Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 34)

1.3. NỘI DUNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.3. Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp

Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là việc phối hợp các nguồn lực, điều kiện của sản xuất nông nghiệp thông qua việc thiết lập các hình thức kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của sản xuất nông nghiệp. Do đó phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, chính là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với qui mô và trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm không chỉ tạo ra sản lƣợng cao mà còn đem lại giá trị kinh tế cao của nông sản sản xuất ra; ngoài ra, phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng là một trong những

nội dung quan trọng của phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp luôn gắn với quá trình sinh học của cây trồng vật nuôi, nên các hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất của hộ nông dân và trang trại. Ngoài ra, còn có các hình thức hợp tác xã và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.

Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất cơ bản của nông nghiệp. Hình thức này có ƣu điểm là gắn ngƣời nông dân với đất đai và phát huy đƣợc tính tự chủ của họ trong sản xuất nông nghiệp; nhờ vậy, mà hộ nông dân luôn tìm mọi cách để tăng năng suất ruộng đất và năng suất lao động ở mức cao nhất. Kinh nghiệm ở nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy, kinh tế hộ nông dân với qui mô nhỏ, vừa hay lớn đều có khả năng thƣơng phẩm hóa sản xuất rất cao và tạo ra giá trị sản lƣợng nông nghiệp cao. Nhiều nƣớc, kinh tế nông hộ đạt trình độ thâm canh cao trong trồng trọt, chăn nuôi với việc tiến hành cơ giới hóa, hiện đại hóa và bắt đầu tự động hóa, tạo điều kiện tăng nhanh năng suất lao động nông nghiệp.

Một hình thức sản xuất khác trong nông nghiệp đƣợc xem là tiên tiến hơn, đó là các trang trại. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến. Sự hình thành của kinh tế trang trại chủ yếu từ sự vận động đi lên của kinh tế nông hộ. Về hình thức, trang trại trong quá trình phát triển cũng trải qua ba giai đoạn phát triển. Nó đi từ trang trại đa dạng, tiến lên trang trại chuyên canh và hình thức cao hơn là trang trại nông-công-thƣơng nghiệp. Trang trại nông-công-thƣơng nghiệp là hình thức phát triển cao của kinh tế trang trại có liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và tổ chức tiêu thụ

nông sản.

Ngoài ra, hợp tác xã cũng là một hình thức không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy, kinh tế nông hộ và trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn có nhu cầu hợp tác. Theo Luật hợp tác xã tại Việt Nam, thì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra nhằm cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên với mô hình hợp tác hóa, tập thể hóa, xóa bỏ kinh tế hộ nông dân thì sản xuất không phát triển đƣợc, mà cần có mô hình hợp tác hóa thực sự theo đúng nghĩa hợp tác giữa các hộ nông dân và các trang trại. Các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Trƣớc đây các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp gồm các nông trƣờng, lâm trƣờng, và trạm trại. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đƣợc thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Doanh nghiệp có thể thuê công nhân nông nghiệp hoặc giao khoán đất đai; cung cấp giống; kỹ thuật canh tác, chăn nuôi đến hộ nông dân và thu mua sản phẩm từ nông hộ theo giá cả thỏa thuận.

Dù đƣợc tổ chức dƣới các hình thức sản xuất nào thì các đơn vị sản xuất trong nông nghiệp không thể đạt hiệu quả kinh tế nếu không hợp tác và liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là một phƣơng thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, nó là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản để đƣa nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này.

Một hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp đƣợc xem là tiến bộ khi nó đạt đƣợc các tiêu chí:

+) Liên kết đó đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các đơn vị sản xuất nông nghiệp đối với sở hữu tƣ liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra;

+) Liên kết đó phải tăng khả năng cạnh canh của nông sản sản xuất ra nhƣ về chi phí, mẫu mã, an toàn thực phẩm;

+) Liên kết đó phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ;

+) Liên kết đó đảm bảo nông sản đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Hiện có hai mô hình liên kết đƣợc xem là tiến bộ đối với các nông hộ và các đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết dọc thể hiện sự liên kết giữa nông hộ và trang trại với các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản. Còn liên kết ngang là sự liên kết của các nông hộ và trang trại, tạo ra các vùng chuyên canh để thực hiện đƣợc các đơn hàng lớn.

Từ những nội dung phân tích trên, hệ thống chỉ tiêu thể hiện hình thức, qui mô và mối liên kết của các đơn vị sản xuất trong nông nghiệp gồm:

+) Tỷ trọng của mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp đóng góp vào sản lƣợng và giá trị sản xuất trong nông nghiệp;

+) Cơ cấu sử dụng đất đai, lao động và vốn của các loại hình sản xuất nông nghiệp;

+) Cơ cấu đầu tƣ của các loại hình sản xuất nông nghiệp; +) Tỷ lệ nông sản đƣợc chế biến (cấp 2, cấp 3);

+) Tỷ trọng nông sản chủ yếu xuất khẩu so với tổng sản lƣợng; +) Kim ngạch xuất khẩu nông sản (tốc độ);

+) Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu; +) Thị phần một số nông sản xuất khẩu chủ yếu;

+) Tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp tại địa phƣơng;

nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)