Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh, gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tại địch họa và xây dựng đất nước. Các dân tộc nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú phân tán, đan xen trên nhiều địa bàn của Tổ quốc.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta và đã đề ra chủ trương, chính sách dân tộc với nguyên tắc nhất quán: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc ở nước ta được làm chủ vận mệnh của mình trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ trương, chính sách của Đảng được đồng bào các dân tộc ủng hộ, đón nhận và ra sức thực hiện, tạo động lực to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ và những thành tựu to lớn của cách mạng XHCN.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn hóa
tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển đầy đủ và phong phú hơn trong các văn kiện của Đảng sau này. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, hội nghị lần thứ 5 đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và
phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nghị
quyết đầu tiên mang tính đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà còn là tư duy lý luận văn hóa toàn diện và sâu sắc. Nghị quyết nêu lên vấn đề:
- Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó, xác định hết sức coi trọng công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các DTTS: Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các
DTTS. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đối với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các DTTS học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật là người DTTS. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả người DTTS có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các DTTS và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ người DTTS trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân. Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các DTTS.
- Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra “Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới". Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngày 9/6/2014, BCH Trung ương Đảng khóa Xl đã ban hành Nghị
quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Quan điểm của Nghị quyết
khi đề cập đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa xác định: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Bên cạnh định hướng về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, Đảng ta còn ban hành nghị quyết về phát triển du lịch nhấn mạnh khai thác văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ
Chính trị ngày 16/01/2017 Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong đó xác địnhmục tiêu phát triển du lịch:
Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.