1.2. Cơ sở lý luận về phát triển CNPT trong lĩnh vực điện tử
1.2.2. Vai trò của việc phát triển CNPT và CNPT lĩnh vực Điện tử
1.2.2.1. Vai trò của phát triển CNPT:
Trong phát triển công nghiệp, các ngành CNPT thƣờng đƣợc ví nhƣ chân núi tạo phần cứng để hình thành lên thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp với một số vai trò cơ bản nhƣ sau:
Một là, bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế
CNPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hƣớng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Nếu CNPT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Những sản phẩm đƣợc nhập khẩu này khi vào đến nƣớc ta chịu phí bảo hiểm, chuyên chở sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chƣa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì lý do này, CNPT không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng sẽ giới hạn trong một số ít các ngành.
Phát triển CNPT thông qua việc cung ứng nguyên vật liệu, các linh kiện, các bán thành phẩm ngay trong nội địa làm cho nền công nghiệp đƣợc chủ động, không bị lệ thuộc vào nƣớc ngoài và các biến động toàn cầu.
Hai là, hạn chế nhập siêu, thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nƣớc. Muốn thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài, CNPT phải đi trƣớc một bƣớc, tạo nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp bởi lẽ bản thân các tập đoàn và công ty lớn chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cả trọn gói trong một công ty hay nhà máy. Điều này đặc biệt đúng ở CNPT trong lĩnh vực Điện tử. Các mặt hàng này thƣờng có hàng trăm hàng ngàn bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ những loại thông thƣờng đến những loại có công nghệ rất cao. Đối với các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành sản xuất này, tỷ lệ nội địa hóa càng cao càng có lợi. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những
sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5-10%, do đó khả năng nội địa hóa có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho các doanh nghiệp lắp ráp và những doanh nghiệp sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Do đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc, thúc đẩy nội địa hoá đƣợc coi là chìa khóa giúp nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và bền vững. Mặt khác, trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5 đến 10%, do đó khả năng nội địa hoá có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ nội địa hoá và công nghiệp hỗ trợ, về hình thức tƣởng nhƣ chúng tách biệt nhau, nhƣng thực chất hai vấn đề này là một nếu nhìn nhận theo mục tiêu phát triển công nghiệp nội địa. Có thể khằng định, phát triển công nghiệp hỗ trợ đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, giảm tỉ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu, tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nƣớc. Ngƣợc lại,công nghiệp hỗ trợ không phát triển thì đặc biệt làm cho nền kinh tế thiếu năng động, lệ thuộc vào các nƣớc khác trong quá trình phát triển.Nói cách khác tỷ lệ của chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nƣớc dù có ƣu thế về lao động nhƣng CNPT không phát triển sẽ làm cho môi trƣờng đầu tƣ kém hấp dẫn.
Do luôn luôn phải nhập nguyên vật liệu và các linh phụ kiện cũng nhƣ bán thành phẩm ngay trong nội địa nên hầu hết các nƣớc đang phát triển lâm vào cảnh nhập siêu. Phát triển CNPT góp phần hiệu quả trong việc khai thác nguồn lực trong nƣớc, giảm nhập khẩu nguyên phụ kiện, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và nguyên liệu thô.
Điểm thứ ba là tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính. Sự phát triển của CNPT khiến chi phí trong các sản phẩm công nghiệp cũng đƣợc giảm đáng kể do cắt giảm chi phí vận chuyển, lƣu kho, tận dụng nhân công giá rẻ cũng nhƣ nguyên liệu tại nội địa. Thêm vào đó CNPT còn góp phần thúc đẩy việc chuyển
giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Bởi lẽ, dƣới áp lực cạnh tranh, các công ty CNPT phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lƣợng và giá thành cạnh tranh đƣợc với hàng nhập. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI. Phát triển CNPT sẽ có tác động khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực lƣợng lao động có cơ hội tiếp xúc, học hỏi nâng cao tay nghề. Lao động trong CNPT sẽ khuyến khích tinh thần hăng say học hỏi, phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, trong khi hoạt động lắp ráp là những công việc đơn thuần lặp đi lặp lại, trình độ tay nghề của công nhân không có cơ hội nâng cao, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuât. Nếu CNPT không phát triển, ngành công nghiệp chính sẽ không phát triển mạnh, thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới hạn trong một số ít ngành.
Điểm thứ tư là nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Mỗi sản phẩm có thể đƣợc chia ra làm ba giai đoạn chính: thƣợng nguồn gồm các công đoạn nghiên cứu-triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính, trung nguồn là thƣơng hiệu, tiếp thị, xây dựng mạng lƣới lƣu thông, khai thác, tiếp cận thị trƣờng và hạ nguồn là công đoạn lắp ráp, gia công. Hai giai đoạn thƣợng nguồn và hạ nguồn chính là công đoạn của CNPT và cũng là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao. Phát triển CNPT, vì vậy, góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nƣớc, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô.
Năm là, CNPT chính là cơ sở để thực hiện hội nhập công nghiệp toàn cầu. Các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu trên thế giới ngày càng có vai trò chi phối, điều tiết và gần nhƣ quyết định với tầm ảnh hƣởng rất rộng lớn đến hệ thống kinh tế trên toàn thế giới. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khi các quan hệ hợp tác đƣợc thiết lập, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ là một bộ phận hiện hữu, không tách rời, cấu thành trong các sản phẩm của các tập đoàn lớn trên toàn thế giới. CNPT nhờ đó sẽ trở thành một bộ phận tham gia vào hệ thống sản xuất chuyên môn hóa quốc tế, tạo nên một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, chuyên môn hóa trên toàn cầu.
1.2.2.2. Vai trò của phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử:
Thứ nhất, phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử là điểm mấu chốt để phát triển bền vững CNĐT
Sản phẩm CNĐT vốn đƣợc coi là sản phẩm chủ lực để phát triển thành thƣơng hiệu quốc gia bởi quy mô và lợi ích kinh tế mà nó đem lại. Có thể lấy một ví dụ cụ thể là theo thống kê, năm 2013,Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc, đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đã lần đầu tiên trở thành một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới khi cứ 400 triệu điện thoại của Sam Sung đƣợc bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu đƣợc sản xuất tại Bắc Ninh. Vì vậy CNPT ngành Điện tử đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của Sam Sung tại Việt Nam và Sam Sung cần hàng trăm xí nghiệp CNPT tại chỗ và trong khu vực. Điều này phần nào nói lên vai trò then chốt, trọng yếu của phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay.
Vai trò thứ hai phải kể đến là thúc đẩy phát triển kinh tế, hạn chế nhập siêu (để phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, tác động tiêu cực đến cán cân thương mại)
CNPT ngành Điện tử là ngành chủ lực, thu hút mạnh vốn đầu tƣ FDI và là ngành cần số lƣợng doanh nghiệp CNPT rất lớn. Phát triển CNPT trong ngành Điện tử có vai trò then chốt tạo điều kiện thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài và tạo tăng trƣởng bền vững. Đối với CNPT lắp ráp các sản phẩm linh kiện điện tử nhƣ ở Việt Nam và tận dụng giá nhân công rẻ, đến một mức độ nhất định khi các tập đoàn kinh tế không còn thấy cơ hội và lợi nhuận nữa, họ sẽ rút đi. Thay vào đó xu thế ngày nay các tập đoàn kinh tế, công ty nƣớc ngoài, các nhà đầu tƣ sẽ chú trọng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy vào những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng đƣợc ngành CNPT tốt. Phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử còn giúp đảm bảo cán cân xuất nhập khẩu cân bằng, giúp các ngành sản xuất chủ động nguyên liệu đầu vào. Mặt khác cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng ngay trong nội địa, làm cho nền kinh tế chủ động, không bị lệ thuộc nhiều vào nƣớc ngoài và các biến động của kinh tế toàn cầu, hạn chế nhập siêu, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế.
Vai trò thứ ba là phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử đảm bảo khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành sản xuất điện tử.
Ngành CNPT trong lĩnh vực ĐT cho phép các nhà sản xuất điện tử đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng và linh hoạt , do đó sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng. CNĐT là lĩnh vực có sự thay đổi về mẫu mã sản phẩm và công nghệ một cách rất nhanh chóng, đòi hỏi sự đầu tƣ và áp dụng công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi một nền CNPT cho lĩnh vực này cũng cần phải linh hoạt, nhạy bén, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thời cuộc. Trong khi đó, các nhà sản xuất linh kiện điện tử của Việt Nam còn rất hiếm. Chính vì thế, việc tạo ra sản phẩm phụ trợ ngành điện tử với chất lƣợng cao phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và đạt đƣợc lợi nhuận tối đa sau mỗi chu kỳ kinh doanh có vai trò rất to lớn. Phát triển CNPT ngành Điện tử tạo sự hoàn thiện, đổi mới cơ cấu sản phẩm cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, theo các cách khác nhau. Nếu ngành CNPT chƣa phát triển, Việt Nam không thể tránh phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, nhƣ vậy sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của mình và gây khó khăn cho đất nƣớc để duy trì tăng trƣởng kinh tế.