Kiểm định các giả thuyết của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường đại học sao đỏ (Trang 74 - 76)

1.2.2 .Lý thuyết sự sắp đặt

3.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

3.6.2. Kiểm định các giả thuyết của mô hình

Dựa vào kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thiết đã đưa ra như sau:

“Đồng nghiệp” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại trường. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là yếu tố “đồng nghiệp” có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng. Nghĩa là khi nhân viên đánh giá cao mối quan hệ với đồng nghiệp thì họ sẽ hài lòng hơn đối với công việc tại trường. Kết quả hồi quy có B= 0.160, sig=0.000 nghĩa là khi tăng mức độ thỏa mãn về “đồng nghiệp” lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng chung trong công việc tăng thêm 0.160 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

Tiếp theo là “Đào tạo thăng tiến” là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai đến sự hài lòng của nhân viên tại trường. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “đào tạo thăng tiến” và sự hài lòng là mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là khi nhân viên đánh giá cao công tác đào tạo cũng như các chính sách thăng tiến của trường hấp dẫn, họ sẽ làm việc tốt hơn có nghĩa là mức độ hài lòng trong công việc càng tăng khi mức độ thỏa mãn về “đào tạo thăng tiến” tăng. Kết quả hồi quy có B= 0.158, sig=0.000 nghĩa là khi tăng mức độ thỏa mãn về “đào tạo thăng tiến” lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng chung trong công việc tăng thêm 0.158 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Ba yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại trường là “đặc điểm công việc”, “cấp trên” và “điều kiện làm việc”. Kết quả hồi qui cho thấy yếu tố “đặc điểm công việc” có B=0.146, sig=0.000; “cấp trên” có B=0.141, sig=0.000 và “điều kiện làm việc” có B=0.138, sig=0.000. Dấu dương của các hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa “đặc điểm công việc”, “cấp trên” và “điều kiện làm việc” với “sự hài lòng” của

nhân viên là mối quan hệ cùng chiều. Điều đó có nghĩa khi đặc điểm công việc, cấp trên và điều kiện làm việc được nhân viên đánh giá cao sẽ làm tăng sự hài lòng trong công việc của họ. Giả thiết H6, H3, H5 được chấp nhận.

Cuối cùng là yếu tố “thu nhập phúc lợi” có B=131, sig=0.000. Dấu dương của hệ số beta có nghĩa mối quan hệ giữa yếu tố “thu nhập phúc lợi” với “sự hài lòng” là mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là khi giá trị của yếu tố “thu nhập phúc lợi” tăng thì mức độ hài lòng trong công việc sẽ tăng và ngược lại. Vậy giả thiết H1 được chấp nhận.

* Kết quả kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng theo các đặc điểm cá nhân

Sử dụng kiểm định Independent t-test và kiểm định ANOVA để kiểm tra sự khác biệt về sự hài lòng theo các đặc điểm cá nhân, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.18. Kết quả kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng theo đặc điểm cá nhân

Giả thuyết Phát biểu giả thuyết P Kết luận

H7 Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo tuổi

0.108 Bác bỏ

H8 Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo giới tính

0.742 Bác bỏ

H9 Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo trình độ

0.544 Bác bỏ

H10 Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo thời gian công tác

0.197 Bác bỏ

H11 Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo bộ phận công tác

0.408 Bác bỏ

H12 Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo vị trí công tác

0.479 Bác bỏ P<0.05 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)

Bảng trên cho thấy rằng giữa các giả thuyết H7, H8, H9, H10, H11, H12 đều bị bác bỏ do P>0.05. Như vậy, không có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo đặc điểm cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường đại học sao đỏ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)