Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47 - 52)

- DNBH cần tạo niềm tin với đối tác trong hệ thống phân phối bancassurance Một trong những nguyên nhân khiến cho kênh phân phối bancassurance vẫn chưa đạt được kết quả cao là do phía ngân hàng. Một số ngân hàng chưa thực sự tin tưởng vào sự thành công của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng và cho rằng đó không phải là công việc của ngân hàng mà chỉ là việc riêng của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý và những nhân viên trực tiếp hoạt động bancassurance. Cán bộ quản lý và nhân viên thực hiện phải nhìn nhận hoạt động bancassurance như là một sự mở rộng đa dạng hóa tự nhiên như những dịch vụ đã cung cấp, thấy được lợi ích và tầm quan trọng của kênh phân phối này.

- Chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng, thực hiện đúng cam kết từ lãnh đạo hai bên.

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, một lợi ích to lớn mà bancassurance mang lại là khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng cho rằng việc bán bảo hiểm qua ngân hàng chỉ là việc riêng của doanh nghiệp bảo hiểm nên một số ngân hàng đã bảo mật cơ sở dữ liệu khách hàng

của mình, gây khó khăn trong việc khai thác khách hàng của hoạt động bancassurance. Vì vậy, phải có sự kết nối từ lãnh đạo hai bên, cần quy định cách thức hoạt động một cách rõ ràng, giải thích đầy đủ và thỏa thuận dưới hình thức văn bản.

- Đào tạo kiến thức về bảo hiểm cho các cán bộ ngân hàng

Ngân hàng VPBank và doanh nghiệp bảo hiểm cần phối hợp với nhau để xây dựng các chương trình đào tạo về nghiệp vụ bảo hiểm cho các cán bộ bán sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đào tạo nâng cao, đào tạo lại nghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp phân phối sản phẩm bảo hiểm. Đào tạo chuyên sâu cho một số cán bộ chủ chốt được chọn lọc, cán bộ cốt cán được chọn lọc từ mỗi đơn vị bán và chịu trách nhiệm tại đơn vị đang phụ trách. Xây dựng các chương trình bán hàng đặc biệt chuyên phục vụ cho một số đối tượng khách hàng đặc thù, như khách hàng doanh nghiệp, khách hàng ưu tiên Priority để gia tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng.

- Với lợi thế về thương hiệu, mạng lưới hoạt động, số lượng khách

hàng lớn và đa dạng, VPBank cần phối hợp với các DNBH nghiên cứu thêm những sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau. Đối với bảo hiểm nhân thọ cần bổ sung thêm dòng sản phẩm đầu tư dài hạn (liên kết đơn vị), dòng sản phẩm tiết kiệm giáo dục, dòng sản phẩm hưu trí. Kết hợp với AIA Việt Nam bổ sung thêm dòng sản phẩm đặc biệt dành riêng cho khách hàng cao cấp và những ưu đãi đặc biệt đi kèm. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, bổ sung thêm dòng sản phẩm chuyên về sức khỏe cao cấp toàn diện, chú trọng hơn về sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân dành riêng cho khách hàng của VPBank.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Phát triển bancassurance là một trong những hoạt động mang về nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng bên cạnh các sản phẩm tài chính khác. Chương 3 đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ bancassurance tại VPBank, đồng thời kiến nghị đến cơ quan quản lý nhằm phát triển kênh bancassurance ổn định và minh bạch.

Dựa trên cơ sở xem xét tình hình tổng quan về dịch vụ bancassurance ở chương 1, nhìn nhận thực trạng phát triển tại VPBank giai đoạn 2016 - 2019 ở chương 2, luận văn đã đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển bancassurance thuộc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Các giải pháp cần đặc biệt chú trọng và thực hiện gồm: (i) tạo niềm tin với đối tác, (ii) Chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng, (iii) Đào tạo kiến thức về bảo hiểm cho các cán bộ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện, thị trường bảo hiểm trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đem đến nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nền kinh tế, mang lại ý nghĩa thiết thực cho toàn xã hội.

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển dịch vụ bancassurance tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Thông qua việc hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ bancassurance, từ lịch sử hình thành và phát triển bancassurance đến việc quan sát kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ bancassurance tại một số ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam, dựa trên những chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bancassurance để qua đó có thể tìm ra nguyên nhân của các tồn tại cho VPBank trong thời gian đã qua. Dựa trên những phân tích về tình hình phát triển dịch vụ bancassurance tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam giai đoạn 2016-2019 về các tiêu chí: hoa hồng và doanh thu phí dịch vụ, số lượng sản phẩm phân phối, mạng lưới hoạt động, số lượng nhân sự cho thấy sự chú trọng đầu tư và tiềm năng phát triển dịch vụ bancassurance sẽ còn tăng tốc hơn nữa theo đúng xu hướng của thị trường. Những phân tích trên cho thấy những ưu điểm mà VPBank đã đạt được nhưng cũng còn những hạn chế mà VPBank cần khắc phục, chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế đó để VPBank có thể phát triển tốt hơn dịch vụ bancassurance trong mảng dịch vụ tài chính của ngân hàng.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bancassurance tại VPBank về tổ chức, con người, marketing, sản phẩm và công nghệ. Bên cạnh đó cần có sự kết hợp toàn diện giữa các chủ thể: ngân hàng - doanh nghiệp bảo hiểm - Chính Phủ để có thể phát triển dịch vụ bancassurance ngày càng chất lượng và tương xứng với nguồn lực của thị trường tài chính Việt Nam.

Tuy nhiên do hạn chế trong việc thu thập số liệu nên đề tài chưa thực sự so sánh được các chỉ tiêu như thị phần, doanh thu từng mảng đóng góp (nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe) dịch vụ bancassurance tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tác giả hiểu rằng những nội dung trên còn nhiều điểm cần hoàn thiện và chú trọng hơn, là điểm thiếu sót của đề tài và cần khắc phục trong những nghiên cứu sau.

đối tác chiến lược 15 năm đánh dấu bước ngoặt trong phát triển kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng, truy cập ngày 25 tháng 07 năm 2020 từ

http s://www .vib .com.vn/wps/portal/about/tintuc/news- list/chitiet/! ut/p/z0/fcxND4IwDAbgX8Ox2UhQuSIa8StcdRdTcYHK7 ETG1H_v0LuXN23z9BVKHIRi9FSjI8town5U09M2TfO4LOWuLPa pzJbzRZEkq7XMZ2Ij1H8QGujadSoTqrLs9MuJg6czeP1NjmSPwPrZR3 I8_KYbmTiS98dw0ewIDXj SDhhv4AOukaFBrqEbbAV Ow_jYvqE NxjUWQwyBXCyBwwqqhjSDGW08GUvEvVXHD7fJqOk!/

20. VIB (2020), Báo cáo thường niên, truy cập ngày 25 tháng 07 năm 2020 từ https://www.vib.com.vn/wps/portal/vn/nha-dau-tu/bao-cao-

thuong-nien

21. VPBank (2020), VPBank “lọf top 100 ngân hàng bán lẻ châu Ả - Thái Bình Dương, truy cập ngày 25 tháng 07 năm 2020 từ

https://tuyendung.vpbank.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-noi-bo/vpbank-lot-top- 100-ngan-hang-ban-le-chau-a-thai-binh-duong.35a5315d/vi

22. WTO (1994), Hiệp định chung số 203/WTO/VB về thương mại Dịch vụ - GATS.

Tiếng Anh

23. Bente and Ghilimei (2008), Bancassurance Concept from the Perspective of Montenegrin Market, Tuzla, Bosnia and Herzegovina 24. Zurich (2007), Bancassurance: emerging trends, opportunities and

challenges, Zurich, Switzerland.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w