PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 39)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đánh giá được thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp, trường hợp Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến như: Phương pháp phân tích định tính và định lượng, tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo tài chính có sẵn từ năm 2011 đến năm 2014 tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và một số phương pháp khác như: so sánh, đánh giá, và dự báo…

- Nguồn số liệu sẽ được sử dụng: Số liệu thực tế, số liệu thống kê tình hình quản lý tài chính tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

- Nguồn thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được qua sách báo, tạp chí, bài giảng, niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công… đã được công bố và tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu

Số liệu đã công bố chính thức tại các cơ quan, tổ chức, cơ quan lưu trữ, các công trình nghiên cứu, các tạp chí, Internet… được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập

+ Dữ liệu sơ cấp: từ quá trình làm việc tại đơn vị và báo cáo tài chính đã được kiểm toán của đơn vị.

- Cách thức thu thập dữ liệu: Thông qua nghiệp vụ chuyên môn kế toán và công tác quản lý tài chính, gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ chuyên môn, Ban lãnh đạo Quỹ, qua đó phát hiện những vấn đề nảy sinh và phác thảo những nét cơ bản về thực trạng quản lý tài chính tại Quỹ Phát triển

rãi nên kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn để tìm kiếm từ các website và chắt lọc thông tin từ các văn bản như báo cáo tổng kết chuyên ngành.

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:

- Nguồn thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các năm 2011, năm 2013, năm 2015 của Quỹ và được công bố với toàn bộ nhân viên.

- Cách thu thập dữ liệu: báo cáo tài chính của đơn vị hàng năm được tổng hợp và được các cơ quan cấp trên xác nhận.

2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu:

Để xử lý số liệu trong đề tài này sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau:

- Kiểm chứng thông tin số liệu: Sau khi thông tin được thu thập về, thực hiện kiểm chứng lại thông qua việc “ làm sạch” thông tin, hiệu đính những thông tin không đáng tin cậy.

- Số liệu điều tra được xây dựng thành hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá.

- Các số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Microsoft Excel để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình. Căn cứ tình hình xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích

2.4 Cơ sở lý thuyết:

Dựa vào các sách, các bài giảng, các công trình nghiên cứu liên quan để tìm hiểu những vấn đề về cơ sử lý luận như: khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và phương pháp phân tích các chỉ tiêu.

2.5 Phƣơng pháp trình bày dữ liệu: - Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phương pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ

tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo các hướng khác nhau như: theo yếu tố cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tổng thể cũng như xem xét độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng yếu tố.

Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo yếu tố cấu thành giúp các nhà quản lý đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng yếu tố, các nhà quản lý sẽ có những quyết định kịp thời, sát thực với tình hình cụ thể để chỉ đạo sát sao cũng như giải quyết các tình huống phát sinh.

Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến Luận vănnghiên cứu, bao gồm các văn bản ph áp luật của nhà nước và các văn b ản hướng dẫn thi hành.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích.

Để áp dụng phương pháp so sánh và phân tích, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

Tác giả sử dụng phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các năm như: so sánh nguồn thu của đơn vị qua các năm, so sánh cơ cấu thu, chi giữa nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu ngoài ngân sách, sự biến đối về quy mô nguồn thu, về cơ cấu nguồn thu, cơ cấu chi qua

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

3.1 Đặc điểm, tổ chức, hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của đơn vị nghệ Quốc gia ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của đơn vị

3.1.1. Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ của Quỹ

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là National Foundtion for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED

3.1.2. Đặc điểm về hoạt động của Quỹ

- Tiếp nhận các nguồn kinh phí của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài, Tổ chức thực hiện tài trợ, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay, hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, cấp kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý.

- Công bố các định hướng ưu tiên, nội dung, yêu cầu và thể thức cụ thể để mọi tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề nghị Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay và hỗ trợ.

- Tổ chức việc xét chọn và thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia để Quỹ tài trợ,, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay và hỗ trợ.

- Kiểm tra, đánh giá về nội dung chuyên môn và tình hình thực hiện tài chính của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia được Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay và hỗ trợ

- Tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ

Đánh giá kết quả, hiệu quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia do Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay và hỗ trợ.

- Đình chỉ hoặc trình cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc tài trợ, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay, hỗ trợ cấp kinh phí hoặc thu hồi kinh phí đã tài trợ, cho vay, cấp phát, từ chối trả nợ thay khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sử dụng kinh phí của Quỹ và các quy định pháp luật có liên quan.

- Nhận ủy thác tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức,cá nhân

- Giải quyết kiếu nại, tổ cáo, kiến nghị liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật.

- Quản lý,sử dụng kinh phí, tài sản của Nhà nước giao và các nguồn lực khác theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức và cán bộ của Quỹ theo quy định của pháp luật.

- Ban hành Quy chế hoạt động và các quy định khác phục vụ cho hoạt động của Quỹ.

- Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ.

3.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Quỹ

Bộ máy quản lý và điều hành Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý Quỹ; Cơ quan điều hành Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ. Quỹ thành lập các Hội đồng khoa học để tư vấn cho Quỹ trong việc đánh giá xét chọn, đánh giá nghiệm thu các đề tài do Quỹ tài trợ và tư vấn về các vấn đề định hướng nghiên cứu, nâng cao chất lượng nghiên cứu, đổi mới cơ chế quản lý, các vấn đề về xây dựng và phát triển Quỹ.

3.1.3.1. Hội đồng quản lý Quỹ

Hội đồng quản lý Quỹ là Cơ quan ra quyết định về phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ, phê duyệt các báo cáo liên quan đến hoạt động của Quỹ và ban hành theo thẩm quyền các quy định cần thiết của Quỹ. Thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ là các nhà khoa học, nhà quản lý hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. Theo quy định tại Nghị định 23/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, Hội đồng quản Quỹ lý gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Hội đồng có 7 hoặc 9 thành viên là các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp có uy tín, có trình độ, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm.Tuy nhiên, trong thực tế tại nhiệm kỳ I (2008-2013) Hội đồng quản lý của Quỹ gồm 7 thành viên do nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến làm chủ tịch và nhiệm kỳ II (2014-2019) Hội đồng gồm 6 thành viên, do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh làm Chủ tịch.

3.1.3.2. Cơ quan điều hành Quỹ

Cơ quan điều hành Quỹ là đơn vị chuyên trách, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và hoạt động của Quỹ theo các quyết định và chỉ đạo của Hội đồng quản lý Quỹ. Cơ quan điều hành Quỹ gồm Giám đốc Quỹ, các phó Giám đốc Quỹ, Các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ và các văn phòng đại diện. Cơ quan điều hành Quỹ cũng thực hiện việc nghiên cứu, đề xuất chính sách,

cơ chế hoạt động và kế hoạch phát triển của Quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. Để đáp ứng nhu cầu công việc, số lượng cán bộ Quỹ tăng lên theo từng năm (hình 1). Đến cuối năm 2014, Cơ quan điều hành Quỹ hiện có 45 cán bộ trong đó có 3 tiến sỹ, 9 thạc sỹ và 33 cán bộ có trình độ đại học. Lãnh đạo của Cơ quan điều hành Quỹ gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.

Hình 3.1. Số lƣợng cán bộ Cơ quan Điều hành Quỹ theo từng năm

3.1.3.3. Ban kiểm soát của Quỹ

Ban kiểm soát của Quỹ có nhiệm vụ kiểm tra và báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình thực hiện Điều lệ của Quỹ, các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; Xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Quỹ. Ban Kiểm soát Quỹ có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thành viên Ban kiểm soát Quỹ không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ, Phó giám đốc Quỹ. Thành viên Ban kiểm soát Quỹ phải là những người có trình độ chuyên môn, am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng và pháp luật, hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. Ban kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua. Đến tháng 1/2013, Hồi Đồng Quản lý Quỹ đã ký Quyết định thành lập Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó trưởng ban kiểm soát là Lãnh đạo Vụ Pháp chế bộ, 02 thành viên là

3.1.3.4. Hội đồng khoa học

Hội đồng khoa học và công nghệ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của giám đốc Quỹ để tư vấn đánh giá xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh kinh phí vay, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ, xác định hướng nghiên cứu và các vấn đề lên quan khác.Việc đánh giá chất lượng của các đề tài do Quỹ tài trợ (đặc biệt là các đề tài nghiên cứu cơ bản) được thực hiện thông qua các Hội đồng Khoa học ngành. Các Hội đồng khoa học được phân chia theo các lĩnh vực tài trợ và hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm. Thành viên của Hội đồng khoa học là các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc, có uy tín, được lựa chọn từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên cả nước. Bên cạnh việc tư vấn đánh giá chất lượng nghiên cứu, các Hội đồng khoa học ngành còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các định hướng ưu tiên tài trợ của ngành cũng như đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy định tài trợ của Quỹ.

Hiện nay, Quỹ có 7 Hội đồng khoa học trong khoa học tự nhiên (Toán học, tin học, vật lý, hóa học, khoa học trái đất, khoa học sự sống) và 8 Hội đồng trong khoa học xã hội và nhân văn (Triết học, tôn giáo học, xã hội học, chính trị học; Kinh tế học; Luật học; Sử học, khảo cổ học, dân tộc học; Khu vực học, quốc tế học; Tâm lý học, giáo dục học; Văn học, ngôn ngữ học; Văn hóa học, nghiên cứu nghệ thuật, báo chí, truyền thông...). Ngoài ra, đối với các đề tài liên ngành, đề tài phát triển công nghệ, Đề tài độc lập Quỹ sẽ thành lập các Hội đồng khoa học riêng, có chuyên môn phù hợp, để đánh giá.

Với cơ cấu tổ chức nêu trên của Quỹ tạo nên một bộ máy hoàn chỉnh, có thể chủ động xây dựng cơ chế và tổ chức, thực hiện các hoạt động tài trợ, hỗ trợ một cách đầy đủ và hiệu quả theo chức năng nhiệm

3.1.4. Đặc điểm về địa bàn hoạt động:

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia hiện nay tài trợ cho các đề tài NCCB, định hướng ứng dụng cho các nhà khoa học giảng dạy tại các trường Đại học hàng đầu và các nhà khoa học ở các Viện nghiên cứu trên khắp cả nước như Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, …và thiết lập quan hệ ngoại giao đồng tài trợ các đề tài song

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)