.9 Nhu cầu kinh phí của Quỹ giai đoạn 2009-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 71 - 90)

TT Năm Kinh phí thực cấp (triệu đ)

Đề tài NCKH đã được phê duyệt chưa

được cấp kinh phí (chuyển năm sau)

Nhu cầu kinh phí (triệu đ)

Tỷ lệ kinh phí thực cấp so với nhu cầu kinh phí

(%) 1 2009 76 371 31 373 107 744 70,88 2 2010 99 293 62 065 161 358 61,54 3 2011 96 486 180 364 276 850 34,85 4 2012 152 000 183 689 335 689 45,28 5 2013 250 000 250 000 550 000 45,45 6 2014 300 000 - 497.206 60,34

Nguồn: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

ứng được khoảng gần một nửa so với nhu cầu thực tế. Do đó, Quỹ cần có những kiến nghị, đề xuất kịp thời với các cơ quan cấp trên (Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Ủy ban Ngân sách Nhà nước) để tăng kinh phí điều lệ Quỹ từ 200 lên 500 tỷ từ năm 2014.

b) Hạn chế về tiến độ cấp kinh phí cho Quỹ

Tiến độ cấp kinh phí thường chậm so với kế hoạch không đáp ứng nhu cầu kinh phí trong thực tế triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ KH&CN. Nhu cầu kinh phí để tài trợ, cho vay tăng hàng năm, tuy nhiên Bộ Tài chính cấp kinh phí cho Quỹ từ năm 2010 đến nay không đáp ứng được nhu cầu kinh phí (chỉ đạt khoảng 50%) để tài trợ cho nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt và thực hiện theo tiến độ. Việc cấp kinh phí cho Quỹ theo hình thức như hiện nay về cơ bản gần giống như cơ chế kế hoạch (cấp sau khi các đề tài/ nhiệm vụ được phê duyệt) không đúng tính chất kinh phí của Quỹ theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính Phủ (hàng năm cấp bổ sung đảm bảo kinh phí hoạt động ít nhất 200 tỷ đồng). Việc cấp kinh phí như hiện nay thường bị chậm và không đủ theo kế hoạch được phê duyệt (2010-2013) gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ/đề tài nghiên cứu khoa học (tiến độ, chất lượng nghiên cứu và cả niền tin của nhà khoa học đối với Quỹ), nhất là các đề tài có tính chất cấp bách.

- Công tác cấp phát kinh phí hỗ trợ cho các đề tài do Quỹ tài trợ chưa được triển khai kịp thời đúng với tiến độ đăng ký: Nguyên nhân bên cạnh việc Quỹ nhận được nguồn kinh phí chậm và không đủ theo kế hoạch còn do quy trình thực hiện cấp phát của bộ phận tài chính của Quỹ phải thông qua Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước với chức năng kiểm soát chi cần thời gian để xét duyệt trước khi thực hiện cấp kinh phí khiến thời gian cấp kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN bị chậm lại.

Qua các buổi hội thảo, tọa đàm và các phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp của các tổ chức, cá nhân đã thực hiện đề tài NCCB của Quỹ theo phương thức lập dự toán tại Quyết định 14/2008/QĐ-BKH cho thấy việc Quỹ tài trợ theo phương thức này là hợp lý tuy nhiên cần bổ sung:

+ Nên đưa đoàn ra vào trong hạng mục kinh phí để nhà khoa học chủ động hợp tác trao đổi với nhà khoa học nước ngoài.

+ Phương thức cấp phát kinh phí chưa hợp lý: hơn nữa việc cấp theo 3 như hiện nay là chưa hợp lý ( đợt 1: sau khi ký hợp đồng, đợt 2 sau khi có biên bản kiểm tra và xác nhận quyết toán định kỳ hằng năm cấp; và đợt 3: cấp sau khi đề tài được nghiệm thu đạt cấp nốt 10% kinh phí). Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học thì cơ chế cấp phát kinh phí như vậy là chưa phù hợp với cơ chế giao khoán đến sản phẩm cuối cùng mà Quỹ đang định hướng thực hiện, bởi lẽ thực tế hiện nay khi ngân sách Nhà nước cấp về cho Quỹ và Quỹ chuyển 30% kinh phí về cho tổ chức chủ trì của đề tài thông qua kho bạc, thì tổ chức chủ trì cũng chỉ có thể ứng được 30% trong số kinh phí Quỹ cấp, trong khi đó đa phần kinh phí trong NCCB là để trả công cho nhà khoa học và mua các nguyên nhiên vật liệu để làm thí nghiệm, như vậy, với những đề tài có cần thực hiện mua nguyên nhiên vật liệu để làm thí nghiệm thường phải đầu tư mua và tiến hành ngay từ khi đề tài đi vào triển khai mà với mức kinh phí cấp hạn chế theo đợt như hiện nay, và thường cấp chậm so với tiến độ khiến đa số các nhà khoa học phải tự ứng kinh phí tiền công lao động thậm chí là ứng trước kinh phí của cá nhân để có thể mua nguyên, nhiên vật liệu.

+ Mặt khác có một số tổ chức chủ trì vẫn quản lý theo tư duy trước đây. (Hợp đồng tài trợ nghiên cứu theo hình thức 3 bên: Quỹ tài trợ, cơ quản chủ trì và nhà nghiên cứu). Việc giải ngân kinh phí Quỹ đã cấp ở những đơn vị này chưa được linh hoạt và thuận tiện như chủ trương của Quỹ.

+ Cơ chế tài chính cho các đề tài, dự án còn chưa thật sự thông thoáng còn thể hiện ở việc khoán chi theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKH ngày 04/10/2006, nhưng khi áp dụng cho các đề tài nghiên cứu cơ bản có một số nội dung bất cập do cho đề tài chưa khoán chi 100%. Theo đó, việc mua vật tư, hóa chất cho nhiệm vụ không được khoán chi mà vẫn phải thực hiện theo phương thức truyền thống (theo đề cương đã phê duyệt) nhưng trong thực tế khi triển khai đề tài, do từ khi lập dự toán đến khi nhận được kinh phí là khoảng thời gian khá dài nên giá rất nhiều vật tư, hóa chất đã không còn phù hợp (tăng cao), một số vật tư, hóa chất cần được thay đổi trong quá trình tổ chức triển khai đề tài,.. Thủ tục đấu thầu, mua sắm mất nhiều thời gian (khoảng 2-3 tháng) nên không đáp ứng được tiến độ đề tài. Đối với những đơn vị có nhiều nhóm thực hiện đề tài thì khó khăn này tăng lên rất nhiều vì mỗi đề tài có một tiến độ thực hiện khác nhau, trong khi nhiều đơn vị không có nhà kho đựng hóa chất riêng, mặt khác một số chủng loại hóa chất (nhất là ngành y – sinh) có thời hạn sử dụng rất ngắn (3 tháng) nên không đảm bảo chất lượng.

Trong quá trình triển khai đề tài nếu có sự điều chỉnh danh mục vật tư, hóa chất, thành viên tham gia nghiên cứu, dự toán kinh phí đều phải có ý kiến thống nhất hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền (và việc thay đổi này đều phải làm tờ trình báo cáo Quỹ mặc dù có những đề tài chỉ có sự thay đổi rất nhỏ. Như vậy, mục tiêu giảm thiểu các thủ tục hành chính vẫn chưa được đảm bảo thực hiện) và với khối lượng các đề tài phải quản lý ngày càng tăng trong khi nhân lực quản lý của Quỹ còn hạn chế sẽ tạo áp lực về khối lượng công việc cho đơn vị quản lý, Quỹ mất nhiều thời gian trong khi đó nội dung và cơ bản là sản phẩm của đề tài không có thay đổi.

+ Khó khăn trong thu hồi kinh phí đối với các đề tài không đạt: Việc thu hồi kinh phí đối với đề tài nghiên cứu cơ bản khi nghiệm thu “không đạt”

theo quy định còn tương đối cao (tối thiểu 30% kinh phí đã sử dụng) do nghiên cứu cơ bản là phải tìm ra cái mới nên chứa nhiều rủi ro. Điều này gây khó khăn không chỉ cho nhà quản lý mà gây khó khăn đối với cả các tổ chức chủ trì đề tài do kinh phí đã chuyển cho chủ nhiệm đề tài để triển khai đề tài nên rất khó đòi lại.

c) Hạn chế trong việc sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của Quỹ.

Để đáp ứng yêu cầu công việc, số lượng cán bộ của Quỹ gia tăng liên tục, đặt ra yêu cầu bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật để làm việc cho gần cán bộ, chuyên viên ngày càng tăng. Chi phí cho các hoạt động của Quỹ vì thế cũng chiếm một phần không nhỏ trong kinh phí chung hàng năm.

Kinh phí hoạt động thường xuyên năm 2012 của Quỹ là hơn 9 tỷ đồng, năm 2013 là hơn 11 tỷ, khoảng 10% kinh phí tài trợ. Trong đó chi tiền lương và các khoản phụ cấp khác của cán bộ Quỹ lần lượt là 2,1 và 2,4 tỷ, còn lại khoản 3/4 kinh phí là các phần chi cho công tác phí, văn phòng phẩm, dịch vụ văn phòng, dịch vụ công cộng….các khoản chi này được chi trả để bảo đảm cho các hoạt động chung của Quỹ cũng ngày càng tăng lên. Do đó, cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí hoạt động của Quỹ nhằm tạo nguồn trích lập các quỹ, đặc biệt là quỹ ổn định thu nhập và quỹ đầu tư phát triển nhằm cải thiện một phần điều kiện làm việc và nâng cao mức thu nhập cho đội ngũ cán bộ đang làm việc tại Quỹ.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

4.1 Quan điểm, định hƣớng quản lý tài chính của Quỹ

4.1.1 Định hướng phát triển của Quỹ

Năm 2015, Quỹ định hướng các hoạt động nhằm tiếp tục thúc đẩy chất lượng nghiên cứu và hỗ trợ lực lượng nghiên cứu ở trình độ cao. Các quy định, quy trình quản lý cần được xây dựng để hiện thực hóa các quy định về hoạt động của Quỹ, quy định tại Luật KH&CN 2013, Nghị định 23/2014/NĐ- CP và các thông tư quản lý tài trợ, hỗ trợ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2014.

a) Xây dựng văn bản

Năm 2014, Quỹ đã xây dựng Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, các văn bản quy định các chương trình tài trợ, hỗ trợ đối với nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ đột xuất tiềm năng, hoạt động nâng cao năng lực KH&CN quốc gia. Năm 2015 Quỹ tiếp tục hoàn thiện và đề xuất các quy định tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay và các quy định quản lý khác phù hợp với điều lệ mới.

b) Chương trình tài trợ nghiên cứu

Quỹ sẽ tiếp tục xây dựng các quy trình quản lý các chương trình tài trợ nghiên cứu trên tinh thần hoàn thiện và đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, tuân thủ các quy định mới ban hành về hoạt động của Quỹ. Quỹ dự kiến sẽ tăng cường quản lý tiến độ các đề tài, dự án đang thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện; thực hiện tổng kết, đánh giá các kết quả trong quá trình hoạt động để bổ xung, sửa đổi các quy định và thủ tục hỗ trợ nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động.

c) Chương trình hợp tác quốc tế

Trong chương trình hợp tác song phương theo thỏa thuận với các Quỹ khoa học nước ngoài, năm 2015 Quỹ sẽ tiến hành tổ chức đánh giá xét chọn cho các đề tài Việt-Bỉ trong xét chọn đợt 2, Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2. Năm 2015, Quỹ cũng sẽ triển khai hỗ trợ các hoạt động trao đổi khoa học theo thỏa thuận với Viện Hàn lâm Anh, Viện Hàn lâm công nghệ hoàng gia Anh và Hội đồng Anh. Dự kiến năm 2014, Quy tiến hành đàm phán và ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ nghiên cứu Hàn quốc (NRF) và Quỹ nghiên cứu cơ bản Nga (RBF).

d) Tài trợ, cho vay nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ

Trong giai đoạn 2011-2014, Quỹ đã tiếp nhận quỹ bảo lãnh vốn vay đối với các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, triển khai thử nghiệm chương trình cho vay cho các nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn. Năm 2014, Quỹ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình tổ chức thực hiện các chương trình này.

e) Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học

Năm 2014, Quỹ đã chuẩn bị Dự thảo Thông tư Quy định Quản lý hoạt động nâng cao năng lực KHCN Quốc gia do Quỹ hỗ trợ trình Bộ trưởng Bộ KHCN phê duyệt. Dự kiến các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực KHCN Quốc gia của Quỹ trong năm 2015 sẽ thực hiện theo Thông tư mới này và bao gồm 10 hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển lực lượng NCKH, thúc đẩy trao đổi, hợp tác khoa học, và hội nhập quốc tế.

f) Công tác quản lý điều hành

Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức, hình thành các phòng ban chuyên môn của Cơ quan điều hành để có đủ năng lực triển khai đầy đủ các hoạt động theo chức năng; Xây dựng kế hoạch công việc và kế hoạch tài chính trung và

dài hạn, được phê duyệt của các cơ quan quản lý, để đảm bảo định hướng hoạt động và nguồn kinh phí thực hiện các chương trình tài trợ hỗ trợ của Quỹ.

Tăng cường xây dựng nguồn lực thông tin: cập nhật, hoàn thiện trang Web và phần mềm quản lý OMS; hoàn thiện hơn cơ sở dữ liệu về nhà khoa học, đề tài/ dự án, kết quả nghiên cứu; mua sách, tạp chí, tài liệu, dịch tài liệu, duy trì thuê bao đường truyền Internet.

Thực hiện đánh giá hoạt động của Quỹ giai đoạn 2008-2014. Tổ chức các Hội đồng khoa học ngành, liên ngành KHXH&NV và KHTN&KT giai đoạn 2015-2017

4.1.2 Quan điểm, định hướng quản lý tài chính của Quỹ

Quỹ là mô hình mới tại Việt Nam đang được đánh giá cao. Tuy nhiên, theo cơ chế hiện nay vẫn còn nhiều công việc cần phải tiếp tục được điều chỉnh và có tính pháp lý

- Xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp với tình hình thực tế của phát triển khoa học công nghệ hiên nay và xu hướng trong thập kỷ tới.

- Quỹ cần có cơ chế giống như các Quỹ nghiên cứu cơ bản tại các quốc gia phát triển theo luật pháp quy định.

- Mở rộng đối tượng tài trợ với kinh phí đủ nhưng hiệu quả cao nhất - Nâng cao năng lực quản lý tài chính của chuyên viên Quỹ

- Nâng cao đời sống của cán bộ đảm bảo tính ổn định trong công việc và cống hiến cho sự nghiệp

- Thực hiện tính minh bạch và công khai hơn nữa về tài chính đối với các đề tài được tài trợ

- Cấp kinh phí đúng tiến độ và phù hợp với tình hình thực tế của từng đề tài - Xử lý nghiêm những hành vi sử dụng kinh phí sai mục đích, không hiệu quả, và quản lý chặt thời gian thực hiện và thúc đẩy các đề tài hoàn thành theo hợp đồng đã được phê duyệt.

- Tổ chức họp đánh giá trên nhiều hình thức như trực tuyến, hoặc đánh giá từ phản biện quốc tế nâng cao chất lượng, giảm các chi phí chi cho Hội đồng. - Giao quyền tự chủ hơn nữa cho các đơn vị chủ trì nhiệm vụ trong việc mua sắm nguyên vật liệu và thực hiện giám sát đánh giá các đề tài đảm bảo quản lý tốt tránh tình trạng chậm báo cáo, giảm bớt số lượng các đề tài xin gia hạn gây tốn kém trong công tác quản lý.

4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng kinh phí của Quỹ

a) Giải pháp khắc phục hạn chế về quy mô nguồn kinh phí

Để đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn kinh phí phục vụ các hoạt động tài trợ, hỗ trợ, cho vay của Quỹ như đã phân tích ở chương 3, Quỹ đã kiến nghị việc tăng quy mô kinh phí điều lệ của Quỹ từ 200 tỷ lên 500 tỷ và đã được Chính phủ đồng ý tại Nghị định 23/2014/NĐ-CP ngày 03/4/2014. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn kinh phí Điều lệ, Quỹ cần tăng cường huy động các nguồn kinh phí trong nước, các nguồn kinh phí nước ngoài (thông qua các chương trình hợp tác song phương), các nguồn viện trợ để đáp ứng nhu cầu kinh phí ngày càng cao.

b) Giải pháp khắc phục tình trạng cấp kinh phí chậm

Để khắc phục tình trạng cấp kinh phí chậm, Quỹ cần đề xuất phương thức cấp kinh phí định kỳ trong năm. Tôi xin đề xuất phương án xin cấp kinh phí định kỳ như sau: Bộ Tài chính bố trí và cấp phát kinh phí ngân sách cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 71 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)