Giới thiệu chung về huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Quản lý Kinh tế (Trang 33 - 37)

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên huyện Thạch Hà.

Là huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh (thành phố Hà Tĩnh nằm gọn trong ranh giới hành chính của huyện Thạch Hà), gần cảng nƣớc sâu Vũng Áng, nằm cách thành phố Vinh 45 km. Diện tích tự nhiên 35.703,39ha, dân số tính đến hết 31 tháng 12 năm 2010: 129.136 ngƣời (số liệu trong niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010). Cùng với hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi, huyện Thạch Hà có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế, trao đổi hàng hoá với bên ngoài, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nền kinh tế đa dạng và phong phú. Với vị trí nhƣ trên, huyện Thạch Hà chịu ảnh hƣởng trực tiếp sự phát triển của thành phố Hà Tĩnh (trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội lớn nhất trong toàn tỉnh). Trong những năm tới, huyện Thạch Hà sẽ là một trong những địa bàn cung cấp lao động, các sản phẩm nông nghiệp và là địa bàn tiếp nhận sự phát triển giãn nở của thành phố Hà Tĩnh.

Huyện Thạch Hà nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, bao bọc gần kín thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (thị trấn Thạch Hà nằm giáp về phía Bắc thành phố Hà Tĩnh). Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng: 18 10 03 - 18 29 00 vĩ độ bắc; 105 38 00 - 106 02 00 kinh độ đông. Chiều dài từ bắc xuống nam khoảng 33 km, chiều rộng từ Đông sang Tây khoảng 29 km. Ranh giới địa lý của huyện nhƣ sau: Phía Bắc giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà; Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên, Hƣơng Khê; Phía Đông giáp huyện Cẩm

Xuyên và biển Đông; Phía Tây giáp huyện Hƣơng Khê, Can Lộc; Ở giữa huyện là TP Hà Tĩnh.

2.1.2. Tình hình phát triển Kinh tế- Xã hội trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Huyện Thạch Hà có 31 đơn vị hành chính, tổng dân số đến hết năm 2012 là 131.112. Số liệu chi tiết theo Niên giám thống kê của huyện năm 2012: dân số nhiều nhất là thị trấn Thạch Hà (9.264 ngƣời), tiếp theo là xã Thạch Tân (6.151 ngƣời), thấp nhất là xã Nam Hƣơng (1.826 ngƣời).

Cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại dịch vụ, cụ thể nhƣ sau: nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm một tỉ lệ lớn 57,05% (2004); 58,35% (2005). Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 17,33% (2004); 16,37% (2005); năm 2010 tỷ trọng Công nghiệp đạt 23,71%; Nông nghiệp giảm xuống còn 56,2% còn lại là các ngành khác chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 25 - 26%. Điều này phản ánh kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp; công nghiệp và các ngành dịch vụ của huyện phát triển tƣơng đối chậm, quy mô nhỏ lẻ.

Kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện chƣa đƣợc phát huy so với tiềm năng, rừng bị chặt phá do khai thác trái phép. Việc khai thác tiềm năng thuỷ sản còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, năng lực đánh bắt còn hạn chế, thiếu những đội tàu đánh bắt xa bờ, dài ngày, và hiệu quả. Kỹ thuật khai thác, chế biến thuỷ hải sản còn lạc hậu.

Nhìn chung kinh tế ở huyện tuy có những chuyển động ban đầu nhƣng còn yếu. Kinh tế hàng hoá kém phát triển, chƣa tạo đƣợc mũi nhọn kinh tế. Với tình hình kinh tế nhƣ vậy thì việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế là nhiệm vụ bức thiết đặt ra hàng đầu. Bởi vì Thạch Hà hiện nay vẫn là huyện nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn.

Nhân dân Thạch Hà dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ để bảo vệ sản xuất, họ là những ngƣời cần cù trong lao động, tiết kiệm trong chi tiêu. Nhƣng ngƣời dân Thạch Hà trong tiến trình đấu tranh giữ nƣớc luôn chứng kiến và chịu nhiều hy sinh mất mác nên hơn đâu hết họ mong đất nƣớc hoà bình, cuộc sống đƣợc bình yên, khát khao cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Nông thôn huyện phần lớn đƣợc cấu trúc theo dòng họ, thân tộc, đây là cơ sở vững chắc cho tinh thần đoàn kết, gắn bó trong đấu tranh chống thiên tai, chống kẻ thù xâm lƣợc. Tuy nhiên nó dễ trở thành “thành luỹ” khép kín, cục bộ. Con ngƣời Thạch Hà không dễ dàng từ bỏ những gì đã gắn bó với mình, mặc dù cái đó trở nên lỗi thời lạc hậu. Vì vậy, có tinh thần tƣơng thân tƣợng trợ hỗ trợ giúp đỡ nhau, nhƣng gặp khó khăn trong việc tiếp thu cái mới để cải tạo sản xuất nâng cao đời sống nếu không tìm ra khâu đột phá, điểm đột phá.

Thạch Hà là địa danh có nhiều dấu ấn văn hoá là đất học, là quê hƣơng của nhiều danh nhân, chiến sỹ cách mạng, chí sỹ yêu nƣớc...Đây là vùng có bản sắc văn hoá độc đáo, tính cộng đồng đƣợc đề cao. Truyền thống hiếu học, vƣợt khó đã sinh ra nhiều nhân tài. Tuy nhiên, ngày nay nhìn chung mới chỉ thấy ngƣời con Thạch Hà ra đi thành đạt, cống hiến tài năng ở nơi nầy nơi khác trong và ngoài nƣớc thì nhiều nhƣng trong số họ quay về để lập nghiệp góp phần phát triển quê hƣơng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân còn rất ít.

Mặt khác, trong các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Thạch Hà luôn là cửa ngõ đầu tiên “đón giặc”, là “phên dậu phía trƣớc” của Tổ quốc nên luôn là vùng chiến tranh ác liệt. Đặc biệt trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Hà Tĩnh nói chung và Thạch Hà nói riêng đã chịu nhiều hy sinh mất mát về sức ngƣời và sức của. Tuy chiến tranh đã đi qua hơn 38 năm song hậu quả để lại của nó hết sức nặng nề: gia đình thƣơng binh, liệt sỹ, ngƣời có công với cách mạng và những ngƣời ảnh hƣởng bởi chiến tranh chiếm tỷ lệ khá cao (trên

30%, trong đó ngƣời có công cách mạng chiếm trên 13%). Thu nhập của ngƣời lao động còn thấp, nhất là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt đối với ngƣời có công, nhiều ngƣời trong số họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nƣớc, cộng đồng và xã hội.

Qua việc phân tích các điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và con ngƣời có thể thấy ở Thạch Hà điều kiện để nâng cao đời sống cho nhân dân nói chung trong đó có ngƣời có công cách mạng còn nhiều hạn chế. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc xây dựng các chiến lƣợc, chƣơng trình trung hạn, dài hạn và có những giải pháp khả thi để phát triển sản xuất, tăng trƣởng kinh tế, nâng cao mức sống của dân cƣ trên địa bàn tỉnh, theo kịp đà tăng trƣởng chung của cả nƣớc, đảm bảo đời sống ngƣời có công cách mạng đạt mục tiêu bằng hoặc cao hơn mức sống của dân cƣ cùng địa bàn cƣ trú trong thời gian năm tới.

2.1.3. Lịch sử cách mạng và sự hình thành người có công huyện.

Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh vùng đất có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những truyền thống tốt đẹp của mãnh đất này đƣợc giữ gìn và phát huy. Với tinh thần hiếu học; cần cù sáng tạo trong lao động bất khuất kiên cƣờng trong chiến đấu, thủy chung trong cuộc sống... nhân dân Thạch Hà vƣợt qua bao gian nan, thách thức, lập nên những chiến công oanh liệt góp phần làm rạng rỡ kho sử vàng của tỉnh và dân tộc Việt Nam.

Trong những năm 1926-1927 tƣ tƣởng yêu nƣớc của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã ảnh hƣởng mạnh mẽ, sâu sắc đến nhân dân huyện Thạch Hà vào tháng 2- 1926 tại Phù Việt hay gọi là "Làng đỏ" đã thành lập Đảng Tân Việt do cụ Mai Kính đứng đầu đến tháng 3-1930 chi bộ Đảng cộng sản

đầu tiên thành lập ở làng Phù Việt trở thành căn cứ địa và thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh Phù Việt huyện Thạch Hà trở thành nơi chỉ đạo Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh tại nam Nghệ Tĩnh thời đó và Hà Tĩnh hiện nay.

Phát huy truyền thống yêu nƣớc của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh nhân dân Thạch Hà tiếp tục đấu tranh, lên đƣờng nhập ngũ trong cuôc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ huyện Thạch Hà có hơn 6253 liệt sỹ, 14312 Thƣơng binh, Bệnh Binh và 9753 gia đình ngƣời có công với cách mạng... và nhiều anh hùng cách mạng ( Lý Tự Trọng, Mai Kính...) và nhiều địa danh văn hóa và lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc, Đền chiêu trƣng (Lê Khôi); Nhà Thờ nhà thơ Nguyễn Hiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Quản lý Kinh tế (Trang 33 - 37)