Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật phù hợp với tình hình mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Quản lý Kinh tế (Trang 58 - 70)

2.3.3 .Nguyên nhân

3.1. Nhóm giải pháp đối với cơ chế chính sách

3.1.1. Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật phù hợp với tình hình mới

Dù chế độ chính trị có khác nhau nhƣng ở bất cứ quốc gia nào cũng có một bộ phận dân cƣ là những ngƣời có công với Tổ quốc của họ. Chính vì vậy, ở tất cả các nƣớc đều có thực hiện chính sách đối với ngƣời có công. Tuy nhiên tuỳ theo từng điều kiện chính trị kinh tế- xã hội của mỗi nƣớc mà có các loại chế độ, chính sách, các loại trợ cấp và các mức trợ cấp khác nhau. Đồng thời, ở các nƣớc đều có cơ quan quản lý nhà nƣớc để thực hiện chính sách này (nhƣ Bộ chiến tranh, Bộ Xã hội, Bộ Phúc lợi xã hội, Bộ Lao động, v.v...). Ngay ở nƣớc ta, chế độ nguỵ quyền Sài Gòn cũ cũng thực hiện chính sách đối với thƣơng phế binh, tử sỹ và gia đình liệt sỹ. Trong các chính sách chế độ này quy định rất rõ về tiêu chuẩn xác nhận đối tƣợng có công, các quyền lợi ngƣời có công đƣợc hƣởng và các thủ tục để giải quyết chế độ chính sách đối với họ.

Thực hiện chính sách đối với ngƣời có công là nhiệm vụ chính trị, phục vụ các mục tiêu chính trị của nhà nƣớc cầm quyền; Phản ánh bản chất giai cấp của giai cấp thống trị và chính sách ƣu đãi ngƣời có công do Nhà nƣớc thực hiện là chính; ngƣời có công đƣợc nhà nƣớc đảm bảo về mặt trợ cấp, chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo về việc làm,v.v... Thực hiện chính sách đối với ngƣời có công sẽ là điều kiện tiên quyết góp phần nâng cao đời sống kinh tế của ngƣời có công. Muốn thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời có công, trƣớc hết, phải hoàn thiện hệ thống chính sách, nhất là trong điều kiện hiện nay khi

nền kinh tế của đất nƣớc đã chuyển sang cơ chế thị trƣờng, hàng lọat các chính sách kinh tế và chính sách xã hội, trong đó có chính sách đối với ngƣời có công phải thay đổi cho phù hợp.

Hoàn thiện hệ thống chính sách có công, trƣớc hết phải quán triệt quan điểm: đây là một chính sách lớn, mang tính chính trị, kinh tế xã hội và nhân văn sâu sắc. Ngƣời có công là bộ phận đặc biệt của xã hội. Họ là những ngƣời đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập tự do của đất nƣớc, hoặc đã chịu hy sinh mất mát một phần thân thể cho sự nghiệp chung. Tuy nhiên, đến nay một phần không nhỏ trong số ngƣời có công, đời sống kinh tế khó khăn, bản thân và gia đình họ chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, chính sách có công phải khẳng định cho đƣợc vừa mang tính chính trị và nhân văn sâu sắc; vừa thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”.

Mặt khác, phải kết hợp hài hoà chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Chính sách ngƣời có công vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị- xã hội vì vậy phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách kinh tế đối với ngƣời có công. Việc nâng cao đời sống ngƣời có công, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, là mục tiêu cuối cùng của mọi chính sách đối với ngƣời có công. Chính sách đối với ngƣời có công phải chú trọng đến giải quyết các vấn đề về đời sống vật chất, tinh thần về việc làm, về phục hồi các chức năng sinh hoạt, lao động, chăm sóc sức khoẻ, v.v...

Cuộc kháng chiến của dân tộc ta rất rộng về không gian và thời gian, sự tham gia cống hiến của đối tƣợng ở những mức độ rất khác nhau và để xác minh đƣợc đối tƣợng cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, với quan điểm ai có công đều đƣợc ghi công và có chính sách hợp lý. Vì vậy, cần phải tiếp tục hoàn

chỉnh chính sách đối với ngƣời có công làm cơ sở thực hiện chế độ đãi ngộ đối với ngƣời có công.

Trƣớc hết, cần phải có hệ thống chính sách có công hoàn chỉnh, thống nhất, có kế thừa, đảm bảo tính khả thi. Chính sách đối với ngƣời có công đƣợc đảng và Nhà nƣớc ta thực hiện đã trải qua gần 60 năm, trong quãng thời gian dài ấy do điều kiện phát triển của đất nƣớc, nhiều chính sách đƣợc thực hiện dƣới những văn bản dƣới luật nhƣ: Công văn, Thông tƣ của các Bộ, ngành; Nghị định của Chính phủ... Chỉ đến năm 1995, lần đầu tiên mới có Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công tƣơng đối hoàn chỉnh, song việc hƣớng dẫn thực hiện có nhiều điểm chƣa thống nhất, nhƣ quy định về thủ tục điều kiện xác nhận thƣơng binh, liệt sỹ (trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ), về công nhận Lão thành cách mạng, cán bộ thuộc diện “Tiền khởi nghĩa” đã hy sinh từ trần, về tặng thƣởng huân chƣơng tổng kết thành tích kháng chiến trƣớc và sau thời điểm 31/12/1994 v.v, tạo nên những bất hợp lý, mâu thuẫn và gây những thắc mắc trong quá trình thực hiện.

Trong điều kiện ngày nay, tình hình kinh tế xã hội có sự biến đổi nhanh, nhiều chính sách ban hành đã lâu, không còn phù hợp nhất là khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, thực hiện cơ chế tiền tệ hoá tiền lƣơng, trợ cấp...

Để thực hiện tốt chính sách góp phần nâng cao đời sống ngƣời có công, yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách đối với ngƣời có công là việc làm khẩn trƣơng và cần thiết, trong đó, trƣớc hết:

Một là, cùng với việc ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện Pháp lệnh

ƣu đãi ngƣời có công, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ƣơng, tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản về chế độ chính sách đối với ngƣời có công tuy đã cũ nhƣng còn hiệu lực thi hành đƣa vào hƣớng dẫn trong một văn bản thống nhất. Thực tế, đối với chính sách ngƣời có công trong những năm qua, nhiều văn bản ban hành, ra đời sau là sự tiếp nối, không phủ định văn bản

trƣớc, (nhiều văn bản ban hành từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc vẫn còn hiệu lực) làm cho việc tổ chức thực hiện khó khăn, trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác nầy ở cơ sở, huyện thị, thƣờng xuyên thay đổi, không ổn định nên không nắm vững chính sách nên thực hiện không đầy đủ. Kịp thời ban hành quy định về xác nhận đối với những ngƣời là cán bộ Lão thành cách mạng, Tiền khởi nghĩa đã hy sinh, từ trần chƣa đƣợc xác nhận, bởi lẽ, họ là những ngƣời thật sự có công lao, đƣợc lịch sử ghi công, nhƣng do họ chƣa đƣợc xác nhận về mặt pháp lý nên thân nhân của họ chƣa đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi của nhà nƣớc đãi ngộ đối với những ngƣời nhƣ họ hoặc công lao ít hơn họ nhƣng đã đƣợc xác nhận, trong tổ chức thực hiện ngày nay ở cơ sở đây là vấn đề có tính thời sự và vƣớng mắc.

Hai là, hoàn chỉnh hệ thống trợ cấp đối với ngƣời có công theo quan

điểm phải cải thiện, nâng cao đời sống ngƣời có công. Trƣớc hết, là cơ sở để tính trợ cấp, ngƣời có công là đối tƣợng năng lực lao động, khả năng lao động tăng thu nhập hiện nay và những năm đến là rất thấp, nguồn sống chủ yếu là khoản trợ cấp, trong khi đó, cơ sở trợ cấp, tính trên mức nhu cầu tối thiểu là không có điều kiện để nâng cao đời sống và do đó không thể thực hiện đƣợc mục tiêu đảm bảo ngƣời có công có mức sống trung bình, hoặc cao hơn mức sống của dân cƣ trên địa bàn trong những năm tới. Từng bƣớc, thực hiện tiền tệ hoá các chính sách ƣu đãi vào chế độ trợ cấp, tạo điều kiện để ngƣời có công sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn trợ cấp ƣu đãi chi cho trang cấp, cải thiện đời sống, tiếp cận hoặc sử dụng các dịch vụ, kỹ thuật tiên tiến.

Ba là, Tiếp tục xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác chính

sách, vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề là cán bộ, cán bộ nào thì phong trào ấy. Thực trạng hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách có công, vừa thừa lại vừa thiếu; tuy có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình công tác, tận tuỵ với công việc nhƣng vừa thiếu vừa yếu, nhất là đối với

cấp xã, thị trấn, đa số cán bộ Lao động- Thƣơng binh & Xã hội chƣa đƣợc qua trƣờng lớp đào tạo cơ bản, thƣờng xuyên thay đổi, theo thống kê trong nhiệm kỳ 2008-2011, sau bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp có đến 40% cán bộ làm công tác chính sách cấp huyện, thị và có từ 70-80%, có nơi đến 90% cán bộ làm công tác Lao động- Thƣơng binh và Xã hội ở cấp xã thay đổi điều chuyển công tác, làm cho công tác quản lý kém, theo dõi không thƣờng xuyên liên tục, không nắm đƣợc chủ trƣơng chính sách đối với ngƣời có công dẫn đến hiệu quả thực hiện công tác này không cao. Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác chính sách trong tình hình mới, phải đánh giá bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của phòng Lao động- Thƣơng binh & Xã hội ở huyện, thị phải có tâm huyết, có năng lực công tác, uy tín đối với ngƣời có công, kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ nghiệp vụ, thƣờng xuyên bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; không bố trí những ngƣời có lai lịch chính trị không rõ ràng, không yêu nghề làm công tác chính sách; Nhà nƣớc nên nghiên cứu bố trí có định biên chức danh cán bộ làm công tác Lao động- Thƣơng binh & Xã hội ở cấp xã, ở Thạch Hà, ngƣời có công nhiều, vì vậy nhiệm vụ trong lĩnh vực này rất nặng nề, kiêm nhiệm nhiều việc khác sẽ không làm tròn trách nhiệm và do đó chất lƣợng công tác nầy không cao.

Tỉnh Hà Tĩnh củng nhƣ huyện Thạch Hà có đối tƣợng ngƣời có công đông nhất nƣớc, điều kiện kinh tế xã hội còn rất khó khăn, để đảm bảo tiếp tục thực hiện tốt chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công trong thời gian tới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với ngƣơì có công, một mặt, phải quán triệt và triển khai đầy đủ và kịp thời các chủ trƣơng chính sách ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công. Mặt khác, tiếp tục nghiên cứu ban hành kịp thời các quy định, hoàn chỉnh chính sách ƣu đãi cuả tỉnh đối với Ngƣời có công, trong đó, chú ý các nội dung:

+ Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở, đất ở đối với ngƣời có công, quy định chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở phải xuất phát từ thực trạng, điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của dân cƣ, chế độ hỗ trợ phải căn cứ vào từng loại đối tƣợng, (mức hỗ trợ tƣơng ứng với đối tƣợng), đảm bảo tính thực thi. Chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở phải huy động đƣợc sự quan tâm và trách nhiệm đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội của cộng đồng và toàn xã hội.

+ Xây dựng chƣơng trình đào tạo nghề và các giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời có công ở khu vực nông thôn, miền núi; vùng căn cứ cách mạng. Đại bộ phận ngƣời có công ở huyện Thạch Hà sinh sống ở nông thôn, cùng với thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá thì một bộ phận nhân dân, trong đó có ngƣời có công mất đất sản xuất. Vì vậy kết hợp với thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, dồn điền đổi thửa, bố trí lại đất sản xuất có điều kiện thuận lợi đối với hộ có công có nhu cầu để sản xuất. Phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn thu hút lao động, đào tạo nghề tại chỗ, tạo điều kiện để con thƣơng bệnh binh, gia đình liệt sỹ tham gia làm việc, tạo thu nhập.

+ Cùng với chủ trƣơng giao đất rừng, khuyến khích và tạo điều kiện để những ngƣời có khả năng, có điều kiện nhận đất, nhận rừng để trồng rừng, làm lâm nghiệp...

+ Quỹ giải quyết việc làm các cấp dành nguồn ngân sách hỗ trợ cho ngƣời có công đƣợc vay vốn để tạo việc làm, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

- Đảm bảo thi hành nghiêm các pháp luật ngƣời có công với cách mạng. Chúng ta xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền, trong đó việc quản lý Nhà nƣớc chủ yếu bằng pháp luật. Mọi thành viên trong xã hội đều phải tuân thủ, mọi hành vi đi ngƣợc với các quy định đều phải xử lý theo quy định. Pháp luật Ngƣời có công với cách mạng quy định rõ chế độ trợ cấp, phụ cấp, các điều kiện, tiêu chuẩn đƣợc xác nhận ngƣời có công với cách mạng và

cũng quy định rõ những ngƣời làm trái bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.

Vì vậy, việc thi hành các pháp luật về chính sách ngƣời có công với cách mạng là sự biểu hiện các quyền lực của Nhà nƣớc trong thực tế, là sự tôn trọng quyền dân chủ đại diện cho nhân dân. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật Ngƣời có công với cách mạng nhƣ: Giả mạo giấy tờ để đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi ngƣời có công, ngƣời khai man giấy tờ để đƣợc hƣởng thêm chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho ngƣời khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền lợi của ngƣời có công với cách mạng, ngƣời vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời lợi dụng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng để vi phạm pháp luật, tình trạng này diễn ra rất phức tạp và khá phổ biến, thậm chí có tổ chức và ngang nhiên.

Tình trạng này không đƣợc ngăn chặn kịp thời chính là do sự buông lỏng, coi nhẹ vai trò của Nhà nƣớc trong việc quản lý phối hợp kiểm tra, xử lý. Chính vì thế, trong quá trình tìm kiếm các giải pháp đổi mới công tác quản lý ngƣời có công với cách mạng phải hƣớng vào mục tiêu làm sao cho các đối tƣợng cũng nhƣ xã hội thực hiện nghiêm pháp luật ngƣời có công với cách mạng.

- Ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội phối hợp cùng với tổ chức đoàn thể và nhân dân giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ để thấy và phát hiện những sai phạm trong công tác ngƣời có công với cách mạng, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh làm ổn định tình hình, phát triển Kinh tế - Xã hội.

3.1.2. Đổi mới qui trình xét duyệt hồ sơ, phối hợp các ngành giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Trong điều kiện đất nƣớc ngày càng phát triển, chính sách đối với ngƣời có công củng đƣợc nâng lên và phải tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng

xứng đáng với công sức và sự hy sinh, mất mát cá nhân và gia đình ngƣời có công với cách mạng, trong 9 năm thực hiện Pháp lệnh ƣu đĩa đi vào cuộc sống chúng ta đã đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, hệ thống ƣu đãi vật chất cho ngƣời có công đƣợc xây dựng ban hành góp phần chăm lo tốt hơn cho gia đình thƣơng binh, gia đình liệt sỹ, ngƣời có công với cách mạng, tuy nhiên bên cạnh đó chính sách, qui định của Nhà nƣớc vẫn còn chồng chéo, yêu cầu về giấy tờ gốc hồ sơ thƣơng binh, bệnh binh, chất độc hóa học... còn rƣờm rà, nhiều đối tƣợng là ngƣời có công "thật" do mất hết giấy tờ chƣa đƣợc xem xét giải quyết, gia đình nuôi giấu cán bộ, hy sinh tài sản cho cách mạng vẫn chƣa đƣợc công nhận hết... gây nhiều khó khăn, bức xúc cho thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và ngƣời có công.

Vì vậy Đảng và Nhà nƣớc cần có những chính sách, qui định sát thực tiễn, chính sách "mỡ" hơn phù hợp với tình hình các địa phƣơng trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Quản lý Kinh tế (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)