triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay
Một là, việc hoạch định và đổi mới chính sách bảo tồn và phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số cần phải có sự đồng hành của hệ thống chính trị các cấp, phải tiến hành theo quy trình “đi từ dưới lên” dựa trên sự suy tính khoa học và đặc điểm thực tiễn của địa bàn: tránh kiểu chỉ đạo một chiều, tránh tình trạng áp đặt từ trên xuống dưới (trên ép xuống).
Nên nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải bắt đầu ngay từ giai đoạn tiền kế hoạch cần được thiết kế chu đáo tính đến điều kiện tự nhiên, yếu tố đặc thù tộc người và trình độ dân trí. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoạch định chính sách này là cần đẩy mạnh thực hiện chương trình tham vấn cộng đồng thiết thực; xác lập và chú trọng cơ chế dân chủ, cơ chế tham vấn, phản hồi của cộng đồng dân cư các tộc người thiểu số trên địa bàn, nhằm gia tăng vai trò, trách nhiệm tham gia của cộng đồng người dân vùng dự án. Theo hướng này có thể luật hóa nội dung bằng quy định bổ sung. Đồng thời, cần chú trọng đầu tư tiến hành các nghiên cứu xã hội học để nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng DTTS để bảo đảm an sinh xã hội.
Hai là, mặc dù các tộc người thiểu số tuy có sự khác biệt về phong tục
tập quán, song điểm chung là môi trường cư trú sinh sống, nhất là môi trường rừng (rừng cộng đồng) – một yếu tố vẫn đóng vai trò hệ trọng đối với sự tồn
tại và phát triển bền vững đời sống cộng đồng tộc người thiểu số. Đây là điểm cần lưu ý phải hạch toán trên cơ sở các giá trị luật tục và tính đặc trưng của mỗi cộng đồng tộc người để lồng ghép vào trong hoạch định chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số (chứ không nên và không thể áp dụng quan điểm chung cho tất cả các dân tộc). Theo đó, cần phải rút bài học kinh nghiệm sâu sắc để không lặp lại sai lầm, như trường hợp của dự án tái định cư từ dự án công trình thủy điện Sông Tranh 2 triển khai tại xã Trà Bui do áp đặt quy hoạch tái định cư nhà ở bằng các dãy nhà ở quy mô nhỏ liền kề nhau theo kiểu nhà ở người Kinh, chia theo từng hộ gia đình nhỏ lẻ nên không phù hợp với phong tục, tập quán sinh sống của đồng bào.
Thay vào đó, để giải quyết bài toán quy hoạch mà ở đó có quy hoạch tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án thủy điện/ hoặc các chương trình dự án sản xuất năng lượng liên quan đến, thì yêu cầu việc thiết lập các quy định đổi mới trong chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải cẩn trọng đối với tính chất và đặc điểm của công trình thủy điện/ dự án sản xuất năng lượng được xây dựng chủ yếu ở địa bàn khu vực miền núi, vùng cao vốn dĩ là nơi cư trú nhiều đồng bào DTTS đang sinh sống theo cộng đồng và có phong tục tập quán canh tác, văn hóa truyền thống đa dạng. Yêu cầu thiết đặt ra là phải bắt buộc rà soát lại đánh giá cả hai mặt tác động (tác động môi trường và tác động xã hội của dự án) đối với bất kỳ công trình dự án nào; nếu không/ xem nhẹ thì việc thu hồi đất làm nảy sinh rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho các hoạt động sinh kế về khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên của tộc người thiểu số tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (vì thiếu đất sản xuất trong khi phương án thực hiện chuyển đổi nghề trong tái định cư không khả thi), mai một bản sắc văn hoá và tranh chấp tài nguyên liên quan đến người dân có đất bị thu hồi... Nên đối với huyện Bắc Trà My (liên quan đến vấn đề thu hồi đất - tái định cư các cộng
đồng tộc người để triển khai vận hành dự án công trình thủy điện Sông Tranh 2), cần chú ý quá trình hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải đáp ứng yêu cầu kết nối được trục tái định cư – đặc điểm tộc người – phát triển.
Nói cách khác, khi triển khai các dự án, chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn có đông đồng bào tộc người thiểu số sinh sống bị ảnh hưởng, thì không được phép bỏ qua quy định tham vấn từ cộng đồng sở tại hoặc chỉ vì đơn thuần đó là dự án kinh tế đã duyệt mà bất chấp.
Ba là, để hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
các dân tộc thiểu số cần chú trọng gắn kết đồng bộ với việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, song phải dựa trên cách tiếp cận trao quyền cho cộng đồng tộc người thiểu số, phải xác định lấy yếu tố gốc là phát huy văn hóa bản địa của cộng đồng; chứ không nên chỉ thuần túy đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế mà bất chấp. Ở trường hợp huyện Bắc Trà My, việc xây dựng nông thôn mới phải trên cơ sở gắn kết xây dựng không gian văn hóa nhằm bảo tồn các làng văn hóa thuần tộc Cadong, Xêđăng, Cor.
Nói cách khác, trong xây dựng nông thôn mới phải chú trọng gắn kết thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Qua đó, từng bước hướng đến sự phát triển toàn diện, gắn kết cộng đồng để bảo tồn bản sắc truyền thống.
Bốn là, đổi mới chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số phải hướng vào xác lập cơ chế, chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác bảo tồn văn hóa, chăm lo đời sống họ nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ những người làm công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc sống được bằng nghề và chuyên tâm trong công tác.
Do nguồn nhân lực tại chỗ là đội ngũ những nghệ nhân người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My hiện còn ít và phần lớn họ đã lớn
tuổi. Nên vấn đề cấp thiết hiện nay trong đổi mới chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đó là phải ưu tiên áp dụng chính sách cho các nghệ nhân tổ chức truyền dạy di sản văn hóa, như: duy trì mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ của tộc người mình trên địa bàn huyện về nghệ thuật không gian văn hóa cồng chiêng; sử dụng các nhạc cụ dân tộc và các làn điệu hát dân ca, dân vũ; truyền dạy nghề đan lát; am hiểu ngôn ngữ tộc người để giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số… nhằm gìn giữ và lưu truyền những bản sắc truyền thống dân tộc.