Đánh giá về các hạn chế của việc phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân của thực trạng phát triển

3.3.2. Đánh giá về các hạn chế của việc phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện

Bên cạnh những thành công, quá trình phát triển CNPT ngành Điện tử ở Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế:

Về quy mô doanh nghiệp, số lƣợng doanh nghiệp CNPT ở Việt Nam ngành Điện tử còn ít, trình độ chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Sự tăng trƣởng nguồn vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp CNPT ngành Điện tử còn thấp, chƣa tƣơng xứng với giá trị sản xuất hàng năm.

Hiện tại, các doanh nghiệp CNPT Việt Nam chủ yếu là DNVVN, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán; khả năng cạnh tranh kém do năng lực công nghệ hạn chế, hoạt động chủ yếu dƣới dạng gia công, mới sản xuất đƣợc các sản phẩm đơn giản, nhỏ lẻ nhƣ các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Quy mô và mức độ bền vững của các liên kết thị trƣờng giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc còn yếu.

Về trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa, tuy một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tƣ mua máy móc, dây chuyền thiết bị, công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài,nhƣng việc làm chủ các phần vận hành, bảo dƣỡng trang thiết bị còn hạn chế. Việc liên kết và tận dụng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp CNPT ngành Điện tử Việt Nam với các doanh nghiệp FDI còn rất yếu, dẫn đến việc nắm bắt và hấp thụ công nghệ của Việt Nam thấp. Ngành CNPT Điện tử, nội lực còn thấp, khoảng cách về tiêu chuẩn chất lƣợng giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài còn quá lớn. Cơ cấu sản phẩm còn mất cân đối, chủ yếu nghiêng về điện tử gia dụng, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh gấp, nguyên vật liệu phụ thuộc phần lớn vào nhà cung cấp nƣớc ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong ngành thấp, chủ yếu là bao bì và linh kiện nhựa.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNPT ngành Điện tử còn thấp. Năng lực kỹ thuật công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các doanh nghiệp CNPT còn thấp, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý hiện đại mang tính hình thức. Doanh nghiệp khó kiểm soát chất lƣợng, tỷ lệ sản phẩm hỏng trong sản xuất cao, dẫn đến giá thành sản phẩm chƣa thực sự hấp dẫn đƣợc các nhà lắp ráp. Mặt khác, do phải nhập khẩu chi tiết, linh kiện, nguyên liệu chi phí cao đã ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Dịch vụ đi kèm, thƣơng hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, khả

năng tạo ra năng suất và chất lƣợng các sản phẩm CNPT của các ngành còn hạn chế, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, với tiềm lực tài chính và công nghệ hạn chế, phần lớn gia công lắp ráp sản phẩm dân dụng (ti vi, tủ lạnh, máy giặt…) hoặc lắp ráp linh kiện điện tử, với hình thức nhập linh kiện và lắp ráp chỉ cung ứng cho thị trƣờng nội địa, vì không cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm của nhiều hãng nƣớc ngoài về công nghệ và giá cả.

Về trình độ nguồn nhân lực, đội ngũ lao động qua đào tạo hiện nay thấp, thiếu tính thực tiễn. Bên cạnh đó, khả năng ứng dụng và tính sáng tạo của nguồn nhân lực rất hạn chế. Chất lƣợng đào tạo còn chƣa hợp lý dẫn đến đội ngũ kỹ sƣ, kỹ thuật và công nhân còn thiếu sự tích lũy về trình độ công nghệ và tính thực tiễn.

3.3.3. Lý giải cho những thành công trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)