Rủi ro đối với phương thức chuyển tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam 002 (Trang 59 - 60)

2.4 .Phƣơng pháp case study

3.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Exinbank chi nhánh Hà Nộ

3.2.1 Rủi ro đối với phương thức chuyển tiền

Đối với phương thức chuyển tiền, rủi ro thường gặp phải của Ngân hàng Eximbank – chi nhánh Hà Nội là các rủi ro liên quan đến thương mại, tỷ giá, quốc gia, đạo đức và nghiệp vụ. Cụ thể, trong quá trình ký kết hợp đồng thương mại, hai bên tham gia có thể bỏ sót hoặc cố tình bỏ sót điều khoản ràng buộc nào đó dẫn tới hoạt động chuyển tiền có thể bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự chậm trễ chuyển tiền sẽ phát sinh các khoản chi phí tiền lãi phát sinh, rủi ro thay đổi tỉ giá dẫn tới thay đổi trị giá hàng hóa gây thiệt hại cho khách hàng, khoản này tùy thuộc vào sai sót do bên nào gây ra phải chịu nhưng quá trình này vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng.

Rủi ro hay gặp đối với phương thức chuyển tiền của Eximbank Hà Nội là thực hiện sai nghiệp vụ, nguyên nhân xuất phát từ việc khách hàng đặt sai lệnh, hoặc nhân viên thực hiện sai quy trình dẫn tới khoản tiền bị chuyển sai mục đích, thời điểm hoặc đối tượng nhận. Rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Eximbank Hà Nội và làm cho Ngân hàng bị thiệt hại về tài chính.

Ví dụ 1: Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của người chuyển tiền: Eximbank Hà Nội nhận được một chỉ dẫn thanh toán chuyển 50,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong việc kiểm tra ngân hàng của người thụ hưởng, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris. Ba ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân hàng là người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và đề nghị tra soát. Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, Eximbank Hà Nội ngay lập tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn.

vụ. Chỉ do sơ suất trong khi thực hiện chỉ dẫn thanh toán, Eximbank Hà Nội đã phải chịu rủi ro lớn khi phải trả những chi phí phát sinh do việc trả nhầm và gây mất uy tín đối với khách hàng.

Một rủi ro khác đối với Eximbank Hà Nội trong hoạt động thanh toán quốc tế thường xảy ra ở phương thức chuyển tiền đó là việc chuyển tiền đến các quốc gia đang bị cấm vận, hoặc các tổ chức cá nhân bị phong tỏa tài sản. Trong giao dịch, khi khách hàng yêu cầu chuyển tiền đến các tổ chức, cá nhân hay quốc gia này, Eximbank Hà Nội luôn đặc biệt lưu ý khách hàng về việc khoản tiền có thể sẽ bị phong tỏa, giữ lại và khoản tiền sẽ không được chuyển đi. Việc xác minh tính hợp pháp các khoản tiền này làm cho Eximbank Hà Nội và khách hàng mất rất nhiều thời gian, chi phí, tiềm ẩn rủi ro khó đòi hoặc mất hẳn số tiền trên.

Ví dụ 2: Rủi ro do vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ: theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm vận đều bị phong toả tại Mỹ. Eximbank Hà Nội khi thực hiện lệnh thanh toán số tiền USD13,000 theo đề nghị của khách hàng trong nước cho 9 người du lịch đến Iran đã gặp sơ suất khi nêu tên Iran trong lệnh thanh toán. Giao dịch trên khi được thực hiện bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng đại lý American Express Bank, New York đã bị phong toả vì hệ thống điện tử phát hiện ra từ “Iran”, là một nước bị Mỹ cấm vận.

Kết quả: Mặc dù Eximbank Hà Nội đã rất cố gắng liên hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị từ chối. Số tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho Eximbank Hà Nội khi Iran không còn bị lệnh trừng phạt cấm vận của Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam 002 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)