Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường đại học sao đỏ (Trang 38 - 44)

1.2.2 .Lý thuyết sự sắp đặt

2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.2. Nghiên cứu sơ bộ

a. Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là kỹ thuật phỏng vấn cá nhân (chỉ có hai người: người phỏng vấn và người được phỏng vấn), trực tiếp (mặt đối mặt) và không chính thức. Trong phương pháp phỏng vấn này, người trả lời được hỏi về quan điểm của họ đối với chủ đề nghiên cứu dưới sự điều khiển của người phỏng vấn.

* Đối tượng phỏng vấn sâu

Trong nghiên cứu này, đối tượng phỏng vấn sâu là các nhân viên am hiểu và kinh nghiệm lâu năm trong trường. Cụ thể, nghiên cứu áp dụng phỏng vấn sâu những người sau: Ban giám hiệu (01 người), khoa đào tạo (04 người), phòng quản lý (05 người).

Nội dung phỏng vấn sâu

Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc khám phá quan điểm của các nhân viên về sự hài lòng đối với công việc và các thành phần của nó. Bao gồm hai phần:

Phần 1: Khám phá các yếu tố hài lòng đối với công việc theo mô hình lý thuyết và đề xuất các thành tố mới phù hợp với đặc thù của trường.

Phần 2: Sắp xếp các thành tố đã thảo luận vào các thành phần tương ứng trong mô hình đã đề xuất.

* Kết quả phỏng vấn sâu

Sau khi phỏng vấn, hầu hết những người được phỏng vấn đều đồng ý với các nhân tố đo lường sự hài lòng đã đặt ra trong mô hình.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đã đề nghị nên loại bỏ biến (1) “Công việc có nhiều thách thức” và biến (3) “Có thể thấy được kết quả hoàn thành công việc” do đây không phải là đặc thù của công việc, người trả lời khó xác định được. Biến (6) “Có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ trường” nên thay bằng “Yên tâm với mức lương hiện tại” sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế tại trường. Biến (8) “Được trả lương cao” nên loại bỏ vì không phù hợp. Biến (12) “Trường tạo nhiều cơ hội để phát triển cá nhân” cũng được đề nghị loại bỏ vì câu này giống với biến (11) “Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc ở trường”. Ngoài ra, không ít ý kiến nhất trí rằng biến (16) “Đồng nghiệp của anh (chị) làm việc rất thân thiện” cũng đã bao hàm trong biến (13) “Đồng nghiệp thoải mái và dễ chịu”, do đó có thể loại bỏ biến này; bỏ biến (17) “Cấp trên có tác phong lịch sự hòa nhã” vì đây là cảm nhận chủ quan và chỉ đại diện cho một mẫu người. Biến (21) “Không bị áp lực công việc quá cao” cũng chưa thể hiện được sự khách quan trong đo lường nên cũng bị loại bỏ. Biến (23) “Nhà trường bảo đảm tốt các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động bị loại bỏ do đã bao hàm trong biến (22) “Môi trường làm việc an toàn, thoải mái, vệ

sinh”. Đề xuất bỏ biến (25) “Chính sách phúc lợi đa dạng” và biến (28) Anh(chị) đánh giá rất cao các chính sách phúc lợi của nhà trường” do quá chung, gây khó khăn cho người trả lời.

Một số ý kiến cũng thêm đề xuất mới cho các yếu tố và đã được hầu hết mọi người nhất trí, bao gồm:

Đối với yếu tố công việc, đề xuất thêm hai biến đó là “Công việc thể hiện vị trí xã hội” và “Công việc phù hợp với học vấn và trình độ.

Đối với yếu tố điều kiện làm việc, đề xuất thêm hai biến đó là “Thời gian làm việc phù hợp” và “Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt”.

Đối với yếu tố thu nhập, đề xuất thêm 3 biến đó là “Các khoản phụ cấp hợp lý”, “Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng”, “Chính sách lương, thưởng, trợ cấp rõ ràng và công khai”.

Đối với yếu tố Phúc lơi, đề xuất thêm 2 biến đó là “Chính sách phúc lợi được thực hiện đầy đủ” và “Chính sách phúc lợi rõ ràng và công khai”.

Đối với yếu tố Đào tạo và thăng tiến, đề xuất thêm 2 biến đó là “Nhân viên được hỗ trợ về thời gian và chi phí đi học nâng cao trình độ” và “Nhân viên được huấn luyện các kỹ năng ngay trong quá trình làm việc”.

Đối với yếu tố Cấp trên, đề xuất thêm 1 biến đó là “Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành”.

Như vậy, sau khi tổng hợp ý kiến của những người được phỏng vấn trong nghiên cứu sơ bộ, thang đo sự hài lòng của nhân viên trong công việc được điều chỉnh như sau:

Bảng 2.1. Thang đo sự hài lòng của nhân viên đối với công việc trong mô hình nghiên cứu

STT CÔNG VIỆC NỘI DUNG CÂU HỎI

I ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC

1 CV1 Công việc thể hiện vị trí xã hội

2 CV2 Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân

3 CV3 Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn

4 CV4 Công việc thú vị

II ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

5 DK1 Thời gian làm việc phù hợp 6 DK2 Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt

7 DK3 Môi trường làm việc an toàn, thoải mái, vệ sinh

8 DK4 Không phải lo lắng về việc mất việc làm

III THU NHẬP

9 TN1 Tiền lương tương xứng với mức độ đóng góp 10 TN2 Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên

trong trường

11 TN3 Anh (chị) yên tâm với mức lương hiện tại 12 TN4 Các khoản phụ cấp hợp lý

13 TN5 Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng

14 TN6 Chính sách lương, thưởng, trợ cấp rõ ràng và công khai

15 PL1 Chính sách phúc lợi được thực hiện đầy đủ

16 PL2 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo đến nhân viên

17 PL3 Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn

18 PL4 Chính sách phúc lợi rõ ràng, công khai

V ĐÀO TẠO THĂNG TIẾN

19 DT1 Nhân viên được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp

20 DT2 Nhân viên được hỗ trợ về thời gian và chi phí đi học nâng cao trình độ

21 DT3 Nhân viên được huấn luyện các kỹ năng ngay trong quá trình làm việc

22 DT4 Chính sách thăng tiến của trường rõ ràng và công bằng

23 DT5 Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc ở trường

VI ĐỒNG NGHIỆP

24 DN1 Đồng nghiệp thân thiện và dễ chịu

25 DN2 Anh (chị) và đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 26 DN3 Đồng nghiệp của anh (chị) hỗ trợ lẫn nhau

VII CẤP TRÊN

27 CT1 Cấp trên luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân

viên

28 CT2 Cấp trên quan tâm và hỗ trợ cấp dưới

29 CT3 Cấp trên đối xử với nhân viên công bằng, không

phân biệt

30 CT4 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều

hành

31 HL1 Anh (chị) yêu thích công việc hiện tại 32 HL2 Anh (chị) hài lòng với trường

33 HL3 Anh (chị) sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với nhà trường

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn) b. Thiết kế bản câu hỏi

Dựa trên kết quả từ nghiên cứu sơ bộ, bản câu hỏi được thiết kế gồm hai phần chính.

- Phần 1: Đánh giá của nhân viên về sự hài lòng đối với các khía cạnh: đặc điểm công việc, thu nhập, quan hệ đồng nghiệp, sự quan tâm của lãnh đạo, cơ hội đào tạo thăng tiến, điều kiện làm việc, phúc lợi, và mức độ hài lòng chung theo thang đo Likert 1 đến 5.

- Phần 2: Thông tin của nhân viên như: tuổi, giới tính, trình độ, thời gian công tác, bộ phận công tác, vị trí công tác.

c. Phỏng vấn thử

Phỏng vấn thử là việc áp dụng toàn bộ những phương pháp thu thập dữ liệu đối với một nhóm người được lựa chọn giống như việc tiến hành nghiên cứu trong thực tế. Qua phỏng vấn thử, người thu thập dữ liệu có thể khám phá ra những điểm cần điều chỉnh như: việc trình bày mục đích phỏng vấn không rõ ràng, sắp xếp các câu hỏi không đúng thứ tự, dùng những từ ngữ khó hiểu, hỏi những câu hỏi không đủ khả năng kích thích việc trả lời,… và sau đó hoàn chỉnh bản câu hỏi.

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thử với 10 đối tượng là một trong số các nhân viên của trường. Kết quả là, tiếp thu ý kiến đóng góp và nhận xét về bản câu hỏi, bản câu hỏi được hoàn thiện thành Bản câu hỏi nghiên cứu chính thức (xem ở Phụ lục 1). Đây là bản câu hỏi cuối cùng dùng để khảo sát ý kiến của khách hàng trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường đại học sao đỏ (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)