2.4 .Phƣơng pháp case study
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2.3 Chính sách cho vay ngoại tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá cần điều chỉnh
thời
Ngân hàng Nhà nước cần có một chính sách điều chỉnh tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình trạng kinh tế để tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả trên thị trường tiện tệ liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam, cụ thể:
Đang dạng hóa các ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường.
Đang dạng hóa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như như mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn…
Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng Trung ương, NHTM, những người môi giới…
Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.
4.3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước (CIC):
Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro (CIC) có chức năng thu thập các thông tin về các doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước, về các đối tác, giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức xây dựng trung tâm đủ mạnh để có thể trở thành một nơi cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của CIC:
CIC tiếp tục đổi về mô hình tổ chức nhằm đẩy mạnh việc đôn đốc các tổ chức tín dụng báo cáo thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác ngăn ngừa rủi ro.
Nghiên cứu đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ về phần mềm phục vụ báo cáo, khai tác sử dụng thông tin trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về báo cáo và khai thác thông tin trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa CIC với các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra việc thực hiện báo cáo thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng, phối hợp cấp và khai thác thông tin với CIC
Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng, bảo đảm lượng thông tin đầu vào an toàn, chính xác kịp thời, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp xử lý hành chính kịp thời đối với các tổ chức tín dụng không chấp hành đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung cấp thông tin báo cáo.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần cải tiến các kênh cung cấp thông tin đầu ra đa dạng hơn, kịp thời hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin khách hàng của các tổ chức tin dụng.
Đổi mới cơ bản và toàn diện công tác thanh tra Ngân hàng Nhà nước: Giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Rà soát những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, làm cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
KẾT LUẬN
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh
giảm.Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và
chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...
Trước những biến động của nền kinh tế Việt Nam đã đặt ra những thử thách to lớn cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đó là: nguồn vốn kinh doanh nhỏ bé, chất lượng tín dụng thấp, cơ cấu hệ thống ngân hàng chưa phù hợp, năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng chưa theo kịp với cơ chế mới, công nghệ ngân hàng còn lạc hậu... Tất cả điều đó đe dọa đến hoạt động ngân hàng trong quá trình hội nhập. Điều nổi cộm hơn cả là hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại còn nhiều yếu kém – một lĩnh vực kinh doanh đưa lại nguồn thu nhập quan trọng cho các ngân hàng thương mại và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế xã hội.
Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đối ngoại, tăng trưởng kinh tế xã hội. Trên góc độ hoạt động nghiệp vụ, thanh toán quốc tế không chỉ góp phần quan trọng vào việc tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi ngân hàng thương mại mà còn là một khâu quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế song phương, đa phương, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều đối tác tham gia ở các quốc gia khác nhau. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế rất phức tạp, với nhiều bất cập nên sẽ gặp rủi ro lớn.
Hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm đổi mới tuy đã thu được nhiều kết quả tích cực; nhưng đứng trước biến động của nền kinh tế suy thoái thì còn nhiều việc phải làm. Đó là tồn đọng phát sinh ngày càng lớn, các thông lệ quốc tế vận hành ở Việt Nam còn nhiều vướng mắc,... vì vậy rủi ro trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên rõ rệt, tình trạng nợ xấu tiềm ẩn xuất hiện trong khâu thanh toán quốc tế có nguy cơ tăng lên,...
Vì vậy, việc phân tích rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết. Đây không phải là vấn đề mới đề cập, song trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì rủi ro luôn tiềm ẩn, cần có nhận định, đánh giá và đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình nhằm hạn chế và quản lý những rủi ro đó một cách hiệu quả.
Luận văn “Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội“ không nằm ngoài mục đích đó, với mong muốn tổng hợp những vấn đề liên quan đến những rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế. Phân tích rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế dưới góc độ của ngân hàng trong quá trình thanh toán xuất nhập khẩu. Căn cứ vào tổng hợp những rủi ro, cơ sở lý luận đã xây dựng và thực tiễn nghiên cứu, đề ra thêm những giải pháp nhằm quản lý rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Eximbank - chi nhánh Hà Nội một cách hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Võ Thị Thúy Anh, 2009. Quản lý rủi ro hối đoái giao dịch trong kinh doanh
quốc tế. Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵngsố 2, trang 31-42
2. Nguyễn Duy Bột và cộng sự, 2003. Thương mại quốc tế và phát triển thị
trường xuất khẩu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê
3. Nguyễn Thị Hồng Hải 2007. Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc
tế của Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, Số 61 – 06/2007
4. Nguyễn Nam Hải, 2008. Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại
thương của các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Dương Hữu Hạnh, 2005. Cẩm nang nghiệp vụ xuất khẩu. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thống Kê
6. Trần Thị Thái Hằng, 2014. Quản lý rủi ro các phương thức thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng ngoại thương, Tạp chí nghiên cứu và trao đổi, ĐH Đông Á,
số 1 – 2014
7. Phùng Mạnh Hùng 2007. Rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng số 8, trang 19-22
8. Lê Thị Phương Liên, 2008. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận Án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
9. Nguyễn Phương Linh 2007. Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng trong
trong giao dịch thương mại quốc tế. Tạp chí ngân hàng số 16, trang 25-34
10.Nguyễn Thị Quy và các cộng sự, 2007. Nghiên cứu – Phân tích các rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Ngoại thương
11.Lại Ngọc Quý, 2001. Những vấn đề cơ bản nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Đọc học Kinh tế Quốc dân
12.Lại Ngọc Quý, 1999. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp
hạn chế nhìn từ góc độ pháp lý. Tạp chí ngân hàng số 3, trang 54-56 .
13. Nguyễn Văn Tiến 2013. Cẩm nang Thanh Toán quốc tế và tài trợ ngoại
thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê
14.Nguyễn Văn Tiến 2008. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thanh toán quốc tế.
Báo tài chính tháng 5/2008, trang 47-49, Học viện Ngân hàng.
15.Đỗ Minh Tuấn, 2009. Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc
độ lợi ích và rủi ro đối với nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Bản tin Thương
mại Thủy sản các số 41, 42, 43 và 44
16.Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương. Hà
Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
17. Trần Anh Tuấn, 2010. Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng No&PTNT thủ đô. Luận văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân.
TIẾNG ANH.
18.Joshua Abor 2005, Managing Foreign Exchange Risk Among UK Firms,
Journal of Risk Finance, 6, pp. 96-108.
19.Fredecric S Miskin, The Economics of Money, Banking, and Financial and
Market. New York – 1992
20. Sirpal R, 2009. Manage internatinal payments and minimise risk, Journal of
Financial Management USA, 33 (9), pp. 36-45
21.The ICC Uniform Ruless for Demand Guarantees
22.UCP 500, ICC’s Rules on Documentary Credits
CÁC WEBSITE http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188 https://www.hsbc.com.vn/1/PA_ES_Content_Mgmt/content/vietnam/pdf_app/c mb_forms/TT_DD_terms_and_conditions_vn.pdf http://voer.edu.vn/m/mot-so-rui-ro-chu-yeu-trong-phuong-thuc-thanh-toan-tin- dung-chung-tu/226205b4 http://kdqt.hvnh.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/san-pham-nckh/bai-bao/phong- ngua-rui-ro-ty-gia-trong-thanh-toan-quoc-te-tap-chi-tai-chinh-thang-05-nam- 2008-gs.-ts.-nguyen-van-tien.html http://thuongmaiwto.com/vi/trang-chinh/Thanh-toan-quoc-te/Dung-de-gap-phai- rui-ro-trong-thanh-toan-theo-L-C-82/ http://www.ntpc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=68%3An hung-rui-ro-nha-nhap-khau-thuong-gap-trong-thanh-toan-lc-va-cach-phong- chong-&catid=22%3Athanh-toan-quoc-te&Itemid=74&lang=vi http://glenbrook.com/cross-border-payments-perspectives/
PHỤ LỤC I
Tổng quan về Eximbank chi nhánh Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và sự phát triển Eximbank chi nhánh Hà Nội
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992 Thông Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.355 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 12.488 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có hội sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh 44 chi nhánh,162 phòng giao dịch trên khắp cả nước và 1 Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với gần 900 Ngân hàng ở tại 80 quốc gia trên thế giới.
Eximbank Hà Nội là chi nhánh ngân hàng cấp I của Eximbank Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 195/EIB/VP ngày 10/08/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank. Cùng với văn bản số 002/GCT được Ngân hàng nhà nước Việt Nam thông qua ngày 22/09/1992 và giấy phép đặt tại văn phòng của chi nhánh số 0503/GP UBND thành phố Hà Nội, chi nhánh Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 27/11/1992. Trụ sở chính của chi nhánh được đặt tại 19 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Eximbank Hà Nội có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động của Eximbank tại các tỉnh miền bắc, cụ thể là phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công cuộc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Ra đời trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa, đến nay chi nhánh đã từng
bước khẳng định được chỗ đứng của mình, chứng tỏ sức mạnh tiềm năng bằng những kết quả đạt được rất đáng khích lệ trong từng nghiệp vụ.
2. Các hoạt động dịch vụ của Eximbank chi nhánh Hà Nội
Eximbank Hà Nội tiến hành các hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Nội dung hoạt động kinh doanh cụ thể của chi nhánh là:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các giấy tờ có giá
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế
- Tài trợ và bảo lãnh các hoạt động xuất nhập khẩu
- Giao dịch hối đoái kỳ hạn và chuyển đổi
- Hùn vốn liên doanh
- Các dịch vụ khác
Với những nhiệm vụ được giao từ hội sở trung ương, Eximbank Hà Nội cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, cụ thể:
- Nhận các loại tiền gửi, tiết kiệm, ký quỹ bằng VNĐ và ngoại tệ với lãi suất
linh hoạt
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, đồng tài trợ cho vay theo hạn mức tín
dụng bằng VNĐ và ngoại tệ với các điều kiện thuận lợi.
- Thanh toán, tài trợ dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và thực hiện dịch vụ
chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với 900 ngân hàng ở tại 80 quốc gia trên