CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến quy hoạch và phát triển CNPT
4.1.1. Bối cảnh thế giới hiện nay
Đợt suy thoái kinh tế thế giới năm 2009 đã đẩy một số tập đoàn sản xuất các sản phẩm CNPT lâm vào khó khăn. Nhiều quốc gia trong khu vực đang trong tình trạng tạm dừng đầu tƣ và tỏ ra thận trọng, dè dặt. Lúc này, ngành CNPT bị tác động của khủng hoảng kép Nhật Bản và bất ổn chính trị tại một số quốc gia và khu vực. Khủng hoảng nợ công khu vực EU khiến nhiều nhà đầu tƣ rút dần vốn từ các nƣớc EU, Mỹ và chuyển sang các nƣớc Đông Á, Đông Nam Á. Các nƣớc trên thế giới đều có xu hƣớng mở rộng thị trƣờng, phát triển CNPT đạt ở mức độ cao về chuyên môn hóa, cùng với đó một làn sóng mới về đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp chế tạo Nhật Bản, Hàn Quốc gia tăng. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các DNVVN trong lĩnh vực CNPT muốn đầu tƣ vào Việt Nam do đồng yên của Nhật lên giá và thị trƣờng sản xuất của họ gặp khó khăn, đầu tƣ tại Thái Lan lại bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lịch sử tại Thái Lan. Trong tƣơng lai, ngành CNPT trở thành trung tâm của nền công nghiệp, kéo theo đó là sự phụ thuộc vào nhau giữa các nền kinh tế thông qua sự phát triển của CNPT ngày càng chặt chẽ. Kết quả tất yếu là mối quan tâm hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh công nghệ cao có tính đổi mới và độc lập trong các DNVVN. Các dịch vụ về sản xuất, linh kiện, xây dựng, và vận hành các dây chuyền lắp ráp, phân phối sản phẩm nhƣ một chuỗi khép kín, mang tính toàn cầu. Các chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu sẽ hình thành và phát triển.
Sau cuộc khủng hoảng suy thoái năm 2009, tăng trƣởng kinh tế dần phục hồi , kích thích tài khóa giảm dần, mất cân bằng thanh toán toàn cầu trở lại. Quá trình phục hồi tăng trƣởng hiện đang bƣớc vào giai đoạn chuyển tiếp mới mang tính bản lề quan trọng: từ chủ yếu dựa vào kích thích kinh tế của các Chính phủ sang dựa
vào tiêu dùng và đầu tƣ tƣ nhân. Kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt với ba rủi ro chính là: rủi ro khủng hoảng nợ công; rủi ro trở lại vòng luẩn quẩn” thất nghiệp cao-tiêu dùng thấp-đầu tƣ ít-thất nghiệp cao” ; rủi ro giảm sút sự phối hợp chính sách phục hồi kinh tế của các quốc gia.
Cuộc khủng hoảng đó kéo theo yêu cầu cấp thiết với tái cơ cấu nền kinh tế ở các nƣớc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cao hơn và hƣớng tới sự phát triển bền vững hơn sau khủng hoảng với một số xu hƣớng tái cơ cấu nền kinh tế thế giới nhƣ sau: - Xanh hóa nền kinh tế theo hƣớng giảm dần các ngành, công nghệ tiêu hao nhiều năng lƣợng, tài nguyên , giảm thiểu các thách thức an ninh năng lƣợng và biến đổi khí hậu
- Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm bộc lộ rõ khuyết điểm của mô hình kinh tế tài chính tự do Âu Mỹ, buộc nhiều nƣớc phải có những điều chỉnh khắc phục các khiếm khuyết theo hƣớng tiết kiệm nhiều hơn, cân bằng hơn phát triển tài chính và nền kinh tế thực, tự do hóa và vai trò điều tiết của nhà nƣớc. Tái cơ cấu kinh tế đi đôi với cải cách thể chế, tăng cƣờng vai trò điều tiết của Nhà nƣớc nhằm khắc phục khiếm khuyết của thị trƣờng, nâng cao năng lực theo dõi và ứng phó với khủng hoảng, chú trọng giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.