hƣớng giảm dần diện tích. Ngƣợc lại cây thực phẩm có thị trƣờng rộng, thời gian canh tắc ngắn nên ngƣời dân tập trung sản xuất loại cây này.
Bảng 3. 4: Cơ cấu cây lƣơng thực tại huyện Duy Xuyên theo diện tích gieo trồng Loại cây trồng 2007 2009 2011 2013 Ha % Ha % Ha % Ha % Tổng số 14.990 14.706 14.953,4 14.925,7 Lúa 6.827 45,5 7.629,6 51,9 7.647,5 51,1 7.735,3 51,8 Ngô 1.327 8,9 1.077,2 7,3 1.239,8 8,3 905,1 6,1 Cây màu có củ 1.379 9,2 832 5,7 766 5,1 662,4 4,4 Cây thực 2.396 16,0 2.760,5 18,8 3.073 20,6 3.526,7 23,6
phẩm
Cây công nghiệp
3.061 20,4 2.406,6 16,4 2.227,1 14,9 2.096,2 14
(Nguồn Niên giám thống kê, 2013)
Đối với cây công nghiệp, giai đoạn 2007-2013, diện tích cây công nghiệp có xu hƣớng giảm mạnh từ 3.061ha năm 2007 xuống còn 2.096ha năm 2013. Một số cây có giá trị cao nhƣ cây lạc mặc dù diện tích có giảm (từ 1.597 ha năm 2007 xuống 1.198ha), nhƣng cây lạc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây công nghiệp (57,2% diện tích đất cây công nghiệp hàng năm). Riêng cây cỏ và cây cói diện tích tƣơng đối ổn định; cây đay, cây thuốc lá có xu hƣớng giảm dần diện tích, từ 171 ha năm 2007, xuống còn 13 ha năm 2013 do đầu ra cho loại cây này đang thu hẹp.
Bảng 3. 5: Cơ cấu cây công nghiệp hàng năm theo diện tích gieo trồng
Loại cây trồng 2007 2009 2011 2013 Ha % Ha % Ha % Ha % Tổng số 3.061 2.407 2.227 2.096 Lạc 1.597 52,2 1.332 55,3 1.121 50,3 1.198 57,2 Mè 685 22,4 562 23,3 543 24,4 447 21,3 Cỏ 279 9,1 247 10,3 322 14,5 240 11,5 Cói 184 6 180 7,5 194 8,7 182 8,7 Đay 145 4,7 43 1,8 18 0,8 16 0,8 Thuốc lá 78 2,5 18 0,7 12 0,5 3 0,1 Bông 93 3,1 25 1,1 17 0,8 10 0,5
(Nguồn Niên giám thống kê, 2013)
Tóm lại, những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng gia tăng các cây trồng có giá trị cao và đem lại lợi nhuận cho nông hộ; gia tăng các cây trồng phù hợp với mỗi vùng sinh thái nhƣ cây lúa, các loại cây
thực phẩm có giá trị cao; các loại cây công nghiệp giảm nhanh do thị trƣờng tiêu thụ thu hẹp và điều kiện canh tác khó khăn.
Tuy nhiên, cây lƣơng thực, đặc biệt cây lúa có xu hƣớng tăng diện tích và gia tăng sản lƣợng, có nhiều lý do nhƣng tập trung vào các lý do chính sau: cây lƣơng thực vẫn đƣợc duy trì nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lƣơng thực; nhiều vùng cây lúa đã gia tăng sản lƣợng hàng hóa nhờ vào năng suất cao nhƣ tại xã Duy Thành, Duy Phƣớc, Duy Sơn và các vùng này đa số các hộ làm ăn giỏi đã liên kết lại để sản xuất lúa thƣơng phẩm cho giá trị kinh tế cao; tâm lý sợ rủi ro khi chuyển đổi cây trồng vẫn còn tồn tại trong đa số nông hộ.
3.2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi tại Duy Xuyên phát triển không ổn định, năm 2007, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm 22,23% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, thì đến năm 2013 giảm xuống còn 17,02%. Trong nội ngành chăn nuôi, đã có sự dịch chuyển đáng kể giữa gia súc và gia cầm; trong khi, đàn gia súc giảm từ 92.756 con năm 2007 xuống còn 59.224 con vào năm 2013; ngƣợc lại, gia cầm đã tăng từ 206.124 con lên 512.370 con năm 2013. Điều này bắt nguồn từ diện tích chăn thả gia súc lớn ngày càng bị thu hẹp, trong khi có sự đầu tƣ ở mức độ thâm canh đối với đàn gia cầm.
Bảng 3.6: Tổng đàn gia súc, gia cầm tại huyện Duy Xuyên
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trâu 3.848 3.852 3.867 3.855 3650 3480 3394 Bò 22.489 23.813 22.050 18.810 17.050 10.950 10.497 Lợn 66.419 60.180 63.020 60.250 59.700 48.600 45.353 Gia cầm 206.124 248.450 350.100 395.040 448.300 465.800 512.370
Việc ngành chăn nuôi không nâng đƣợc giá trị sản xuất và đầu gia súc, gia cầm luôn biến động, điều này xuất phát từ những nguyên nhân: ngành chăn nuôi luôn đối diện với dịch bệnh; công nghiệp chế biến súc sản không phát triển; chƣa có giải pháp giải quyết vấn đề môi trƣờng trong chăn nuôi; ngành chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp chƣa phát triển; hoạt động thú y kém phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn là ngành lợi thế của huyện Duy Xuyên, nhất là các xã đồng bằng và trung du nhƣ Duy Vinh, Duy Thành, Duy Phƣớc, Duy Sơn, Duy Phú.
3.2.1.5. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Về giá trị sản xuất, năm 2007 ngành thủy sản đạt 83,5 tỷ đồng thì đến năm 2013 đạt đƣợc 349,8 tỷ đồng tăng 4,2 lần. Trong đó, cơ cấu sản lƣợng ngành khai thác vẫn chiếm tỷ trọng cao so với ngành nuôi trồng, năm 2007 ngành khai thác chiếm 84% tổng sản lƣợng thì đến năm 2013 tăng đến 94,3%. Điều này là bất lợi cho đầu vào nguyên liệu của ngành chế biến thủy sản, vì ngành khai thác phụ thuộc vào thời tiết trên biển, nhất là khi mùa mƣa bão ở miền Trung luôn là thảm họa cho tàu thuyền ra khơi.
Bảng 3.7: Giá trị và sản lƣợng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản
2007 2009 2011 2013
Giá trị S.lƣợng Giá trị S.lƣợng Giá trị S.lƣợng Giá trị S.lƣợng
Tổng số 83.544 6.886 95.570 7.760 113.584 8.683 349.867 9.983 Khai thác 70.240 6.552 78.446 7.380 91.101 8.320 329.967 9.675 Nuôi trồng 13.304 334 17.124 380 22.483 363 19.900 308
Những năm qua, huyện Duy Xuyên đã tập trung chuyển dịch theo hƣớng nuôi trồng thủy sản cả nƣớc ngọt, nƣớc lợ và mặn để không ngừng khai thác hiệu quả các ƣu thế của huyện, điều đó dựa vào điều kiện tự nhiên và mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản hiện có tại Duy Xuyên. Tuy nhiên, so với các địa phƣơng khác, việc khai thác lợi thế trong khai thác, đánh bắt hải sản của Duy Xuyên còn yếu, nhất là về đầu tƣ số lƣợng và công suất tàu thuyền của huyện Duy Xuyên khá thấp. Năm 2013, tổng lƣợng tàu thuyền tham gia đánh bắt là 364 chiếc, trong đó tàu công suất từ 90-160 CV chỉ có 12 chiếc. Còn lại là tàu thuyền công suất nhỏ nên chỉ tham gia đánh bắt gần bờ. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng gia tăng, nhƣng còn một số tồn tại mà ngành nuôi trồng đang gặp phải: hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản chƣa phát triển nên dịch bệnh hay lây lan giữa các đầm nuôi tôm; ô nhiễm môi trƣờng ngày một tăng cao đã làm ảnh hƣởng nặng đến chất lƣợng nguồn nƣớc; việc đầu tƣ cho nuôi tôm lót bạt đến nay còn gặp nhiều khó khăn, đa số các hộ nông dân không có vốn để đầu tƣ nuôi trồng quy mô.