Tiền công nhà khoa học thực hiện đề tài từ 1/7/2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 57)

STT Chức danh đề tài Hệ số chức danh (S1) Hệ số chất xám (S2) Mức lương tối thiểu từ 1/7/2013 (E) Thành tiền (1.000đồng) (T) 1 Chủ nhiệm đề tài 6,92 2,5 1.150 19.895 2 Thành viên nghiên cứu

chủ chốt; thư ký KH 5,42 2,0

1.150 12.466

3 Nghiên cứu sinh 3,66 1,5 1.150 6.313

Phương thức lập dự toán kinh phí tại Quyết định số 14/2008/QĐ- BKHCN ngày 22/12/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ theo hướng khoán chi đến sản phẩm cuối cùng được cộng đồng khoa học hưởng ứng ủng hộ bởi một số ưu điểm như sau:

+ Các nhà khoa học được trả công một cách xứng đáng theo kết quả và chất lượng nghiên cứu đạt được: Công lao động khoa học được xác định dựa trên trình độ, năng lực chuyên môn và khối lượng, trách nhiệm tham gia thực hiện đề tài của từng cán bộ nghiên cứu: Định mức tiền công/tháng xác định theo mỗi chức danh tham gia đề tài: Định mức tiền công/tháng như trên đã được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá là phù hợp (mặc dù không cao nếu so với tiền lương trong doanh nghiệp) trong bối cảnh kinh tế đất nước còn khó khăn đã ghi nhận được trình độ, năng lực của các nhà khoa học (có sự phân biệt rõ trình độ giữa các thành viên nghiên cứu). Chủ nhiệm đề tài có hệ số tiền công lao động cao nhất đồng nghĩa với việc là người đề xuất ý tưởng nghiên cứu và trực tiếp điều phối công việc nghiên cứu, phải là tác giả chính của kết quả đề tài và kết quả phải được xã hội hóa – công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, riêng đối với khoa học tự nhiên thì bắt buộc phải công bố quốc tế (ISI).

+ Tiết tiết kiệm được chi cho ngân sách Nhà nước: Về nguyên tắc Quỹ không tài trợ mua sắm thiết bị mà chỉ xem xét tài trợ việc mua dụng cụ quy mô nhỏ (dưới 30 triệu); và không hỗ trợ đoàn ra gồm đi thực tập, hợp tác nghiên cứu, đi tham dự hội nghị hội thảo (Đoàn ra không nằm trong dự toán đề tài mà được Quỹ xem xét tài trợ theo quy định riêng với chất lượng cao hơn như nhà khoa học đi dự hội thảo phải được Ban tổ chức mời tham dự và trình bày báo cáo khoa học (oral presention) tại hội nghị với mức kinh phí tối đa 50 triệu đồng/người; Đối với nhà khoa học đi thực tập nghiên cứu ngắn hạn (dưới 6 tháng) nhờ đó đã tiết kiệm được đáng kể chi phí nghiên cứu.

Thực tế những năm qua cho thấy trung bình 1 đề tài NCCB (gồm cả tự nhiên và xã hội) được phê duyệt năm 2011 là 692 triệu và năm 2012 là 715 triệu thấp hơn trung bình 1 đề tài cấp nhà nước được dự toán theo thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN (trung bình từ 2 – 4 tỷ đồng). Trong số 129 đề tài được phê duyệt vào năm 2009 và nghiệm thu vào năm 2011 thì chỉ có 30 lượt người thuộc 30 đề tài được tài trợ kinh phí tham dự Hội nghị quốc tế và thực tập nghiên cứu ngắn hạn với tổng kinh phí là 1.072 triệu đồng, như vậy, trung bình 1 đề tài có hơn 0,2 lượt người đi nước ngoài với kinh phí trung bình là 8,3 triệu đồng/1 đề tài so với 1 đề tài cấp nhà nước thường có 4-5 lượt người ra nước ngoài với kinh phí trung bình từ 200-400 triệu đồng/1 đề tài.

Trong các năm 2011 và 2012 mỗi đề tài do Quỹ tài trợ có khoảng 0,4 người đi dự hội nghị và thực tập nghiên cứu (gồm cả nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi không thực hiện đề tài của Quỹ)

+ Quản lý hiệu quả kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học, đổi mới theo hướng minh bạch, thực tế và theo sát các chuẩn mực quốc tế:

Trung bình một đề tài NCCB trong KHTN được phê duyệt năm 2009 do Quỹ tài trợ là 423 triệu đồng/2 bài báo ISI, năm 2010 là 498 triệu đồng/2 bài báo ISI, năm 2011 là 928 triệu đồng/3 bài báo ISI cho thấy kinh phí đề tài gắn với sản phẩm rất rõ ràng và đạt tiêu chuẩn quốc tế

Năng lực và thành viên tham gia đề tài là một trong những tiêu chí xét chọn đề tài phải có chuyên môn, trình độ đáp ứng để đề tài có khả năng công bố quốc tế. Kinh phí chi trả tiền công cho mỗi thành viên được xác định theo chức danh và thời gian làm việc thực tế của mỗi người cho đề tài: Mức độ tham gia và tiền công mỗi thành viên được hưởng được thể hiện rất rõ tại thuyết minh đề cương, tạo ra sự rõ ràng và minh bạch. Sản phẩm nghiên cứu do các thành viên đề tài tạo ra không phải là “các báo cáo chuyên đề” mà là

học chuyên ngành trong nước, đào tạo – khẳng định được rõ ràng tính mới, tính sáng tạo của đề tài đạt chuẩn mực quốc tế và đi vào thực chất. Sản phẩm của đề tài không những được tham khảo, trích dẫn kết quả nghiên cứu, được các chuyên gia phản biện trước khi đăng bài mà sau khi đăng bài, các nhà khoa học cùng ngành cũng có thể phản biện, bình luận.

+ Thủ tục đơn giản, minh bạch: Với việc quy định tiền công lao động được tính trên số người tham gia và thời gian làm việc và mỗi đề tài có không quá 7 người tham gia và thời gian thực hiện trong không quá 36 tháng từ đó dễ dàng xác định được tổng kinh phí tối đa, số tiền dự kiến chi trả cho thành viên rõ ràng giúp cho công tác quản lý, giám sát việc chi trả chi phí nhân công lao động khoa học được thuận tiện và minh bạch. Ngoài ra, việc lập dự toán theo hình thức này cũng rất thuận tiện cho việc lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí cũng trở nên đơn giản và thực tế hơn (so với việc chẻ nhỏ nội dung nghiên cứu theo các chuyên đề như thực hiện theo thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN).

Sau hơn 5 năm thực hiện, phương thức lập dự toán kinh phí đề tài NCCB theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BKHCN ngày 22/12/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ đã được cộng đồng khoa học đánh giá là đổi mới cơ chế tài chính theo hướng phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn, đánh giá đúng giá trị của lao động chất xám, trọng dụng các cán bộ khoa học và công nghệ, tiết kiệm chi cho Ngân sách, thủ tục đơn giản và minh bạch, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu. Cơ chế tài chính của Quỹ đã được tổng kết, đánh giá và đưa vào Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 để mở rộng áp dụng đối với việc tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (tại khoản 2, Điều 53 của Luật).

3.2.3.2.3 Phương thức tài trợ kinh phí đối với các các hoạt động tài trợ, hỗ trợ khác của Quỹ. hỗ trợ khác của Quỹ.

- Phương thức tài trợ đối với các nhiệm vụ đột xuất phát sinh, đề tài có triển vọng: Kinh phí thực hiện đề tài được lấy từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Quỹ và các nguồn kinh phí khác (nếu có); Dự toán, định mức chi đối với đề tài được áp dụng như với dự toán và định mức chi đối với đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước do Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN); Thời gian thực hiện đề tài không quá 02 năm. Đối với nghiên cứu có triển vọng nhưng có tính rủi ro, đòi hỏi quá trình nghiên cứu lâu dài, liên tục, có thể thực hiện theo nhiều giai đoạn. Việc quyết định thực hiện giai đoạn sau được căn cứ vào kết quả thực hiện của giai đoạn trước đó.

Việc giao cho Quỹ thực hiện tài trợ kinh phí thực hiện các đề tài đột xuất phát sinh, đề tài triển vọng bên cạnh hoạt động tài trợ của Vụ Khoa học và công nghệ địa phương của Bộ Khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu tài trợ nghiên cứu đối với những đề tài có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn kinh phí có tiêu chí khác biệt so với các chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, việc đánh giá, xét chọn đề tài được thực hiện ngay khi có đặt hàng/đề xuất nên có thể giúp triển khai nghiên cứu kịp thời các vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, đây là điều mà các chương trình tài trợ nghiên cứu thường niên chưa thể thực hiện được.

Quỹ đã xây dựng được quy định hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức thực hiện đề tài, kèm theo các mẫu biểu cần thiết để các nhà khoa học có thể tự đề xuất tài trợ hoặc xây đề xuất tài trợ theo đặt hàng của Nhà nước và các quy định tạo cơ sở pháp lý để thực hiện việc đánh giá và phê duyệt kinh phí cũng như đánh giá kết quả thực hiện đề tài đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan

trọng về khoa học và thực tiễn và đề tài khoa học và công nghệ có triển vọng nhưng có tính rủi ro, đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

- Phương thức hỗ trợ tài chính trong hoạt động hợp tác quốc tế

+ Hợp tác song phương Việt –Bỉ: Từ năm 2009 đến nay Quỹ NAFOSTED và Quỹ khoa học Flanders (FWO) đã ký kết một thỏa thuận khung về triển khai chương trình đồng tài trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học Việt Nam và Bỉ Thời gian thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình này là hai năm.Thuyết minh đề cương nghiên cứu cần thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên, sự cần thiết và tác dụng đối với cả phía Việt Nam và phía Bỉ. Mỗi bên (NAFOSTED/FWO) sẽ dành một khoản kinh phí hàng năm là 300,000 Euro để tài trợ cho các đề tài hợp tác nghiên cứu thuộc chương trình này. Kinh phí tài trợ từ phía NAFOSTED cho mỗi đề tài hợp tác nghiên cứu thuộc chương trình này có thể lên tới 75,000 Euro/năm (tương đương 2 tỷ VNĐ) để chi trả nhân công lao động khoa học, nguyên vật liệu, thiết bị (nhỏ), chi phí đi lại của nhà khoa học Việt Nam đến Bỉ, chi phí bảo hiểm của nhà khoa học Việt Nam tại Bỉ, chi phí ăn ở của nhà khoa học Bỉ tại Việt Nam.

Hợp tác song phương Việt - Đức: Năm 2011, Quỹ NAFOSTED và Quỹ DFG của Đức đã tiến hành đồng tài trợ cho 01 đề tài triển khai trong 1 năm từ T3/2012 – T3/2013.

Bảng 3.6. Số lƣợng và kinh phí tài trợ các đề tài thuộc Chƣơng trình hợp tác song phƣơng

Năm Số hồ sơ Số lượng tài trợ

Kinh phí phía Việt Nam (Tr.đồng) Kinh phí phía Bỉ/Đức (Euro) 2010 30 5 6.588 611.600 (~ 16,2 tỷ đồng) 2012 38 9 11.822 964.931 (~ 27,5 tỷ đồng) 2014 23 7 8.732 896.537( ~ 25,1 tỷ đồng) 2015 30 8 - -

- Phương thức hỗ trợ tài chính trong hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Nhằm thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học: tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học Việt Nam trao đổi thông tin, hợp tác nghiên cứu ở trình độ quốc tế với các nhà khoa học nước ngoài; Nâng cao chất lượng nghiên cứu thông qua việc khuyến khích nhà khoa học Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu của các đề tài do Quỹ tài trợ trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, xuất bản các công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, thực tiễn quan trọng. Quỹ xem xét, tài trợ một số hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học với định mức tài trợ cụ thể như sau:

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam

Nội dung được Quỹ tài trợ gồm chi phí phản biện các báo cáo, in ấn kỷ yếu hội nghị, hội thảo (không quá 300 cuốn) và chi phí ăn, ở của chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài có báo cáo trình bày tại hội nghị, hội thảo (không quá 10 người).

Tổng kinh phí Quỹ hỗ trợ tổchức một hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam không quá 150 triệu đồng. Định mức chi phí ăn ở cho chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Quỹ hỗ trợ không quá 10 triệu đồng cho một chuyên gia nước ngoài tham dự một hội nghị, hội thảo.Trường hợp đặc biệt, Cơ quan điều hành Quỹ trình Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹquyết định nội dung và mức tài trợphù hợp để mời các nhà khoa học xuất sắc đến Việt Nam.

+ Tham dự hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài:

Quỹ tài trợ một vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông từ Việt Nam đến nơi tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, chi phí ăn, ở tối đa 5 ngày

phí tham dự hội nghị, hội thảo theo quy định của ban tổ chức (nếu có). Tổng mức tài trợ không quá 50 triệu đồng/người cho một lần tham dự. Quỹ không tài trợ các khoản chi phí đã được ban tổchức hội nghị, hội thảo hoặc các tổchức khác đài thọ.

+ Thực tập, hợp tác nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài

Quỹ tài trợ một vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông và sinh hoạt phí trong thời gian tối đa 6 tháng cho nhà khoa học, nghiên cứu sinh đang thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ đi thực tập, hợp tác nghiên cứu khoa học ngắn hạn ở nước ngoài.

Định mức sinh hoạt phí hàng tháng thực hiện theo các quy định chung của Nhà nước (Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDDT-BNG ngày 05/12/2007 và các văn bản hiện hành khác).

Công bố công trình khoa học: Quỹ tài trợ chi phí công bố, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ công trình khoa học là kết quả của các đề tài, dự án nghiên cứu do Quỹ hoặc nguồn ngân sách khác của Nhà nước tài trợ, bao gồm:

 Phí đăng tải kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học chuyên ngành được Viện Thông tin khoa học quốc tế ISI xếp hạng;

 Phí đăng ký lần đầu quyền sở hữu trí tuệ đối với phát minh, sáng chế;

 Chi phí in ấn, xuất bản sách chuyên khảo (không quá 500 cuốn) do các nhà xuất bản, cơ sở in ấn của Việt Nam thực hiện.

Bảng 3.7 Số hồ sơ đƣợc tài trợ theo chƣơng trình hỗ trợ các hoạt động KH

Hoạt động KH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tham dự Hội nghị Quốc tế 2 15 65 84 96 79

Thực tập nghiên cứu 6 11 5 6 1

Tổ chức Hội nghị Quốc tế 8 10 11 23 30 16

Công bố công trình KH 2 4 3 6 1

- Phương thức hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực cho vay của Quỹ

Theo Quyết định số 28/QĐ-HĐQLQ ngày 5/10/2011 của Hội đồng quản lý Quỹ về việc cho vay của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các dự án được vay kinh phí phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Dự án được vay kinh phí không lấy lãi bao gồm các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

 Ứng dụng công nghệ cao hoặc sản xuất sản phẩm công nghệ cao;

 Tạo việc làm và thu nhập cho 500 lao động trở lên tại các vùng nông thôn, miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

 Phục vụ lợi ích cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc lĩnh vực y - dược.

+ Dự án được vay kinh phí với lãi suất thấp bao gồm các dự án đổi mới công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

 Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước không thuộc các dự án quy định tại Dự án cho vay không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)