Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong – chi nhánh hải phòng (Trang 107 - 109)

4.3 .Kiến nghị

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Hiện nay việc quy định mua bảo hiểm cho tài sản chỉ mới là những quy định chung chung nhƣ: “Phải mua bảo hiểm đối với những loại tài sản bắt

buộc phải mua bảo hiểm”. Hoạt động mua bảo hiểm hiện nay chỉ mang tính

tự giác của khách hàng. Trên thực tế việc áp dụng bảo hiểm cho TSBĐ làm tăng chi phí sử dụng vốn của khách hàng. Điều này làm cho khách hàng có xu hƣớng tìm đến những ngân hàng thông thoáng hơn so với những ngân hàng thực hiện nghiêm túc. Do vậy, Chính phủ cần có những quy định cụ thể và chế tài xử lý đủ mạnh để tạo ra sân chơi công bằng cho các ngân hàng, đồng thời hạn chế những rủi ro đối với TSBĐ có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng khoản vay.

Bộ thủ tục hành chính ra đời đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan nhà nƣớc lẫn ngƣời dân trong việc giải quyết nhanh chóng công việc. Song bộ thủ tục này và cơ chế một cửa đi vào cuộc sống vẫn tồn tại nhiều bất cập. Thực tế, vẫn có những thủ tục đƣợc giải quyết rất nhanh nhờ quen biết hoặc một vài tiêu cực khác. Trong khi những ngƣời khác phải chờ đến hết thời gian quy định và phải đi lại nhiều lần mới có thể hoàn tất thủ tục.

Tiếp đó là vấn đề khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi. Theo lẽ thƣờng, khi một giao dịch diễn ra giữa bên vay và cho vay luôn đƣợc kết thúc bằng một hợp đồng dân sự và đó là bằng chứng pháp lý cao nhất. Đáng lẽ việc xử lý hết sức đơn giản vì đã đƣợc quy định rất cụ thể trong các văn bản pháp luật nhƣng khi ra tòa, thì kéo dài hết sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, từ năm này qua năm khác, làm cho ngƣời đi đòi nợ phải kéo dài hết

sức nhiêu khê và mệt mỏi.

Nếu nhƣ trƣớc đây, các ngân hàng thƣơng mại khi giải quyết cho khách hàng vay vốn luôn đặt tính hiệu quả của dự án/ phƣơng án lên hàng đầu và xem đó là điều kiện tiên quyết để cán bộ tín dụng thẩm định trình duyệt cho vay vốn. Sau nhiều năm thực hiện việc lấy dự án/ phƣơng án làm căn cứ vay vốn đã bộc lộ những khó khăn nhất định, vì có một số ít doanh nghiệp và cá nhân khi xây dựng phƣơng án đã không trung thực. Họ đƣa ra những con số ảo làm ngân hàng rất khó tính toán, xác định cho vay vốn. Vì thế hiện nay các ngân hàng thƣơng mại khi quyết định cho khách hàng vay vốn ngoài việc căn cứ vào đơn xin vay vốn, tính khả thi của dự án còn căn cứ vào tài sản bảo đảm. Đây là một biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tao cơ sở pháp lý để các ngân hàng thu hồi các khoản nợ và lãi vay của khách hàng một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng nhƣ thế nào để vừa đảm bảo cho vay đƣợc vốn nhƣng không sai luật lại an toàn khi thu hồi là một vấn đề rất khó. Đặc biệt là những quy định về phƣơng pháp xác định giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hiện nay đang gây nhiều tranh cãi.

Hiện nay một số ngân hàng thƣờng xác định theo giá đất thực tế chuyển nhƣợng ở địa phƣơng, nhƣng việc này đƣợc thực hiện ở hội sở chính và tại mỗi ngân hàng thƣơng mại cũng có cách thức và kết quả xác định giá đất khác nhau. Các ngân hàng cũng không thể quy định cho phép các chi nhánh tự xây dựng khung giá đất để xác định giá trị tài sản bảo đảm làm căn cứ cho vay; hơn nữa các chi nhánh không phải là một pháp nhân, do đó không đƣợc phép tự đƣa ra quyết định. Do đó cần có sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc nên tập hợp các ngân hàng thƣơng mại lại để cùng nhau bàn bạc đƣa ra cách giải quyết thống nhất trong việc xây dựng khung giá đất để làm căn cứ xác định mức cho vay.

còn đối với các tài sản bảo đảm khác để các ngân hàng và khách hàng thuận tiện trong giao kết hợp đồng, thì các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn chính quyền địa phƣơng cách xác định giá trị tài sản bảo đảm. Đồng thời sở nhà đất và sở địa chính khẩn trƣơng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn có đủ điều kiện để thế chấp với TCTD. Bên cạnh đó, để việc định giá tài sản bảo đảm đƣợc chính xác, Nhà nƣớc nên thành lập một ban riêng chuyên nghiên cứu thị trƣờng để có thể xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu định giá tài sản một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác.

Hiện nay thông tin về khách hàng lƣu trữ tại các TCTD nói chung còn hạn chế, sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng hầu nhƣ không có do sự canh tranh trong hoạt động. Đối với các TCTD, kênh khai thác thông tin về khách hàng chủ yếu là từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC), việc tìm thông tin từ các cơ quan nhƣ thuế, hải quan, kiểm toán, công an, địa chính nhà đất... còn rất nhiều khó khăn, chƣa có cơ chế phối hợp rõ ràng. Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc cung cấp thông tin và giao dịch bảo đảm, Bộ Tƣ pháp, Ngân hàng Nhà nƣớc, Tổng cục thống kê, Tổng cục địa chính, cơ quan đăng ký GDBĐ phối hợp xây dựng kho dữ liệu tập trung, đồng thời, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong – chi nhánh hải phòng (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)