Cơ cấu chi của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 55 - 57)

Nội dung chi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) 8.166.319 100 10.120.842 100 13.276.666 100

1.Chi cho con người 2.897.771 29.6% 3.078.689 35.5% 2.506.076 17.9%

2. Thanh toán dịch

vụ công cộng 109.709

1.9% 193.461 1.3% 55.986 0.4%

3. Vật tư văn phòng 142.967 1.7% 178.150 1.8% 169.562 1.2%

4. Thông tin liên lạc 366.432 3.3% 342.129 4.5% 707.896 5.1%

5. Hội nghị 509.540 5.0% 523.393 6.2% 816.363 5.8%

6. Công tác phí 746.383 10.4% 1.079.012 9.1% 821.964 5.9%

7. Thuê mướn 77.453 1.8% 185.129 0.9% 8.000 0.1%

8. Duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sản 22.952 0.5% 55.500 0.3% 129.752 0.9% 9. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 3.042.625 40.0% 4.162.309 37.3% 7.594.567 54.2% 10. Chi khác 250.487 2.7% 281.659 3.1% 466.500 3.3% 11. Mua sắm tài sản 478.241 3.1% 323.070 5.9% 731.670 5.2%

Nhìn tổng thể có thể nhận thấy, về cơ bản cơ cấu các mục chi về cơ bản ổn định, đa số các mục chi tăng giảm không đáng kể qua các năm. Tuy nhiên , mục chi phí nghiệp vụ chuyên môn thay đổi từ 40% năm 2012 xuống 37.3% năm 2013 và tăng vọt lên 54.2% năm 2014 do chi phí dành cho các hội đồng khoa học tăng , năm 2014 là thời điểm các đề tài được tài trợ từ năm 2011 được nghiệm thu đánh giá do đó chi phí họp Hội đồng tăng dẫn đến một số các khoản chi khác cũng tăng như Thông tin liên lạc (5.8%). Năm 2014 chi cho con người giảm còn 17.9% do để đảm bảo khối lượng số lượng cán bộ Quỹ tăng nhưng các khoản thu từ lãi vay từ ngân hàng giảm do khoản tiền bảo lãnh tại ngân hàng giảm, lãi xuất tại ngân hàng giảm, chi phí cho hoạt động theo thị trường cũng tăng lên….

3.2.3.2.2 Phương thức tài trợ cho các đề tài NCCB

- Ngoài việc lập dự toán giống như các đơn vị sự nghiệp khác Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là đơn vị sự nghiệp khoa học do đó Quỹ có đặc thù xây dự dự toán riêng đối với các đề tài NCCB: Trên cơ sở tham khảo, học tập kinh nghiệm của các Quỹ khoa học trên thế giới, với yêu cầu kết quả NCCB do Quỹ tài trợ phải được công bố trên các tạp chí có uy tín (ít nhất 02 bài báo trên tạo chí quốc tế ISI đối với NCCB trong KHTN; 02 bài báo công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế hoặc 01 cuốn sách chuyên khảo đối với NCCB trong KHXH&NV). Do đã xác định được số lượng sản phẩm đầu ra nên năm 2008 được sự ủng hộ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, các đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ đã được áp dụng thí điểm phương thức lập dự toán kinh phí tại Quyết định số 14/2008/QĐ- BKHCN ngày 22/12/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ theo hướng khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Theo đó, hạng mục dự toán của đề tài bao gồm:

+ Chi phí trực tiếp: gồm công lao động; chi mua nguyên, nhiên, vật liệu; mua sắm dụng cụ, thiết bị (không quá 30 triệu đồng); chi phí đi lại, công tác phí; Chi trả thuê ngoài (thuê thiết bị nghiên cứu, phân tích mẫu, thuê tư vấn, điều tra, thu thập dữ liệu, dịch thuật, in ấn); Chi phí trực tiếp khác (tọa đàm, hội thảo khoa học của đề tài, đón đoàn vào, thuê chuyên gia nước ngoài, mua tài liệu, dữ liệu)

+ Chi phí gián tiếp: gồm hỗ trợ tổ chức chủ trì đề tài thực hiện trách nhiệm quản lý đề tài theo quy định của Quỹ.

Như vậy, về cơ bản các hạng mục chi của đề tài NCCB giống đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ, Nhà nước, tuy nhiên có một số khác biệt như sau:

+ Công lao động cho nhà khoa học dựa trên mức lương/tháng làm việc quy đổi (tính theo hệ số chất xám) thay vì tính theo chuyên đề khoa học, cụ thể công lao động khoa học được xác định dựa trên trình độ, năng lực chuyên môn và khối lượng, trách nhiệm tham gia thực hiện đề tài của từng cán bộ nghiên cứu: Định mức tiền công/tháng xác định theo mỗi chức danh tham gia đề tài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)