Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong – chi nhánh hải phòng (Trang 110 - 116)

4.3 .Kiến nghị

4.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong

Phổ biến kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất của nhà nƣớc cũng nhƣ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong tới các cán bộ. Trong đó, Chi nhánh cần thực sự quan tâm đến hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. Công cụ quản lý tín dụng này hết sức tiên tiến và hiệu quả. Có chƣơng trình kiểm tra kiến thức thƣờng xuyên đối với cán bộ. Tạo điều kiện cho cán bộ trao đổi kiến thức, kinh nghiệm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa ngân hàng.

ƣu tiên nguồn vốn cho vay các lĩnh vực ƣu tiên gồm nông - lâm - ngƣ nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Dành nguồn vốn triển khai chƣơng trình tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo chủ trƣơng của Chính phủ và NHNN… Thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng trong việc triển khai chƣơng trình, kịp thời nắm bắt thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Chi nhánh cần nắm bắt diễn biến tình hình thị trƣờng tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại địa phƣơng cũng nhƣ trên cả nƣớc để điều chỉnh việc tổ chức, triển khai các chƣơng trình kết nối Ngân hàng - Khách hàng theo hình thức mới: tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực.

- Tiếp tục đẩy mạnh rà soát cải tiến quy trình thủ tục vay vốn. Nâng cao khả năng thẩm định, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhƣng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, trong đó có các gói tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thời gian gần đây cũng đã chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt để phát triển các sản phẩm tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử giữa các ngân hàng, thông qua các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn khi sử dụng sản phẩm. Các kênh phân phối hiện đại nhƣ Autobanking và ngân hàng số có thể trở thành cuộc cạnh tranh quyết liệt trong tƣơng lai. Về lâu dài, TPB Hải Phòng cần chiếm lĩnh đƣợc thị phần ở sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử để không những có đƣợc lƣợng khách hàng cơ sở ổn định mà còn có thêm cơ hội để bán chéo các sản phẩm khác.

Chi nhánh cần mở rộng mạng lƣới về các vùng ngoại ô, xa trung tâm để thu hút lƣợng vốn nhàn rỗi còn nhiều tiềm năng có thể đƣợc nhiều ngân hàng lựa chọn, nhất là khi dƣ địa thị trƣờng tại trung tâm thành phố đang thu hẹp lại

vì hiện tại số NHTM hiện diện tại Hải Phòng đã tƣơng đối dày đặc.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, Chi nhánh rất cần thông báo nhanh chóng cho Hội sở chính về các khó khăn phát sinh liên quan đến vốn, lãi suất do trên địa bàn có sự cạnh tranh rất cao. Ngoài ra cần hỗ trợ cán bộ Chi nhánh về chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt việc triển khai các văn bản, chính sách mới do Chi nhánh có nhiều cán bộ mới.

KẾT LUẬN

Đề tài “Quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Hải Phòng” đã làm sáng tỏ một số

vấn đề sau:

1. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vị trí trụ cột của nền kinh tế nƣớc nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công gặt hái đƣợc là những trở ngại khó khăn mà các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cần khắc phục. Trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các ngân hàng phải có hƣớng đi đúng đắn cho mình trên cơ sở phát huy lợi thế, tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro. Trong đó công tác quản lý hoạt động bảo đảm tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của các ngân hàng. Nới lỏng các quy định về bảo đảm tín dụng để thu hút khách hàng hay thắt chặt để đảm bảo an toàn hoạt động là một bài toán khó, cần đƣợc cân nhắc một cách thận trọng.

2. Trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam, luận văn đã làm rõ đƣợc khoảng trống, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu hoạt động quản lý bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói chung và TPBank - Chi nhánh Hải Phòng nói riêng dƣới góc độ quản lý kinh tế là không trùng lắp, có tính thực tiễn, nhất là trên cơ sở đánh giá thực tiễn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho chi nhánh.Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ngày càng cạnh tranh gay gắt, có nhiều biến động mạnh và bất ổn nhƣ hiện nay, hy vọng những kiến nghị trên sẽ giúp cải thiện đƣợc chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong thời gian tới.

3. Luận văn đã khái quát một cách có hệ thống về bảo đảm tín dụng, đi sâu phân tích sự cần thiết, vai trò, nội dung và quy trình thực hiện bảo đảm tín

dụng.Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động bảo đảm tín dụng, từ đó chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng đó. Đây là cơ sở cho một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác BĐTD tại chi nhánh. Chiến lƣợc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm tín dụng là một nhiệm vụ cấp thiết cần thực hiện một cách nhanh chóng đồng bộ. Do đó ngoài sự cố gắng của chi nhánh cần có sự giúp đỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ, của các cơ quan hữu quan, Ngân hàng Nhà nƣớc và của Ngân hàng TMCP Tiên Phong để hoàn thiện hoạt động bảo đảm tín dụng, không chỉ của chi nhánh mà còn của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Mặc dù, những ý kiến đề xuất trong bài viết chỉ là những ý kiến mang tính cá nhân. Với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, trình độ nghiên cứu và khả năng phân tích còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong đƣợc sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô giảng viên Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hải Phòng và các cán bộ, nhân viên tại chi nhánh đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, cung cấp tài liệu để tôi có thể thực hiện luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Quốc hội, 2017. Luật các tổ chức tín dụng và luật sửa đổi, bổ sung luật các

tổ chức tín dụng.

2. Quốc hội, 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3. Quốc hội, 2005. Bộ Luật Dân sự năm 2005

4. Quốc hội 2015. Bộ Luật Dân sự năm 2015.

5. Chính phủ, 2006. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo.

6. Chính phủ, 2012. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày

22/02/2012 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay đối với khách hàng, QĐ 127 bổ sung Quyết định số 1627; Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất các Quyết định Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

8. Phan Thị Thu Hà, 2005.Ngân hàng thương mại.Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

9. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2009.Giáo trình Tài chính doanh

nghiệp.Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

10. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà

Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

11. Nguyễn Thị Mùi, 2006.Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại.Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

12. Nguyễn Thị Mùi, 2011. Những cơ hội và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 12.

triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

14. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2001.Quyết định số 1627/2001QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

15. Nguyễn Hữu Tài, 2002.Lý thuyết Tài chính - tiền tệ.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

16. Nguyễn Văn Tiến, 2002.Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

ngân hàng.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

17. Nguyễn Chí Trung, 2006. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng trong xu thế hội nhập. Tạp chí ngân hàng, số 9.

18. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định về các các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

19. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

20. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2018. Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 về việc sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

II. Tài liệu tiếng Anh

21. Frederic, S.M. (2006), The economics of money, banking and financial markets 7th edition, Pearson Publishers, New York.

22. Thanh, Vo Tri and Quang, Pham Chi (2008), Managing Capital Flows: The Case of Viet Nam, ADB Institute Discussion Paper No. 105.

23. Thanh, Vo Tri and Duong, Nguyen Anh (2009), Vietnam after Two years of WTO accession: What lessons can be learnt? Asean Economic Bulletin Vol 26. No1, page 115 - 135.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong – chi nhánh hải phòng (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)