Các nguyên nhân của những hạn chế về phát triển dịch vụ bancassurance tạ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 40 - 43)

VPBank

Mặc dù kết quả hoạt động bước đầu vẫn còn rất nhỏ so với kết quả chung của toàn thị trường bảo hiểm, tuy nhiên VPBank vẫn còn đạt được những giá trị vô hình thông qua việc đảm bảo an toàn về vốn cho các ngân hàng cũng như sự bảo vệ trực tiếp đem lại cho các khách hàng. Ngoài ra, các lợi ích này có thể thấy thông qua việc tăng tính tiện ích cho khách hàng, gián tiếp “đánh bóng” hình ảnh của doanh nghiệp, tăng khả năng quảng bá của sản phẩm và tạo tiền đề cho bước tiến lâu dài. Với những ý nghĩa đó, có thể kỳ vọng vào một tương lai khả quan của bancassurance tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào thực tế hoạt động và quy mô thị trường của VPBank thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn chưa thực sự khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng của mình, hoạt động bancassurance vẫn thể hiện một số tồn tại, khắc phục.

2.4.1 Nguyên nhân khách quan

- Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế dễ bị tác động bởi các yếu tố khủng hoảng. Sự biến động của nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm Việt Nam.

- Các quy định pháp lý trong lĩnh vực tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng ngày càng được hoàn thiện, các văn bản ngày càng giảm nhẹ các thủ tục hành chính, mở rộng quy định gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực bancassurance ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, chưa có văn bản cụ thể về việc phát triển kênh phân phối, phát triển sản phẩm, chia sẻ thông tin, quy định chất lượng nguồn nhân lực.

- Thiếu cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý bảo hiểm và cơ quan quản lý ngân hàng đối với hoạt động bancassurance, đặc biệt là các quy định pháp lý liên quan đến sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.

- Nhận định của người dân: sự thiếu tin tưởng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của khách hàng. Thói quen tiêu dùng và mua bảo hiểm chưa thực sự phổ biến trong người dân, việc tham gia bảo hiểm hiện chỉ tập trung ở một số thành thị có trình độ văn hóa và thu nhập cao so với vùng sâu vùng xa, hoặc vùng nông thôn.

- Cạnh tranh với các sản phẩm tài chính tại VPBank nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung. Việc xung đột về quyền lợi giữa yếu tố tiết kiệm ( của ngân hàng và DNBH ) và yếu tố bảo vệ ( nhân thọ và phi nhân thọ ) đã dẫn đến sự cạnh tranh nội bộ trong cùng một ngân hàng. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kênh phân phối bancassurance tại VPBank.

2.4.2 Nguyên nhân chủ quan

- Mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và DNBH vẫn chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến kết quả khai thác dịch vụ bancassurance tại VPBank chưa cao so với tiềm năng hiện có. Đồng thời hiện VPBank chỉ đang chú trọng vào lượng khách hàng cá nhân mà bỏ ngõ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đây vốn là nguồn khách hàng mang lại doanh thu lớn cho dịch vụ bancassurance của ngân hàng.

- Sản phẩm phân phối chưa đa dạng. Đối với lĩnh vực BHNT, chỉ mới tập trung vào yếu tố bảo vệ, trong khi doanh thu phí mới từ các dự án bancassurance dẫn đầu trên thị trường là sản phẩm đầu tư và tiết kiệm, hưu trí. Điều này ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng khách hàng và khai thác thêm nhu cầu của khách hàng sẵn có, làm hạn

chế về doanh thu phí bảo hiểm và thị phần bảo hiểm của VPBank.

- Hệ thống công nghệ thông tin và kết nối giữa hai bên chưa đồng bộ. Thông tin kinh doanh chưa công khai minh bạch. Điều này dẫn đến việc quản lý, theo dõi và giám sát quá trình kinh doanh bị gián đoạn, khó quản lý và xử lý rủi ro chậm hơn.

- Chất lượng phục vụ chưa cao. Tại mỗi đơn vị chỉ có một đến hai nhân viên của công ty BHNT trực tiếp hỗ trợ và khai thác khách hàng, còn nhân viên ngân hàng là người giới thiệu và chào bán sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng chỉ được học cơ bản về khái niệm, quy định chung mà không được đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ bán hàng của bancassurance bị hạn chế, dẫn đến việc tư vấn không đáp ứng đúng được nhu cầu khách hàng, làm giảm lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm. Chưa kể, nhân viên ngân hàng chịu rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau, bảo hiểm chỉ là một trong số các chỉ tiêu của họ, nên việc không quá tập trung trong việc bán bảo hiểm cũng là nguyên nhân tác động đến hiệu quả công tác bán hàng. Chất lượng tư vấn của nhân viên tư vấn kênh bancassurance khi tư vấn và phục vụ khách hàng sau bán hàng là thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm và của cơ quan chức năng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 dựa trên những phân tích về tình hình phát triển dịch vụ bancassurance tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam giai đoạn 2016-2019 về các chỉ tiêu: hoa hồng và doanh thu phí dịch vụ, số lượng sản phẩm phân phối, mạng lưới hoạt động, số lượng nhân sự cho thấy sự chú trọng đầu tư và tiềm năng phát triển dịch vụ bancassurance sẽ còn phát triển hơn nữa theo đúng xu hướng của thị trường. Dựa vào những phân tích trên để tác giả đưa ra những đánh giá về sự phát triển dịch vụ bancassurance tại VPBank, chỉ ra những điểm mà VPBank đạt được và những hạn chế về việc phát triển dịch vụ bancassurance, xem xét những nguyên nhân của hạn chế đó để VPBank có những định hướng, những giải pháp phát triển trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w