Những tồn đọng yếu kém trong phát triển CNPT ngành Điện tử tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) (Trang 69 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng phát triển CNPT ngành Điện tử tại ViệtNam hiện nay

3.2.2. Những tồn đọng yếu kém trong phát triển CNPT ngành Điện tử tạ

Nam hiện nay

Thứ nhất là về quy mô của các doanh nghiệp cũng nhƣ năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng của các doanh nghiệp phụ trợ ngành Điện tử. Nhƣ đã phân tích về một số ảnh hƣởng cho sự phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử đã

nêu ở chƣơng I, CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam nói

riêng đã có những bƣớc tiến và bƣớc đầu phát huy hiệu quả vai trò của một ngành công nghiệp then chốt trong nền kinh tế đất nƣớc với số lƣợng hơn 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực CNĐT. Tuy nhiên con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu thực sự của CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay. Về mặt lý thuyết, với mỗi doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chính, cần vài đến vài chục doanh nghiệp hỗ trợ ra đời để cung cấp đầu vào cho nó. Nhƣ vậy, số lƣợng doanh nghiệp CNPT phải lớn hơn số lƣợng doanh nghiệp công nghiệp chính. Tuy nhiên, với số lƣợng doanh nghiệp CNPT còn khá khiêm tốn nhƣ đã nêu, các nhà cung cấp trong nƣớc không có, hoặc không đủ, các doanh nghiệp chính buộc phải tìm kiếm nguồn cung từ nƣớc ngoài. Một ví dụ cụ thể về số lƣợng doanh nghiệp phụ trợ lĩnh vực CNĐT rất ít ỏi là sau khi nhà máy SAMCO (thuộc Tập đoàn Sam Sung), vốn đầu tƣ 1,2 tỷ USD ở Thái Nguyên đi vào hoạt động thì Samsung hiện đã thu hút đƣợc 60 nhà đầu tƣ vệ tinh ở Việt Nam. Trong số này, theo thông tin từ ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Khu tổ hợp Samsung (Samsung Complex), có 45 nhà cung cấp Hàn Quốc, chỉ có 5 nhà cung cấp của Việt Nam và 10 nhà cung cấp khác. Trong đó, tại Bắc Ninh có 28 nhà cung cấp, Bắc Giang 10 nhà cung cấp, Hƣng Yên 9 nhà cung cấp, Hà Nội 7 nhà cung cấp và Vĩnh Phúc có 6 nhà cung cấp. Đây chỉ là một trong số vô vàn ví dụ về sự yếu kém trong quy mô và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp CNPT nội địa tại Việt Nam hiện nay. Trong khi điều quan trọng trong phát triển ngành CNPT của tập đoàn này và nhiều tập đoàn FDI khác là phải có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, vì chi phí sản xuất - kinh doanh của họ sẽ rẻ hơn. Không chỉ là lợi ích cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, sự tham gia của các doanh nghiệp Việt

Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của các TĐĐQG cũng sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Nếu không thể tạo đƣợc sức lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nƣớc, Việt Nam sẽ không thể tối ƣu hóa lợi ích của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Trình độ các doanh nghiệp phụ trợ trong ngành Điện tử của Việt Nam chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp CNPT ngành điện tử chủ yếu là các DNVVN, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, sản phẩm nghèo nàn, hàm lƣợng công nghệ thấp. Theo nhƣ Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/08/2011, Các sản phẩm CNPT ngành Điện tử bao gồm đa dạng về chủng loại, tính chất: linh kiện điện tử-quang điện tử cơ bản: transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor; linh kiện thạch anh, vi mạch điện tử, vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực, linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử, linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ-điện tử, linh kiện kính, pin dùng cho máy tính xách tay và điện thoại di động. Tuy nhiên trên thực tế hầu nhƣ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT ngành Điện tử hoạt động chủ yếu dƣới dạng gia công, mới sản xuất đƣợc các sản phẩm đơn giản, nhỏ lẻ nhƣ các linh kiện chi tiết giản đơn, các mẫu bao bì, in ấn sản phẩm chứ chƣa tạo ra bất kỳ sản phẩm nào mang hàm lƣợng công nghệ cao, có tính phức tạp và có giá trị gia tăng cao nhƣ liệt kê trên. Một câu chuyện gần đây về việc công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không sản xuất nổi cái ốc vít là một đề tài nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của dƣ luận. Câu chuyện bắt nguồn từ việc Tập đoàn Samsung đƣa ra danh sách 170 phụ kiện để Việt Nam có thể làm để cung ứng cho GalaxyS4 và Tab, đó là thông tin ông Trƣơng Thanh Hoài – Phó Vụ trƣởng Vụ Công nghiệp nặng – Bộ Công thƣơng công bố khi trả lời báo Tuổi trẻ. Đây lẽ ra sẽ là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt nam có cơ hội làm ra sản phẩm cung cấp cho một thị trƣờng rất màu mỡ. Chỉ tính riêng sạc pin các loại, mỗi năm Samsung cần 400 triệu chiếc. Tính toán sơ bộ cũng có thể thấy mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt doanh thu 200 triệu

kể cả doanh nghiệp điện tử đã có 40-50 năm truyền thống, câu trả lời là: Chưa làm được (không đáp ứng được công nghệ và giá thành). Mà trong đó có những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe…” ông Trƣơng Thanh Hoài thẳng thắn thừa nhận. Hay chuyện cách đây vài năm Công ty Canon – Nhật Bản đã lùng khắp nƣớc Việt, làm việc với 20 doanh nghiệp để đặt mua ốc vít, nhƣng không doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng nổi một lần nữa tái khẳng định sự yếu kém về trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng của các doanh nghiệp phụ trợ ngành Điện tử. Câu hỏi đặt ra là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi nhƣ Việt Nam vì sao không sản xuất nổi cái ốc vít, vẫn phải nhập khẩu từng chiếc ốc vít về thực sự là một câu hỏi không của riêng ai. Hệ quả kéo theo là một nền CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại nƣớc ta nói riêng có rất nhiều bất cập. Ngành CNPT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và còn yếu kém. Một số doanh nghiệp còn thói quen bao cấp nên rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng và ngại đổi mới. Biểu đồ 3.5 cho ta thấy chi tiết về số lƣợng lao động, số lƣợng doanh nghiệp và vốn đầu tƣ giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp FDI.

0 20 40 60 80 100

Số lượng lao động Số lượng doanh nghiệp Vốn đầu tư

Doanh nghiệp trong nước

Doanh nghiệp FDI

Hình 3.5: Cơ cấu ngành CNĐT Việt Nam (%)

Từ các số liệu từ biểu đồ 3.5, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rất lớn về số lƣợng lao động, quy mô doanh nghiệp cũng nhƣ vốn đầu tƣ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc. Các doanh nghiệp FDI có số lƣợng lao động và số lƣợng doanh nghiệp ít hơn hẳn so với doanh nghiệp trong nƣớc nhƣng lại có số vốn đầu tƣ lớn hơn gấp nhiều lần. Về tổng số vốn đầu tƣ, theo báo cáo Tổng kết 25 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Việt Nam, tính đến tháng 2/2013, toàn ngành điện tử hiện có số vốn gần 1,7 tỷ USD tuy nhiên trong đó vốn của các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chiếm tới 90%. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ lớn nhƣ: Công ty Fujitsu Việt Nam với vốn đầu tƣ là 198,8 triệu USD chuyên sản xuất bảng 44 mạch và đế mạch in điện tử; Công ty Canon Việt Nam với 176,7 triệu USD chuyên sản xuất phụ kiện, máy in, bán thành phẩm máy in và thiết bị điện tử. Còn với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT ngành điện tử tại nội địa, số vốn đầu tƣ còn thực sự rất hạn chế. Để thúc đẩy ngành CNHT phát triển, năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 và Quyết định số 1556/QĐ-

TTg ngày 17/10/2012 về “phê duyệt đề án Trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ

và vừa trong lĩnh vực CNHT”. Tuy nhiên, cho đến nay, các doanh nghiệp CNHT vẫn hầu nhƣ chƣa nhận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi từ nguồn này khi các chính sách ƣu đãi chƣa lớn, nhƣng thủ tục lại phức tạp, rƣờm rà. Phải chăng Việt Nam chỉ là nơi để các doanh nghiệp FDI thuê một phần nhân công và hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ tại nƣớc ta? Đó thực sự là một câu hỏi lớn cần sự quan tâm vào cuộc của toàn bộ các cấp ban ngành chính quyền và ngƣời dân.

Thứ hai là sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm giữa điện tử gia dụng và điện

tử chuyên dùng cũng nhƣ sự đối lập giữa thành tích xuất khẩu linh kiện điện tử với giá trị thật mà chúng mang lại cho các doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Điện tử gia dụng là các sản phẩm điện tử sử dụng với mục đích phổ thông, số lƣợng sản xuất trên thị trƣờng lớn nhƣ ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, quạt, bàn là, bếp điện, loa đài…. Điện tử chuyên dụng là các sản phẩm điện tử nằm trong danh mục các thiết bị đặc thù nhƣ linh kiện thụ động, linh kiện bán dẫn, chíp thông dụng, opto, cảm

biến, IC nguồn, IC số, IC chức năng, các loại tụ vv. Nhƣ chúng ta đã biết, hoạt động chính của ngành CNĐT Việt Nam hiện nay là lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng nên dẫn tới cơ cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng giữa sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện tử chuyên dùng (với tỷ lệ 80%/20% - trong khi ở các quốc gia công nghiệp phát triển thì tỷ lệ này là 15%/85%). Công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng (trừ các linh kiện xuất khẩu 100%) và CNPT ít phát triển nên dẫn tới tỉ lệ nội địa hoá các sản phẩm điện tử rất thấp, bình quân chỉ 10-20%, chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại. Theo số liệu của Niên giám thống kê 2014, CNĐT Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng, với 67% vốn đầu tƣ của ngành, sản xuất linh kiện điện tử chiếm 21.5% và điện tử chuyên dụng chiếm 11.5%. Chi tiết nhƣ hình 3.6

Hình 3.6: Cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam (tỷ lệ:%)

Nguồn: Niên giám thống kê 2014

Nhìn vào các số liệu trên với sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ của cơ cấu sản xuất Điện tử gia dụng (67%) và hai ngành còn lại, ta có thể thấy cơ cấu sản xuất nhƣ vậy đã phần nào phản ánh đƣợc sự non trẻ trong sự phát triển của ngành Điện tử Việt Nam, trong khi các nƣớc có ngành CNĐT tiên tiến đang chuyển dịch cơ cấu

đầu tƣ và lĩnh vực sản xuất là linh phụ kiện và dịch vụ tin học. Cho đến nay Việt Nam hoàn toàn không có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào tham gia vào lĩnh vực sản xuất vật liệu điện tử, tuy đã có ở dạng nghiên cứu cơ bản hoặc sản xuất theo mô hình thí nghiệm. Đây cũng là tình trạng chung của các nƣớc đang phát triển với ngành CNPT trong lĩnh vực Điện tử mới đƣợc định hình.

Thành tựu về xuất khẩu điện tử đã đƣợc đề cập khá rõ ở mục các thành tựu đạt đƣợc của CNPT ngành điện tử tại Việt Nam, mà ví dụ cụ thể đƣợc nêu ra là kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện nói riêng, xuất khẩu ngành CNĐT nói chung đã nhanh chóng vƣợt lên trở thành ngành hàng có kinh ngạch xuất khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, thành tích xuất khẩu của mặt hàng linh kiện điện tử chủ yếu lại “rơi” vào tay doanh nghiệp FDI. Việc các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất khẩu sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nhƣng giá trị kinh tế mang lại chƣa cao, bởi những doanh nghiệp này mới chỉ dừng ở công đoạn sản xuất gia công, lắp ráp. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nƣớc ngoài. Trong tổng số kim ngạch 23,5 tỷ USD của năm 2013, các doanh nghiệp đã chi tới 21 tỷ USD để nhập khẩu linh phụ kiện.

Thứ ba, về trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa cho việc sản xuất linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nƣớc cũng còn nhiều bất cập.

+ Về trình độ công nghệ: tuy một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tƣ mua máy móc, dây chuyền thiết bị, công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài, nhƣng việc làm chủ các phần vận hành, bảo dƣỡng trang thiết bị còn hạn chế. Việc liên kết và tận dụng năng lực công nghệ của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp CNPT Việt Nam với các doanh nghiệp FDI còn yếu, dẫn đến việc nắm bắt và hấp thụ công nghệ của Việt Nam thấp.

+ Về tỷ lệ nội địa hóa: Trong báo cáo tháng 6/2014 của Viện Chiến lƣợc chính sách công nghiệp (Bộ Công thƣơng) cho biết, tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nƣớc mới chỉ đạt 27,8%,chủ yếu là bao bì, mẫu mã in ấn sản phẩm trong khi tại Thái-lan đã đạt 60% và Trung Quốc cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa 50%. Các nguyên

liệu đầu vào phục vụ cho công tác lắp ráp, sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng cũng nhƣ các linh kiện điện tử, bản mạch, điện thoại di động, máy tính … hầu nhƣ không thể đƣợc sản xuất ở Việt Nam. Các nhà sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam hầu nhƣ phải nhập 100% nguyên liệu từ nƣớc ngoài. Do vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này luôn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, không thể chủ động đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt vỏn vẹn 10% - một con số có thể coi là quá thấp so với các nƣớc có ngành CNPT phát triển khác. Tình trạng nhập siêu trở nên nhức nhối trong nội bộ ngành CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực Điện tử nói riêng. Nhìn lại quá trình nhập siêu của Việt Nam cho thấy: từ năm 2007 trở về trƣớc, nhập siêu luôn ở mức dƣới 5 tỉ USD. Những năm 1995 - 1996, 2003 - 2004 nhập siêu tuy tƣơng đối cao (trên 10% GDP), song vẫn đƣợc coi là hiện tƣợng bình thƣờng có tính tất yếu của nền kinh tế. Nhập siêu chỉ thực sự đáng lo ngại khi bắt đầu tăng vọt lên trên 12 tỉ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006, chiếm tỷ lệ 29,1% so với xuất khẩu) và đến năm 2008 lên 17 tỉ USD (với tỷ lệ nhập siêu/xuất siêu 27%), 9 tháng đầu năm 2009 là 6,542 tỉ USD (chiếm gần 15,7% kim ngạch xuất khẩu). Đối với ngành công nghiệp, nhìn chung tình trạng nhập siêu đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều khâu, với những mức độ khác nhau và tƣơng đối phức tạp: theo Bộ Công Thƣơng, năm 2010 xuất khẩu ngành hàng điện tử đạt 3,15 tỷ USD, nhƣng nhập khẩu ngành hàng này đạt hơn 5,141 tỷ USD, nhập siêu 2 tỷ USD; Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng, 32/80 doanh nghiệp FDI khi đƣợc hỏi đều cho rằng việc cung ứng nguyên vật liệu và các hoạt động kinh tế phụ trợ của Việt Nam rất kém. Các doanh nghiệp FDI rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp trong nƣớc để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhƣng rất khó để tìm đƣợc nhà sản xuất thích hợp. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử ViệtNam năm 2006, các doanh nghiệp FDI có thƣơng hiệu đều phải nhập khẩu trên 90% linh kiện của nƣớc ngoài, thậm chí có doanh nghiệp nhập khẩu cả 100% nhƣ công ty Fujitsu Việt Nam, khiến chúng ta khó thoát khỏi tình trạng gia công lắp ráp, vừa giảm sức cạnh tranh của các

doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng điện tử trong nƣớc. Thông tin cụ thể nhƣ trong bảng 3.3 đã minh họa rõ nét cho điều đó.

Bảng 3.3. Mục tiêu và tỷ lệ thực tế nội địa hóa của một số ngành trong CNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)