(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)
Tại NHCSXH cấp huyện có Giám đốc và một hoặc hai Phó giám đốc giúp việc. Giám đốc trực tiếp thực hiện công tác tự kiểm tra. Nhiệm vụ của các cán bộ trong Tổ kế hoạch nghiệp vụ hay Tổ kế toán ngân quỹ cũng được qui định rõ ràng dựa trên yêu cầu công tác của tổ cũng như năng lực chuyên
môn của từng cá nhân. Mặc dù đa số các đơn vị cấp huyện chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác KTNB nhưng nhờ sự phân công công việc cụ thể đã hỗ trợ cho việc tự kiểm tra, giám sát được dễ dàng. Tuy nhiên, do qui mô hoạt động tại NHCSXH cấp huyện tăng nhanh cho nên một số cán bộ phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn dẫn đến việc tự kiểm tra chưa được chặt chẽ, kỹ càng nên tồn tại, sai sót vẫn phát sinh lặp lại phải điều chỉnh.
Từng cán bộ, cũng như từng phòng ban đều được Giám đốc phân công chức năng nhiệm vụ. Từng phòng ban đều có trưởng, phó phòng. Việc các cán bộ và phòng ban thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao đã tạo cho hoạt động nghiệp vụ được chính xác, kiểm soát cũng sẽ thuận lợi hơn. Việc tuyển dụng của NHCSXH được thực hiện đúng theo quy định, các cán bộ mới tuyển dụng đều có năng lực và trình độ phù hợp với nhu cầu công việc. Triết lý, quan điểm hoạt động của NHCSXH đều được truyền tải đầy đủ đến với toàn thể cán bộ viên chức, người lao động ngay từ khi tuyển dụng. Một người cán bộ NHCSXH đòi h i phải có một đạo đức trong sáng, làm việc minh bạch, trung thực, không tư lợi bản thân, không lợi dụng quyền hạn để chiếm dụng, làm thất thoát nguồn vốn tín dụng chính sách. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động vẫn có các cán bộ biến chất, lợi dụng các sở hở về quy trình, nghiệp vụ, lợi dụng các mối quan hệ của bản thân với địa phương để chiếm dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Đây là một trong các rủi ro mà NHCSXH phải đối mặt trong việc quản lý nguồn vốn. Việc thiếu hụt kinh nghiệm của các cán bộ trẻ, việc khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin của các cán bộ cao tuổi là một trong những khó khăn trong việc triển khai hoạt động của đơn vị cũng như công tác kiểm tra và tự kiểm tra. Hiện nay, nhân sự làm công tác KTNB tại một số đơn vị bố trí chưa tương xứng với khối lượng và độ phức tạp của
công việc được giao, còn hạn chế và yếu về năng lực, kinh nghiệm kiểm tra nên việc tham mưu, xử lý công việc còn nhiều khó khăn. Còn nhiều cán bộ thiếu kiến thức pháp luật, kinh nghiệm, trình độ tin học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian kiểm tra; công tác tự kiểm tra còn chưa phát hiện được tồn tại, sai sót, hạn chế, chưa khai thác đầy đủ các thông tin cảnh báo trên hệ thống thông tin báo cáo để kịp thời tham mưu Ban lãnh đạo chỉ đạo khắc phục, chỉnh sửa kịp thời.
Ngoài những yếu tố bên trong của Môi trường kiểm soát thì môi trường bên ngoài cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kiểm soát của NHCSXH. Về cơ bản hoạt động của NHCSXH nói riêng và tín dụng chính sách nói chung là một công cụ hữu hiệu của Chính phủ để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu được Đảng, Chính phủ, Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện tối đa về nguồn vốn, về chính sách. Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho NHCSXH huy động được thêm rất nhiều nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách các địa phương góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên khách hàng của NHCSXH đa phần là những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, nguồn thu nhập thấp, trình độ không cao, là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra biến động kinh tế, xã hội. Điều đó khiến NHCSXH phải đối mặt với những thách thức trong việc kiểm soát nguồn vốn và hạn chế rủi ro.
2.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Nam
Trong mọi hoạt động quy trình nghiệp vụ, NHCSXH đều có công tác kiểm soát để nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ. Là Ngân hàng được thành lập để thực hiện mục tiêu chính sách của Chính phủ, tự chủ về tài
chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; được bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc b ằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, được đảm bảo khả năng thanh toán. Do đó rủi ro chính mà NHCSXH chịu tác động là rủi ro tín dụng, rủi ro nguồn vốn, rủi ro công nghệ, rủi ro con người...
Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Có một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHCSXH.
Nguyên nhân chủ quan, do ngân hàng và các tổ chức Chính trị xã hội ủy thác đánh giá sai năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của người vay do không thu thập đầy đủ thông tin về hoạt động và mục đích của người vay. Ngoài ra đôi lúc việc triển khai cho vay chạy theo kế hoạch và doanh số mà không chú trọng đến chất lượng và an toàn vốn vay, buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn, không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng, quá tin tưởng vào vật thế chấp, coi đó là tiêu chuẩn số một khi xem xét cho vay. Khi đã có thế chấp, cán bộ tín dụng thường có tư tưởng chủ quan không giám sát chặt chẽ gây nên rủi ro trong trường hợp khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc tài sản thế chấp bị giảm giá do biến động thị trường.
Nguyên nhân khách quan, do khách hàng có ý thức trả nợ kém, sử dụng vốn vay sai mục đích khiến hiệu quả phát triển kinh tế không cao, dễ xảy ra thua lỗ. Hoặc xảy ra các biến động gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh như thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế... Đặc biệt, đối tượng khách hàng của NHCSXH rất dễ chịu ảnh hưởng của các tác động này.
tín dụng phải phối hợp chặt chẽ cùng với các Tổ chức Chính trị - xã hội và chính quyền địa phương để thực hiện mục tiêu này. Trước khi giải ngân, cán bộ tín dụng cần rà soát kỹ hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, hạn mức, mục đích, đối tượng và tiêu chuẩn cho vay; kiểm tra thông tin khách hàng trên hệ thống để xác minh tránh vay trùng lặp. Sau cho vay, ngoài việc giám sát các tổ chức Chính trị xã hội thực hiện công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi diễn biến hoạt động của các khách hàng trên các báo cáo hệ thống và ứng dụng giám sát từ xa. Từ đó xác định các khách hàng, các món vay có nguy cơ rủi ro như không nộp lãi trong 2 tháng liền nhau, không gửi tiền gửi tiết kiệm tổ, món vay sắp đến hạn trả gốc. Định kỳ hàng tháng, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xã sẽ tổ chức họp giao ban với các Tổ chức Chính trị - xã hội cấp xã và đại diện chính quyền xã vào ngày giao dịch xã cố định về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Nội dung cuộc họp giao ban được quy định tại văn bản số 4030/NHCS-TDNN ngày 10/12/2014 về hướng dẫn Tổ chức hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn; cụ thể:
"Nội dung cần tập trung vào các vấn đề chính: (1) Thông báo, hướng dẫn chính sách, nghiệp vụ mới (nếu có); (2) Đánh giá những khó khăn, tồn tại và thống nhất giải pháp khắc phục. Trong đó tập trung vào kết quả xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ bị tham ô, chiếm dụng, nợ bị rủi ro, vốn tín dụng chưa giải ngân, lãi tồn đọng, Tổ TK&VV yếu kém và các tồn tại trong việc thực hiện ủy nhiệm và ủy thác”.
Kết quả kiểm tra là cơ sở để qua đó để trao đổi thông tin, tình hình khách hàng cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, đề xuất kế hoạch thu nợ, thu lãi và kiểm tra định kỳ và đột xuất các hộ vay. Trường hợp xác định được các món vay có rủi ro như khách hàng chây ỳ không trả nợ, khách hàng gặp khó khăn về tài chính hoặc gặp thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại
khiến không trả được nợ, lãi thì cán bộ tín dụng phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức Chính trị - xã hội trực tiếp xuống hộ vay để đôn đốc và xác định phương án giải quyết.
Rủi ro nguồn vốn thường xảy ra dưới hai hình thức: rủi ro thiếu vốn và rủi ro thừa vốn. Rủi ro do thừa vốn xảy ra khi nguồn vốn huy động của ngân hàng bị ứ đọng có nghĩa là ngân hàng không cho vay ra được hoặc không sử dụng hết, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền, chi các chi phí nghiệp vụ, các chi phí quản lý. Nếu không khắc phục tình trạng này thì đến một chừng mực nào đó, mức độ thua lỗ lớn s ẽ dẫn đến việc đóng cửa ngân hàng. Rủi ro do thiếu vốn: xảy ra khi Ngân hàng thiếu vốn trong thanh toán, không thể thanh toán cho khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền.Điều này không chỉ khiến cho hoạt động của ngân hàng bị xáo trộn, mà khả năng cao nhất có thể xảy ra đó là tuyên bố mất khả năng thanh toán và phá sản. Do đặc thù của NHCSXH được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán nên NHCSXH chỉ phải chịu rủi ro thừa vốn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tồn đọng vốn tại NHCSXH là do hết đối tượng vay vốn theo từng chương trình cho vay cụ thể, khiến cho nguồn vốn không thể giải ngân và trong ngắn hạn cũng không thể chuyển đối sang cho vay chương trình khác, đối tượng vay khác. Cốt lõi của vấn đề chủ yếu nằm ở công tác rà soát đối tượng, xây dựng kế hoạch hàng năm của từng địa phương. Việc rà soát không chính xác s ẽ gây nên hiện tượng hết đối tượng để cho vay của từng chương trình. Ví dụ việc rà soát Hộ nghèo có nhu cầu tại địa phương thực hiện không chính xác, lượng hộ nghèo thực sự có nhu cầu vay vốn thấp hơn nhiều so với kế hoạch mà địa phương đã xây dựng từ đầu năm, dẫn đến việc nguồn vốn cho vay Hộ nghèo sau khi giải ngân đến hết các đối tượng có nhu cầu bị tồn đọng. Việc điều chỉnh nguồn vốn Hộ nghèo sang cho vay các đối tượng khác như Hộ cận nghèo, Hộ mới thoát nghèo cần có thời gian trình các cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Do đó trong ngắn hạn gây lãng phí nguồn vốn, tăng áp lực cho ngân sách nhà nuớc trong việc cấp bù chi phí quản lý cho NHCSXH và khiến cho nguồn vốn tín dụng chính sách đuợc sử dụng kém hiệu quả.
Quy trình xây dựng kế hoạch tín dụng đuợc quy định tại quyết định 86/QĐ-NHCS về việc ban hành Quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống NHCSXH. Cụ thể:
Tại NHCSXH cấp huyện: cán bộ tín dụng đuợc phân công theo dõi địa bàn xã tham muu cho UBND xã xác định nhu cầu vay vốn của các đối tuợng thụ huởng tín dụng chính sách của xã đuợc phân công theo dõi, chi tiết đến từng thôn
Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, NHCSXH cấp huyện phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện xây dựng kế hoạch tín dụng của huyện trình Truởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện phê duyệt gửi NHCSXH cấp tỉnh truớc ngày 10 tháng 7 hàng năm.
Tại NHCSXH cấp tỉnh: Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp huyện, NHCSXH cấp tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tín dụng của chi nhánh trình Truởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh phê
duyệt, gửi NHCSXH cấp trung uơng truớc ngày 25 tháng 7 hàng năm.
Tại Sở giao dịch: Xây dựng kế hoạch tín dụng gửi NHCSXH cấp trung uơng truớc ngày 25 tháng 7 hàng năm.
Tại NHCSXH cấp trung ương: Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp tỉnh và vốn các chuơng trình tín dụng, NHCSXH cấp trung uơng xây dựng kế hoạch tín dụng toàn hệ thống, bảo vệ kế hoạch tín dụng với Bộ Kế hoạch và Đầu tu, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Hoàn thiện kế hoạch tín dụng, báo cáo Hội đồng quản trị NHCSXH phê duyệt để trình Thủ tuớng Chính phủ.
Để không xảy ra nguy cơ thừa vốn thì ngay từ khi rà soát kế hoạch vốn năm kế tiếp cán bộ địa bàn phải phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền xã, căn cứ vào kết quả rà soát các đối tượng Hộ nghèo, cận nghèo của địa phương trực tiếp tham gia các cuộc họp Tổ TK&VV để nắm bắt, tổng hợp nhu cầu vay vốn của các hộ dân trong địa bàn. Từ đó đảm bảo tính chính xác của kế hoạch vốn gửi cho các cấp cao hơn lập kế hoạch cho toàn hệ thống. Ngoài ra tại Hội sở chính, đầu mối là Ban Kế hoạch nguồn vốn phải hàng ngày theo dõi sát sao việc giải ngân vốn của các tỉnh để kịp thời nắm bắt tình hình, chủ động trình Tổng Giám đốc luân chuyển các nguồn vốn tồn đọng không giải ngân được từ các tỉnh thừa vốn sang các tỉnh vẫn còn nhu cầu giải ngân vốn.
Rủi ro công nghệ thường xảy ra trong trường hợp Ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào phát triển công nghệ nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao, không tiết kiệm chi phí cho ngân hàng theo như mong muốn. Hoặc, hệ thống công nghệ bị trục trặc làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây ra những tổn thất nhất định. Với số lượng khách hàng và số lượng món vay của NHCSXH ngày một lớn thì việc hệ thống Công nghệ thông tin càng trở nên quan trọng. Trong thời gian qua, hệ thống Công nghệ thông tin tại NHCSXH đã được đầu tư phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên so với các Ngân hàng Thương mại thì vẫn còn khá lạc hậu. Việc xảy ra các rủi ro hệ thống như trục trặc, mất dữ liệu, hacker,... sẽ khiến cho hoạt động của NHCSXH bị ảnh hưởng vô cùng lớn.
Việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đòi hỏ i một nguồn lực đầu tư vô cùng lớn. Do đó để đảm bảo hoạt động an toàn với hệ thống hiện tại đòi hỏ i Trung tâm công nghệ thông tin phải có biện pháp kiểm soát các rủi ro này, hạn chế tối đa việc xảy ra các rủi ro và giảm thiểu tối đa các thiệt hại. Cuối mỗi ngày giao dịch, Trung tâm Công nghệ thông tin luôn bố trí cán bộ trực
cuối ngày để xử lý các lỗi phát sinh trong toàn hệ thống, sau đó thực hiện sao luu dữ liệu sang hệ thống máy chủ dự phòng để đảm bảo an toàn cho nguồn dữ liệu. Ngoài ra việc cập nhật hệ điều hành, cập nhật các phiên bản mới của