Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam 002 (Trang 71 - 75)

2.4 .Phƣơng pháp case study

3.4. Biện pháp phòng chống rủi ro thanh toán quốc tế mà Eximbank chi nhánh

3.4.1.3. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế

Khi Eximbank Hà Nội tiếp nhận hồ sơ thanh toán ứng trước lần đầu của khách hàng nhập khẩu thì Eximbank sẽ kiểm tra uy tín của khách hàng, hỏi xem khách hàng nhập khẩu này đã từng nhập hàng với người xuất khẩu hay chưa, bộ phận TTQT nhờ bộ phận tín dụng thẩm định thêm những thông tin cũng như uy tín của khách hàng nhằm tránh trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thông đồng để “rửa tiền”. Ngoài ra, nhân viên TTQT cũng phải kiểm tra mặt hàng nhập khẩu có thuộc diện cấm xuất hoặc nước người mua cấm nhập hay không, quốc gia nhập khẩu có thuộc diện bị cấm vận hay không. Theo quy định của Eximbank là 45 ngày sau khi chuyển tiền thanh toán ứng trước cho đối tác nước ngoài, nhà nhập khẩu phải bổ sung các chứng từ liên quan (tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận tải đơn...) cho Eximbank.

Kiểm tra ngay khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu xem có phải do người bán trực tiếp gửi hay không. Nếu không có thỏa thuận trước thì Eximbank không nhận chứng từ do người bán gửi trực tiếp đến. Đồng thời kiểm tra ngay số lượng chứng từ được liệt kê trên thư ngân hàng với chứng từ thực nhận và có đủ bản gốc chứng từ vận tải không để thông báo ngay cho nhà nhập khẩu chọn phương án xử lý là trả ngay hay tra soát ngân hàng chuyển chứng từ. Khi giao bộ chứng từ nhờ thu cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng, Eximbank yêu cầu nhân viên ngân hàng xem xét kỹ chữ ký và mẫu dấu đã đăng ký tại Eximbank, đồng thời có những biện pháp đảm bảo đủ tài sản để thanh toán cho nước ngoài nếu là thanh toán D/P (hoặc thực hiện

khách hàng). Nếu là thanh toán D/A thì tại thời điểm nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ mẫu dấu và chữ ký và xuất trình hợp đồng ngoại thương (bản sao y) cho Eximbank. Ngày đáo hạn thanh toán, nếu bộ chứng từ nhờ thu được thiếu chứng từ vận tải gốc thì nhà nhập khẩu phải xuất trình tờ khai hải quan chứng minh hàng hóa đã được thông qua liên quan tới các thông tin của bộ chứng từ nhờ thu của Eximbank đã nhận.

Khi Eximbank tiếp nhận đơn xin mở L/C lần đầu tiên của khách hàng, Eximbank sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ sau:

Giấy đề nghị bán ngoại tệ (dùng để mua ngoại tệ ký quỹ) Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng

Hợp đồng mua bán

Báo cáo tài chính trong ba năm gần nhất Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu Tài sản đảm bảo (đối với thư tín dụng trả chậm)

Đề nghị vay trả nợ nước ngoài nếu thư tín dụng có thời hạn hiệu lực hơn 1 năm (thư tín dụng trả chậm)

Hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng vay vốn để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc cầm cố lô hàng cần nhập khẩu để thanh toán)

Khi nhận được các chứng từ trên, Eximbank sẽ tiến hành thẩm định khách hàng:

Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: dựa trên báo cáo tài chính để xác định lãi lỗ, cơ cấu vốn nhất là tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay hàng tồn kho, lưu chuyển dòng tiền...

Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu (nếu mặt hàng yêu cầu có giấy phép), lợi nhuận, giá cả so với giá thị trường, ảnh hưởng đối với môi trường, thị trường tiêu thụ, mục đích sử dụng...

Tài sản đảm bảo (tối đa 70% trị giá thư tín dụng): đảm bảo vốn gốc và lãi cùng những chi phí phát sinh nếu phải xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Thông tin nợ của khách hàng đã từng giao dịch có tại CIC. Đây là cơ sở để phát hành thư tín dụng. Tuy nhiên việc thẩm định những doanh nghiệp mới thành lập sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp mới thành lập không có báo cáo tài chính và thông tin tại CIC. Do đó, việc thẩm định doanh nghiệp mới hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Còn trường hợp Eximbank tiếp nhận đơn xin mở L/C của khách hàng đã từng giao dịch mở L/C với Eximbank thì nhân viên Eximbank phải xem xét kỹ tất cả các điều kiện và điều khoản của L/C có bất lợi và rủi ro gì cho Eximbank và cho khách hàng hay không? Nếu có, yêu cầu khách hàng thương lượng với người bán sửa đổi, bổ sung đơn và hợp đồng ngoại thương (nếu có) cho phù hợp, nếu L/C mở hoàn toàn bằng vốn tự có của khách hàng, sau khi đã tư vấn cho khách hàng một cách đầy đủ về các rủi ro có thể xảy ra mà khách hàng vẫn chấp nhận thì Eximbank yêu cầu khách hàng cam kết mọi rủi ro về sau hoàn toàn do khách hàng gánh chịu.

Khi nhận đƣợc bộ chứng từ hàng nhập khẩu:

Kiểm tra chứng từ qua 3 tay: nhân viên, kiểm soát viên và lãnh đạo phòng để xác định tình trạng của bộ chứng từ theo UCP600 trước khi thông báo cho khách hàng.

Nếu bộ chứng từ hợp lệ, thông báo cho khách hàng và yêu cầu khách hàng nộp tiền thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo

Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, thông báo cho khách hàng và đề nghị khách hàng cho ý kiến về tình trạng bộ chứng từ. Nếu khách hàng đồng ý bất hợp lệ bằng văn bản, yêu cầu khách hàng nộp tiền để thanh toán. Nếu khách hàng từ chối bất hợp lệ bằng văn bản thì tiến hành thông báo từ chối thanh toán cho ngân hàng xuất trình trong vòng 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ. Trong thông báo từ chối thanh toán nếu rõ những bất hợp lệ và chờ ý kiến của ngân hàng xuất trình. Trong những trường hợp ngân hàng xuất trình bác bỏ các điểm bất hợp lệ của Eximbank phù hợp với UCP600, ISBP681 (tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng) và

khách hàng từ chối thanh toán, Eximbank phải chịu trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng xuất trình.

Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng của Eximbank khuyến cáo tuyệt đối không được thanh toán chứng từ nếu L/C đổi lấy chứng từ giao hàng mà chứng từ xuất trình thiếu bản gốc vận đơn bản chính hoặc không có biên lai đã giao nhận hàng hóa được ký giữa hai bên mua bán. Trong trường hợp nhà xuất khẩu là khách hàng của Eximbank khi biết bộ chứng từ có sai sót gì thì thường yêu cầu Eximbank chuyển chứng từ đi để thanh toán theo phương thức nhờ thu, Eximbank nên tư vấn các rủi ro sẽ gặp phải và khi đã tư vấn một cách rõ ràng rồi nhưng khách hàng vẫn đề nghị thì cần cân nhắc khi chấp nhận để khách hàng chuyển việc thanh toán bộ chứng từ sang hình thức nhờ thu. Việc cân nhắc này dựa trên các điều kiện: người mua và người bán có thông hiểu lẫn nhau, có thiện chí hoặc người mua là người thuê tàu. Đối với những bộ chứng từ đòi tiền có số lượng chứng từ nhiều và lắt nhắt, Eximbank quy định phải kiểm tra kỹ về số tiền trên các invoice với số tiền đòi thanh toán; kiểm tra có đòi tiền những hàng mẫu hay hàng giao bằng DHL ngoài L/C hay đòi phí bưu điện không. Kiểm tra bộ chứng từ phát hiện ra phải đánh điện báo ngay cho ngân hàng nước ngoài biết là Eximbank không chấp nhận thanh toán bằng tiền của người mua. Còn trong trường hợp bộ chứng từ không có chứng từ vận tải gốc, Eximbank thông báo ngay cho ngân hàng nước ngoài biết là Eximbank không chấp nhận thanh toán các trường hợp này cho dù người mua biết và đánh điện cho ngân hàng nước ngoài trong vòng 5 ngày làm việc thông báo là Eximbank chỉ thanh toán bộ chứng từ khi người mua xuất trình tờ khai hải quan thể hiện hàng hóa, số lượng, số ngày và chứng từ vận tải, phương tiện vận tải, số ngày và hợp đồng ngoại thương, số hóa đơn thương mại đúng như bộ chứng từ đã xuất trình và tuyệt đối giữ nguyên tình trạng bộ chứng từ.

Thường xuyên bổ sung hoàn chỉnh công tác phòng ngừa rủi ro. Chủ động nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, biến động của từng ngành hàng, đặc biệt là diễn biến tăng giảm giá của một số mặt hàng xuất nhập khẩu có liên quan đến lĩnh vực tín dụng tại Eximbank như tôm cá, dệt may, sắt thép, phân bón, hạt điều,... kịp thời

cảnh báo đến các phòng nghiệp vụ để thận trọng hơn trong công tác tài trợ mở L/C nhập khẩu hay chiết khấu hàng xuất khẩu.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, bộ phận phòng ngừa rủi ro đã phân loại, sàng lọc khách hàng và đưa ra các đề xuất định hướng phòng ngừa rủi ro đối với từng loại khách hàng như điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ, quy mô tài sản thế chấp, hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu..

Từng bước mở rộng công tác phòng ngừa rủi ro sang lĩnh vực khác như ngoại tệ (rủi ro tỷ giá), thông tin (rủi ro chính trị)...

3.4.2. Đánh giá công tác phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng Eximbank chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam 002 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)