1.3. NỘI DUNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hƣớng hợp lý và
và hiện đại
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp luôn vận động cùng với sự thay đổi của những điều kiện khách quan nhƣ nhu cầu thị trƣờng, tiến bộ công nghệ, chất lƣợng nguồn nhân lực, các đối thủ cạnh tranh, và đối tác kinh tế… Do đó, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là sự chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ lệ hợp thành của các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hợp lý nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hợp lý là chuyển sang cơ cấu có khả năng tái sản xuất mở rộng, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và xã hội, đồng thời cơ cấu đó phải đảm bảo bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Quá trình phát triển nông nghiệp luôn làm chuyển dịch cơ cấu các ngành, các bộ phận, các nguồn lực để tạo ra một cơ cấu hợp lý, hiện đại hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhờ đó tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển nhanh hơn.
Việc chuyển sang một cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý và hiện đại chính là chuyển đổi sang một cơ cấu có khả năng khai thác đƣợc lợi thế so sánh, lấy thị trƣờng và thị phần quốc tế làm căn cứ; tăng những ngành có giá trị gia tăng cao, có hàm lƣợng khoa học công nghệ, có nhu cầu thị trƣờng lớn và ổn
định; tăng những ngành có suất sử dụng tài nguyên thấp, ít gây hại môi trƣờng. Trong thực tiễn hiện nay tại Việt Nam, nền nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý và hiện đại khi chuyển dịch theo các xu hƣớng sau:
- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng chuyển từ nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp thành nền nông nghiệp hàng hóa và cao hơn là nền nông nghiệp thƣơng mại hóa.
- Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
- Đối với ngành trồng trọt, xu hƣớng chuyển dịch là giảm dần diện tích cây lƣơng thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau màu, và cây công nghiệp.
- Đối với ngành chăn nuôi, cơ cấu đƣợc chuyển dịch theo hƣớng thay các giống mới có năng suất cao và chất lƣợng; đồng thời, chuyển dịch sang đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định thay cho những vật nuôi có giá trị kinh tế thấp.
- Đối với ngành thủy sản, chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản, giảm dần tỷ trọng đánh bắt.
- Đối với cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp sẽ giảm dần để chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lƣợng và trẻ hóa lực lƣợng lao động trong nông nghiệp.
Từ những nội dung phân tích trên, hệ thống chỉ tiêu thể hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gồm:
+) Tỷ trọng ngành nông lâm ngƣ nghiệp trong GDP.
+) Cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp.
+) Cơ cấu diện tích các loại cây trồng, diện tích các loại mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản.
+) Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động. 4) Cơ cấu về trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi của lao động nông nghiệp.